Ngày 7/4, người dân thôn Lạt Sơn, xã Thanh Sơn, huyện Kim Bảng (Hà Nam) phát hiện một con voọc mông trắng chạy vào làng.
Quan sát thấy cổ con voọc có đeo dây bộ đàm, biết đây là loài linh trưởng quý hiếm, nhân dân đã tổ chức bắt giữ và bảo vệ, sau đó báo cáo với cơ quan chức năng.
Đến chiều cùng ngày, con voọc đã được trao trả cho Ban Quản lý rừng đặc dụng Hoa Lư - Vân Long (Ninh Bình).
Khi nhận được tin báo các cán bộ Phòng hợp tác quốc tế vườn quốc gia Cúc Phương, Trung tâm cứu hộ linh trưởng nguy cấp Vườn Quốc gia Cúc Phương (tỉnh Ninh Bình) đã trực tiếp xuống hiện trường.
Chị Nguyễn Thị Thu Hiền, cán bộ điều phối Trung tâm cứu hộ linh trường nguy cấp Vườn Quốc gia Cúc Phương cho biết: Đây là cá thể voọc được nuôi thả thử nghiệm tại khu vực đất ngập nước Vân Long, trên cổ có đeo dây bộ đàm để theo dõi di chuyển, biến động của voọc, khoảng 2 tuần nay bị mất tín hiệu. Việc cá thể voọc di chuyển đến tỉnh Hà Nam là chuyện bình thường do Vân Long nằm ở gần Hà Nam và liền một dải núi, hệ sinh thái.
Voọc mông trắng nay là một trong 4 loài động vật đặc hữu và là 1 trong 5 loài linh trưởng quý hiếm của Việt Nam thuộc 25 loài nguy cấp nhất thế giới cần được bảo vệ. Hiện nay, tại Việt Nam còn khoảng hơn 200 cá thể đang sinh sống tại 9 đến 10 địa phương trong cả nước như Ninh Bình, Hà Nam, Hà Nội (khu vực chùa Hương Tích)…
Vân Long là địa bàn có hệ sinh thái phù hợp và an toàn duy nhất để voọc sinh sống (hiện nay tại khu vực này có từ 100 đến 130 cá thể). Chính vì vậy, năm 2011 và 2012 Vân Long được chọn và thả ba cá thể voọc để theo dõi, nghiên cứu khả năng sống, thích nghi của loài vật này tại đây./.
Quan sát thấy cổ con voọc có đeo dây bộ đàm, biết đây là loài linh trưởng quý hiếm, nhân dân đã tổ chức bắt giữ và bảo vệ, sau đó báo cáo với cơ quan chức năng.
Đến chiều cùng ngày, con voọc đã được trao trả cho Ban Quản lý rừng đặc dụng Hoa Lư - Vân Long (Ninh Bình).
Khi nhận được tin báo các cán bộ Phòng hợp tác quốc tế vườn quốc gia Cúc Phương, Trung tâm cứu hộ linh trưởng nguy cấp Vườn Quốc gia Cúc Phương (tỉnh Ninh Bình) đã trực tiếp xuống hiện trường.
Chị Nguyễn Thị Thu Hiền, cán bộ điều phối Trung tâm cứu hộ linh trường nguy cấp Vườn Quốc gia Cúc Phương cho biết: Đây là cá thể voọc được nuôi thả thử nghiệm tại khu vực đất ngập nước Vân Long, trên cổ có đeo dây bộ đàm để theo dõi di chuyển, biến động của voọc, khoảng 2 tuần nay bị mất tín hiệu. Việc cá thể voọc di chuyển đến tỉnh Hà Nam là chuyện bình thường do Vân Long nằm ở gần Hà Nam và liền một dải núi, hệ sinh thái.
Voọc mông trắng nay là một trong 4 loài động vật đặc hữu và là 1 trong 5 loài linh trưởng quý hiếm của Việt Nam thuộc 25 loài nguy cấp nhất thế giới cần được bảo vệ. Hiện nay, tại Việt Nam còn khoảng hơn 200 cá thể đang sinh sống tại 9 đến 10 địa phương trong cả nước như Ninh Bình, Hà Nam, Hà Nội (khu vực chùa Hương Tích)…
Vân Long là địa bàn có hệ sinh thái phù hợp và an toàn duy nhất để voọc sinh sống (hiện nay tại khu vực này có từ 100 đến 130 cá thể). Chính vì vậy, năm 2011 và 2012 Vân Long được chọn và thả ba cá thể voọc để theo dõi, nghiên cứu khả năng sống, thích nghi của loài vật này tại đây./.
Nguyễn Chinh (TTXVN)