116 doanh nghiệp Chiết Giang dự hội chợ ở Hà Nội

200 gian hàng của các doanh nghiệp Chiết Giang tập trung giới thiệu các ngành hàng máy móc-thiết bị điện, điện tử; vật liệu xây dựng.
Nhằm thúc đẩy hợp tác đầu tư, thương mại giữa Việt Nam và tỉnh Chiết Giang(Trung Quốc), Hội chợ giao dịch xuất khẩu hàng Chiết Giang lần đầu tiên được tổchức tại Hà Nội, khai mạc sáng 18/5, đã thu hút 116 doanh nghiệp tỉnh này thamdự.

Gần 200 gian hàng của các doanh nghiệp Chiết Giang tập trung giới thiệu cácngành hàng máy móc-thiết bị điện, điện tử; vật liệu xây dựng-trang trí nội thất;nguyên phụ liệu dệt may-sản phẩm gia dụng. Đây là những ngành hàng tiềm năng vàthế mạnh của các doanh nghiệp đến từ Chiết Giang - một tỉnh có nền kinh tế pháttriển đứng thứ tư Trung Quốc.

Phát biểu tại lễ khai mạc, Phó giám đốc Sở Thương mại tỉnh Chiết Giang Tần Trungkhẳng định hội chợ là một bước đi quan trọng nhằm triển khai thỏa thuận hợp táckinh tế thương mại song phương được ký kết trong thời gian Thủ tướng Nguyễn TấnDũng sang thăm và làm việc tại tỉnh Chiết Giang năm 2010, đồng thời tăng cườnghơn nữa quan hệ hợp tác thương mại giữa Việt Nam và Chiết Giang.

Theo ông Tần Trung, những năm gần đây hợp tác thương mại, đầu tư giữa Việt Namvà Chiết Giang đã đạt được kết quả đáng ghi nhận. Doanh nghiệp tỉnh này luôn chútrọng việc thúc đẩy hợp tác kinh tế thương mại với Việt Nam, năm 2010 kim ngạchthương mại song phương đạt 2,3 tỷ USD; trong đó tỉnh Chiết Giang xuất khẩu sangViệt Nam các mặt hàng chất lượng cao chủ yếu là sợi bông, nguyên liệu dệt may,vật liệu thép và nhập khẩu than, dầu thô, cao su.

Về đầu tư, tính đến cuối năm 2010, Việt Nam có 23 dự án đầu tư tại Chiết Giang,với tổng giá trị đạt gần 22 triệu USD tập trung vào ngành dệt may, ngành chế tạonguyên liệu hóa học và sản phẩm hóa chất, thiết bị thông dụng.

Cũng tính đến thời điểm này, đã có 144 doanh nghiệp Chiết Giang đầu tư vàoViệt Nam, có tổng vốn đầu tư 310 triệu USD, chủ yếu trong các lĩnh vực dệt may,máy móc và công nghiệp nhẹ.

Nhấn mạnh tiềm năng hợp tác kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc nóichung và với tỉnh Chiết Giang nói riêng còn rất lớn, Thứ trưởng Bộ Công ThươngNguyễn Thành Biên cho rằng thông qua hội chợ lần này các doanh nghiệp Việt Namsẽ có cơ hội tiếp cận với các thiết bị máy móc công nghệ cao, các sản phẩm vớinhiều tính năng nổi trội và phù hợp với thị trường Việt Nam.

Đặc biệt, với sự tham gia đông đảo của các doanh nghiệp sản xuất nguyên phụ liệudệt may sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam lựa chọnnguồn nguyên liệu có chất lượng cao, giá cả cạnh tranh phù hợp cho sản xuất, giacông các mặt hàng dệt may xuất khẩu đầy tiềm năng của Việt Nam.

Hội chợ sẽ kết thúc vào 20/5 tới./.

Khánh Vân (Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Hội nghị Ban Chấp hành Liên minh Nghị viện Pháp ngữ.

Hội nghị Ban Chấp hành Liên minh Nghị viện Pháp ngữ

Hội nghị Ban Chấp hành Liên minh Nghị viện Pháp ngữ và Diễn đàn Nghị viện Hợp tác Pháp ngữ về nông nghiệp bền vững, an ninh lương thực và ứng phó với biến đổi khí hậu diễn ra tại Cần Thơ từ 21-24/1.

Việt Nam có hơn 73.700 doanh nghiệp công nghệ số

Việt Nam có hơn 73.700 doanh nghiệp công nghệ số

Tính đến cuối năm 2024, Việt Nam có 73.788 doanh nghiệp công nghệ số, tăng 10,1% so với cùng kỳ năm 2023, cùng với gần 1,26 triệu lao động hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông.