Hội thảo "Tăng cường năng lực các nhà hoạch định chính sách trong Tiểu vùng Mekong" với chủ đề "Mekong - Trung tâm tăng trưởng xanh ở châu Á-Thái Bình Dương” diễn ra trong hai ngày 25 và 26/9, tại thành phố Hạ Long (Quảng Ninh).
Hội thảo do Viện Tăng trưởng xanh toàn cầu (GGGI) và Viện Khoa học xã hội Việt Nam (VASS) phối hợp tổ chức.
Tham gia hội thảo có các nhà khoa học Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanmar, Thái Lan, Hàn Quốc và Trung Quốc.
Hội thảo này là một trong những sáng kiến tiên phong của cộng đồng các nhà khoa học Hàn Quốc, Việt Nam và các nước trong tiểu vùng Mekong nhằm tăng cường trao đổi học thuật, chia sẻ kinh nghiệm và nâng cao năng lực cho các nhà hoạch định chính sách về tăng trưởng xanh ở tiểu vùng.
Trong hai thập kỷ qua, tiểu vùng Mekong đã đạt được những thành tựu phát triển to lớn và nhận được nhiều sự quan tâm của cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, tiểu vùng lại đang đứng trước những sức ép to lớn, đặc biệt là vấn đề bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Tiểu vùng Mekong có nguồn tài nguyên phong phú, song hệ sinh thái lại mỏng. Quá trình phát triển kinh tế và dân số tăng nhanh, việc khai thác nguồn tài nguyên không bền vững và tình trạng quản lý yếu kém đang tạo ra những áp lực to lớn đến môi trường, đe doạ sinh kế của hàng chục triệu người dân ở tiểu vùng Mekong.
Phát biểu khai mạc hội thảo, Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam Nguyễn Xuân Thắng nhấn mạnh sự thịnh vượng của tiểu vùng Mekong phụ thuộc nhiều vào việc quản lý hơn những vấn đề phát triển, phối hợp để khai thác bền vững nguồn tài nguyên, bảo vệ hệ sinh thái, bảo vệ môi trường tốt hơn để đáp ứng những nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến những nhu cầu của tương lai.
Ông Cae One Kim, cố vấn cao cấp Viện Tăng trưởng xanh toàn cầu nhấn mạnh khó khăn nhất trong việc các quốc gia ở Tiểu vùng Mekong thực hiện tăng trưởng xanh là sự phối hợp giữa các quốc gia trong tiểu vùng với nhau. Các quốc gia luôn bàn về thuyết tăng trưởng xanh nhưng lại không áp dụng tăng trưởng xanh trong thực tiễn vì thiếu công nghệ tăng trưởng xanh và thiếu vốn. Hàn Quốc cam đoan sẽ hỗ trợ các nước trong tiểu vùng để đạt được tầm cao trong quy hoạch và thực hiện tăng trưởng xanh.
Hội thảo đã chia làm nhiều phiên họp, lần lượt với các chủ đề: “Xu thế chủ đạo về tăng trưởng xanh từ góc độ toàn cầu;” Mối liên hệ lương thực-năng lượng-nước; Tăng trưởng xanh trong giao thông vận tải, phát triển đô thị; Huy động các nguồn lực cho tăng trưởng xanh toàn diện; Những thay đổi về thể chế và chính sách cho tăng trưởng xanh bối cảnh các nền kinh tế đang phát triển...
Các bài phát biểu tham luận của các nhà khoa học đến từ các nước trong tiểu vùng tại các phiên họp đều thể hiện mong muốn các nhà hoạch định chính sách cần nỗ lực để đưa tiểu vùng Mekong không chỉ trở thành điển hình về tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh mà còn là hình mẫu trong quá trình thực hiện tăng trưởng xanh ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương./.
Hội thảo do Viện Tăng trưởng xanh toàn cầu (GGGI) và Viện Khoa học xã hội Việt Nam (VASS) phối hợp tổ chức.
Tham gia hội thảo có các nhà khoa học Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanmar, Thái Lan, Hàn Quốc và Trung Quốc.
Hội thảo này là một trong những sáng kiến tiên phong của cộng đồng các nhà khoa học Hàn Quốc, Việt Nam và các nước trong tiểu vùng Mekong nhằm tăng cường trao đổi học thuật, chia sẻ kinh nghiệm và nâng cao năng lực cho các nhà hoạch định chính sách về tăng trưởng xanh ở tiểu vùng.
Trong hai thập kỷ qua, tiểu vùng Mekong đã đạt được những thành tựu phát triển to lớn và nhận được nhiều sự quan tâm của cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, tiểu vùng lại đang đứng trước những sức ép to lớn, đặc biệt là vấn đề bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Tiểu vùng Mekong có nguồn tài nguyên phong phú, song hệ sinh thái lại mỏng. Quá trình phát triển kinh tế và dân số tăng nhanh, việc khai thác nguồn tài nguyên không bền vững và tình trạng quản lý yếu kém đang tạo ra những áp lực to lớn đến môi trường, đe doạ sinh kế của hàng chục triệu người dân ở tiểu vùng Mekong.
Phát biểu khai mạc hội thảo, Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam Nguyễn Xuân Thắng nhấn mạnh sự thịnh vượng của tiểu vùng Mekong phụ thuộc nhiều vào việc quản lý hơn những vấn đề phát triển, phối hợp để khai thác bền vững nguồn tài nguyên, bảo vệ hệ sinh thái, bảo vệ môi trường tốt hơn để đáp ứng những nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến những nhu cầu của tương lai.
Ông Cae One Kim, cố vấn cao cấp Viện Tăng trưởng xanh toàn cầu nhấn mạnh khó khăn nhất trong việc các quốc gia ở Tiểu vùng Mekong thực hiện tăng trưởng xanh là sự phối hợp giữa các quốc gia trong tiểu vùng với nhau. Các quốc gia luôn bàn về thuyết tăng trưởng xanh nhưng lại không áp dụng tăng trưởng xanh trong thực tiễn vì thiếu công nghệ tăng trưởng xanh và thiếu vốn. Hàn Quốc cam đoan sẽ hỗ trợ các nước trong tiểu vùng để đạt được tầm cao trong quy hoạch và thực hiện tăng trưởng xanh.
Hội thảo đã chia làm nhiều phiên họp, lần lượt với các chủ đề: “Xu thế chủ đạo về tăng trưởng xanh từ góc độ toàn cầu;” Mối liên hệ lương thực-năng lượng-nước; Tăng trưởng xanh trong giao thông vận tải, phát triển đô thị; Huy động các nguồn lực cho tăng trưởng xanh toàn diện; Những thay đổi về thể chế và chính sách cho tăng trưởng xanh bối cảnh các nền kinh tế đang phát triển...
Các bài phát biểu tham luận của các nhà khoa học đến từ các nước trong tiểu vùng tại các phiên họp đều thể hiện mong muốn các nhà hoạch định chính sách cần nỗ lực để đưa tiểu vùng Mekong không chỉ trở thành điển hình về tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh mà còn là hình mẫu trong quá trình thực hiện tăng trưởng xanh ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương./.
Văn Đức (TTXVN)