Tại buổi làm việc, trao đổi về quá trình đổi mới Hiến pháp ở Việt Nam trong thờigian qua và sự tham gia của người dân vào quá trình cải cách Hiến pháp, ông LêMinh Thông cho biết bản Hiến pháp đầu tiên ở Việt Nam là Hiến pháp năm 1946,tiếp đó là Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992 và đã sửađổi, bổ sung năm 2001. Đến nay, một lần nữa, Việt Nam lại tiến hành sửa đổi Hiếnpháp năm 1992.
Việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992 nhằm bảo đảm đổi mới đồng bộ cả về kinh tế vàchính trị, xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của nhân dân,do nhân dân và vì nhân dân, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xãhội chủ nghĩa, bảo đảm tốt hơn quyền con người, quyền nghĩa vụ cơ bản của côngdân; xây dựng và bảo vệ đất nước; tích cực và chủ động hội nhập quốc tế...
Bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã được công bố lấy ý kiến nhân dân, vớitrên 8 triệu ý kiến đóng góp và tổ chức hơn 8.000 cuộc hội thảo, góp ý về dựthảo. Trên cơ sở đóng góp ý kiến của nhân nhân, lấy ý kiến của đại biểu Quốchội, bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 sẽ tiếp tục được chỉnh lý và trìnhQuốc hội vào kỳ họp thứ 6 tới.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Lê Minh Thông nhấn mạnh Dự thảo hiến pháp năm1992 đã có sự kế thừa những giá trị khoa học về nội dung và kỹ thuật lập hiếntrong các Hiến pháp 1946, 1959, 1980 và Hiến pháp 1992, cụ thể hóa nhiều nộidung quan trọng của Cương lĩnh xây dựng đất nước và văn kiện Đại hội Đảng lầnthứ XI, bổ sung một số chế định mới phù hợp với xu thế phát triển của đất nướcvà hội nhập quốc tế.
Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã thể hiện rõ hơn tư tưởng phát huy sức mạnhkhối đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam. Đây là động lực, nguồn sức mạnh to lớnđể xây dựng và phát triển đất nước. So với Hiến pháp năm 1992, Dự thảo sửa đổicó những ưu điểm nổi bật như kỹ thuật lập hiến có nhiều tiến bộ, nội dung sâurộng.
Chia sẻ với Đoàn Thư ký Hội đồng Nhà nước Cuba về chức năng giám sát hoạt độngtư pháp, nguyên tắc bầu cử, số lượng của đại biểu Quốc hội trong những năm gầnđây, ông Nguyễn Công Hồng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp cho biết Quốc hội ViệtNam có nhiều đổi mới theo từng khóa, cấu trúc của Quốc hội cũng tăng lên. Nếunhư Quốc hội khóa 11 chỉ có 7 Ủy ban thì tới khóa 12, khóa 13 Quốc hội đã tănglên 10 Ủy ban. Trước đây, số lượng đại biểu chuyên trách ít, Quốc hội họp khôngthường xuyên. Nhưng đến nay số lượng đại biểu chuyên trách trong Ủy ban chiếmgần 30%. Có trên 100 đại biểu chuyên trách hoạt động ở Trung ương, gần 70 đạibiểu chuyên trách hoạt động ở địa phương, dự kiến sẽ tăng số lượng đại biểuchuyên trách.
Nguyên tắc bầu cử dựa vào đơn vị bầu cử và số lượng cử tri để phân chia đại biểuquốc hội cho các đơn vị bầu cử. Việt Nam phân chia ra ứng cử và bầu cử, đảngviên không tự ứng cử. Đối với số lượng đề cử có hai loại gồm đề cử đại biểu ởTrung ương và đề cử đại biểu ở địa phương.
Nhân dịp này, hai bên cũng đã trao đổi và thảo luận về cơ cấu và hoạt động củacác Tòa án và Viện kiểm sát trong các hoạt động hành chính tư pháp; mối quan hệgiữa Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng và các cơquan địa phương; vai trò của Đại biểu Quốc hội và quan hệ với các cử tri; tuổigiới hạn cao nhất đối với việc đảm bảo các chức vụ chủ chốt của Nhà nước vàChính phủ; tổ chức triển khai các quy trình bầu cử, cơ cấu các cơ quan bầucử.../.