Sau Psy, âm nhạc Hàn Quốc mơ chinh phục thế giới

Nhờ “Gangnam Style” của Psy, giấc mơ đưa những ban nhạc Kpop trở nên nổi tiếng ở châu Âu và Mỹ đã đạt được bước tiến khổng lồ.
Nhờ ca khúc “Gangnam Style” của Psy, giấc mơ lâu nay của nền công nghiệp âm nhạc Hàn Quốc là đưa những ban nhạc Kpop trở nên nổi tiếng ở châu Âu và Mỹ đã đạt được một bước tiến khổng lồ. Nhưng sự thành công quốc tế của Psy không có vẻ như đã gây ra một hiệu ứng mạnh ở các nước châu Á khác, các chuyên gia cho biết tại hội chợ âm nhạc MIDEM tổ chức tại Cannes. Để xây dựng dựa trên hiện tượng “Psy” và trưng ra một vài ngôi sao lớn, nền công nghiệp âm nhạc Hàn Quốc đã buộc phải dốc túi tham dự hội chợ âm nhạc thường niên diễn ra trong bốn ngày cuối tháng Giêng vừa qua. “Thị trường âm nhạc phương Tây luôn là một giấc mơ lãng mạn và là mục tiêu cuối cùng của các thương hiệu âm nhạc Hàn Quốc,” Clayton Jin, CEO của dịch vụ dữ liệu âm nhạc được ưa chuộng nhất tại đất nước này, Billboard Korea, cho AFP biết. “Tuy nhiên, thương hiệu Hàn Quốc rất thực tế và châu Á vẫn là bánh mỳ và bơ của họ,” Jin nhấn mạnh, thêm rằng châu Á tiếp tục trở thành khu vực nơi âm nhạc nước này đạt thành công nhất, với riêng tại Nhật Bản đã chiếm tới 50% xuất khẩu của âm nhạc Hàn Quốc. Chỉ rất gần đây nên âm nhạc Hàn Quốc mới bắt đầu được thi trường Mỹ và châu Âu để mắt đến, Jin cho biết trong một cuộc phỏng vấn. Chương trình biểu diễn Kpop đầu tiên được tổ chức bên ngoài châu Á diễn ra tại Mỹ và châu Âu vào năm 2011 và đã giúp cho thể loại âm nhạc này được phổ biến hơn rất nhiều. Từ góc độ kinh doanh, những điệu nhảy của các ban nhạc nam và nữ đầy hấp dẫn mới chỉ chứng tỏ sự thành công chỉ ở một vài thị trường nhỏ, các chuyên gia lưu ý. “Thị trường Mỹ và châu Âu chỉ chiếm 0,5% xuất khẩu âm nhạc Hàn Quốc,” MinKim, người đứng đầu Kocca, một tổ chức phi lợi nhuận nhằm xúc tiến nội dung của ngành công nghiệp này ra nước ngoài, cho AFP biết. Nhưng tất cả những điều đó đã thay đổi khi rapper Psy trở nên nổi tiếng ngoài mong đợi và “Gangnam Style” đạt kỷ lục 1 triệu lượt xem trên YouTube. “Trước Psy, người dân phương Tây gắn Hàn Quốc với công nghệ thông tin, giờ đây với Gangnam Style, họ liên tưởng đến âm nhạc khi nghĩ về đất nước này,” Kim lưu ý. Thành công của Psy đã thuyết phục được những người hâm mộ và người trong ngành âm nhạc phương Tây có một cái nhìn gần gũi hơn với Kpop, ông cho biết thêm. Giờ đây người hâm mộ đã thực sự cho nền âm nhạc nước này một cơ hội trong khi trước đó họ nghĩ rằng đó chỉ là một thể loại âm nhạc riêng của một dân tộc và không chú ý nhiều đến nó,” Kim nói. Thành công của Psy đã tăng thêm sự tự tin cho các nghệ sỹ Hàn Quốc khác và những công ty quản lý, những người không nghĩ rằng có thể có được lợi nhuận tài chính từ các chuyến lưu diễn tới châu Âu và Mỹ, Jin cho biết thêm. Ngày nay, ngành công nghiệp này được tin rằng với sự đầu tư đúng đắn và các nghệ sỹ thích hợp, họ có thể có được sự đẩy mạnh đầy ý nghĩa tới những sự nghiệp này, ông nói. Psy cũng đã tạo ra một tác động đến việc làm sao để điều hành ngành công nghiệp âm nhạc trên đất nước mình. “Trước kia, các công ty quản lý của các nghệ sỹ có một sự quản lý rất chặt chẽ tới các nghệ sỹ của mình. Nhưng lý do tại sao Psy thành công trong khi rất nhiều nghệ sỹ khác thất bại là bởi vì anh có một bản hợp đồng rất mở, bởi vậy ngay khi ‘Gangnam Style’ bắt đầu thành công trên YouTube, anh đã có thể tới Mỹ và ký hợp đồng với người quản lý mới Scooter Braun,” Jin nói. Những nghệ sỹ khác giờ đây đang lên tiếng để theo chân Psy. Ban nhạc nữ “Girl Generation” đã ký hợp đồng với Interscope ở Mỹ, đơn vị đứng sau Lady Gaga và Black Eyed Peas, và sẽ ra mắt album tiếng Anh vào tháng Ba.
Sau Psy, âm nhạc Hàn Quốc mơ chinh phục thế giới ảnh 1
Nhóm Girls Generation trong một chuyến biểu diễn tại Hong Kong (Nguồn: AFP)
Nhưng các chuyên gia tại hội chợ âm nhạc đã cảnh báo rằng hiện tượng “Psy” không dễ dàng có thể sao chép tại các thị trường âm nhạc châu Á khác – hay thậm chí tại quê hương. Chủ tịch của Hiệp hội công nghiệp ghi âm Malaysia, Norman Abdul Halim, cho biết nước này phải đối mặt với rào cản ngôn ngữ để thúc đẩy các ca khúc của mình ra nước ngoài bởi họ có đến bốn ngôn ngữ chính trong đất nước. Các chuyên gia cho rằng thành công lớn của âm nhạc Hàn Quốc tại Nhật Bản có lẽ đang ở lúc suy yếu, bởi những người hâm mộ âm nhạc Nhật Bản đang bắt đầu chán nản với những giai điệu sẵn có của Hàn Quốc và đang mong muốn tìm đến cái gì đó mới mẻ hơn. Và thành công của Psy đã không khiến mọi thứ dễ dàng hơn cho các nghệ sỹ của Hàn Quốc trong các thể loại âm nhạc khác như hip-hop và dance, Tasha, giọng nữ chính của Drunken Tiger, cho biết. “Theo một cách nào đó, nó khiến mọi thứ trở nên khó khăn hơn bởi rất nhiều người hiện đang chờ đợi toàn bộ nền âm nhạc Hàn Quốc sẽ giống nhau âm nhạc của Psy,” cô nói với một nụ cười gượng./.
S.N (Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục