Bộ Đoàn kết xã hội Ai Cập ngày 8/10 cho biết tổ chức phi chính phủ (NGO) của tổ chức Anh em Hồi giáo (MB) sẽ chính thức bị cấm hoạt động sau khi kết thúc thời gian tố tụng theo luật định.
Người phát ngôn bộ trên, ông Hany Mehanna cho biết lệnh cấm này sẽ được thực hiện theo phán quyết ngày 23/9 của Tòa án Cairo về các vấn đề cấp bách.
Trước đó, nội các lâm thời Ai Cập đã thành lập một ủy ban với thành phần gồm đại diện các bộ Đoàn kết xã hội, Nội vụ, Phát triển địa phương, Tư pháp và các cơ quan an ninh để thực hiện phán quyết của tòa án.
Cùng ngày, Chính phủ lâm thời Ai Cập đã rút giấy phép hoạt động của NGO do MB thành lập vào tháng 3/2013 nhằm hợp thức hóa tư cách pháp nhân của mình. Trong khi đó, một ủy ban do Chính phủ lâm thời Ai Cập thành lập để quản lý các tài sản bị phong tỏa của MB cũng ra lệnh sung công các nguồn quỹ của phong trào này.
Đây là những động thái mới nhất trong nỗ lực của chính quyền Ai Cập nhằm giải tán MB - tổ chức xuất thân của Tổng thống bị phế truất Mohamed Morsi và từng bị đặt ngoài vòng pháp luật trong suốt nhiều thập kỷ.
Trước đó, hôm 7/10, Cơ quan Tư vấn Nhà nước (SCA) đã đề nghị Chính phủ Ai Cập giải tán Đảng Tự do và Công lý (FPJ), nhánh chính trị của MB.
Theo SCA, quyết định của Ủy ban các vấn đề chính đảng thuộc Bộ Đoàn kết xã hội vào tháng 6/2011 cho phép FPJ thành lập chính đảng theo đề nghị của Chủ tịch đảng này, ông Saad El-Katatni là không hợp lệ. Do vậy, mọi vấn đề liên quan đến quyết định này cũng không hợp lệ.
Trong một diễn biến khác, ngày 8/10, Văn phòng công tố Đông Alexandria đã ra lệnh bắt giam 15 ngày đối với 43 người ủng hộ của MB bị tình nghi liên quan đến các cuộc đụng độ mới đây tại thành phố ven biển Địa Trung Hải này, khiến 20 người bị thương.
Những người nói trên bị cáo buộc sử dụng bạo lực chống lại các nhân viên an ninh, gia nhập tổ chức khủng bố và phá hoại an ninh công cộng.
Cùng ngày, hai văn phòng công tố tại thủ đô Cairo cũng ra lệnh bắt giam 4 ngày đối với 120 người ủng hộ của MB bị tình nghi liên quan đến các vụ đụng độ hôm 6/10. Những người này bị cáo buộc tụ tập trái phép, gây bạo loạn, tấn công lực lượng cảnh sát, gia nhập tổ chức khủng bố và phá hoại an ninh và tài sản công cộng.
Trong diễn biến liên quan, hàng trăm người ủng hộ Tổng thống bị lật đổ Mohamed Morsi đã tập trung biểu tình phản đối "đảo chính" và đòi "lật đổ chính quyền quân sự" trước cửa Đại học Cairo ở tỉnh Giza.
[Ai Cập ban bố tình trạng khẩn cấp tại sân bay Cairo]
Lực lượng an ninh đã huy động xe tăng và dùng dây thép gai phong tỏa các ngả đường dẫn đến khu vực biểu tình. Theo một nguồn tin an ninh, 35 người biểu tình đã bị bắt giữ.
Các cuộc biểu tình quy mô nhỏ cũng nổ ra tại trường đại học Helwan ở phía Nam Cairo. Tại trường đại học Zagazig ở tỉnh Sharqia nằm ở Đông Bắc Cairo, đám đông sinh viên ủng hộ MB đã đụng độ với những người dân địa phương bằng gạch đá và gậy gộc, khiến 8 người bị thương.
Trong khi đó, nhóm thanh niên thuộc MB đã kêu gọi người dân tham gia các cuộc biểu tình mang tên "Tuần lễ đánh giá" (ý muốn đề cập đến 100 ngày tại vị đầu tiên của Tổng thống lâm thời) được tổ chức trong các ngày từ 11-13/10 tới.
Hiện nhóm này đã cho in các tờ rơi liệt kê các "vấn đề" của Chính phủ lâm thời Ai Cập, trong đó có việc khôi phục nhà nước cảnh sát và tình trạng khẩn cấp, các phiên tòa quân sự, các điều kiện kinh tế kém cỏi và sát hại hàng nghìn người.
Ngoài ra, nhóm này cũng liên lạc với các nhóm Hồi giáo khác để huy động lực lượng tham gia biểu tình.
Theo thống kê chính thức của Bộ Y tế Ai Cập công bố hôm 8/10, 57 người đã bị thiệt mạng và 391 người bị thương trong các cuộc đụng độ bạo lực đẫm máu xảy ra hôm 6/10 nhân kỷ niệm 40 năm cuộc chiến tranh với Israel.
Đây là ngày bạo lực tồi tệ nhất tại Ai Cập kể từ ngày 14/8, thời điểm lực lượng cảnh sát dùng vũ lực giải tán hai khu lán trại của những người ủng hộ ông Morsi tại Cairo và tỉnh Giza kế bên khiến hơn 850 người thiệt mạng và hàng nghìn người bị thương.
Cũng trong ngày 8/10, Lữ đoàn Al-Forqan đã lên tiếng nhận trách nhiệm thực hiện vụ tấn công hôm 7/10 nhằm vào một trạm thu phát tín hiệu vệ tinh viễn thông ở quận Maadi ở phía Nam thủ đô Cairo.
Một đoạn video được nhóm Hồi giáo cực đoan này công bố trên một trang mạng thánh chiến chiếu cảnh các chiến binh dùng súng phóng lựu bắn vào địa điểm nói trên.
Trong một tuyên bố, Lữ đoàn Al-Forqan thừa nhận đã sát hại một Đại tá quân đội vào ngày 1/10 vừa qua, đồng thời lên tiếng hối thúc những người Hồi giáo "đoàn kết chống lại những kẻ ngoại đạo và thề thực hiện các vụ tấn công khác nhằm vào các tàu chở hàng đi qua kênh đào Suez.
Trước đó, nhóm thánh chiến Hồi giáo này từng nhận trách nhiệm thực hiện vụ ám sát bất thành nhằm vào Bộ trưởng Nội vụ Mohammed Ibrahim vào ngày 5/9 và vụ tấn công tàu chở hàng tại kênh đào Suez vào cuối tháng Tám vừa qua.
Trong một diễn biến khác, phong trào Tamarod (Nổi dậy) - lực lượng đứng sau làn sóng biểu tình chống chính phủ rầm rộ hôm 30/6 dẫn tới việc quân đội ra lệnh phế truất Tổng thống Mohamed Morsi - cho biết sẽ tham gia bầu cử quốc hội sắp tới nhằm "thực hiện lộ trình được người dân Ai Cập vạch ra" và thông báo thành lập một ủy ban vận động bầu cử gồm 7 thành viên.
Phát biểu tại một cuộc họp báo, phát ngôn viên của Tamarod Hassan Shahin cho biết các thành viên của phong trào này sẽ ra tranh cử với tư cách là các ứng cử viên độc lập với mục đích "tạo ra một Quốc hội đại diện cho cách mạng"./.
Người phát ngôn bộ trên, ông Hany Mehanna cho biết lệnh cấm này sẽ được thực hiện theo phán quyết ngày 23/9 của Tòa án Cairo về các vấn đề cấp bách.
Trước đó, nội các lâm thời Ai Cập đã thành lập một ủy ban với thành phần gồm đại diện các bộ Đoàn kết xã hội, Nội vụ, Phát triển địa phương, Tư pháp và các cơ quan an ninh để thực hiện phán quyết của tòa án.
Cùng ngày, Chính phủ lâm thời Ai Cập đã rút giấy phép hoạt động của NGO do MB thành lập vào tháng 3/2013 nhằm hợp thức hóa tư cách pháp nhân của mình. Trong khi đó, một ủy ban do Chính phủ lâm thời Ai Cập thành lập để quản lý các tài sản bị phong tỏa của MB cũng ra lệnh sung công các nguồn quỹ của phong trào này.
Đây là những động thái mới nhất trong nỗ lực của chính quyền Ai Cập nhằm giải tán MB - tổ chức xuất thân của Tổng thống bị phế truất Mohamed Morsi và từng bị đặt ngoài vòng pháp luật trong suốt nhiều thập kỷ.
Trước đó, hôm 7/10, Cơ quan Tư vấn Nhà nước (SCA) đã đề nghị Chính phủ Ai Cập giải tán Đảng Tự do và Công lý (FPJ), nhánh chính trị của MB.
Theo SCA, quyết định của Ủy ban các vấn đề chính đảng thuộc Bộ Đoàn kết xã hội vào tháng 6/2011 cho phép FPJ thành lập chính đảng theo đề nghị của Chủ tịch đảng này, ông Saad El-Katatni là không hợp lệ. Do vậy, mọi vấn đề liên quan đến quyết định này cũng không hợp lệ.
Trong một diễn biến khác, ngày 8/10, Văn phòng công tố Đông Alexandria đã ra lệnh bắt giam 15 ngày đối với 43 người ủng hộ của MB bị tình nghi liên quan đến các cuộc đụng độ mới đây tại thành phố ven biển Địa Trung Hải này, khiến 20 người bị thương.
Những người nói trên bị cáo buộc sử dụng bạo lực chống lại các nhân viên an ninh, gia nhập tổ chức khủng bố và phá hoại an ninh công cộng.
Cùng ngày, hai văn phòng công tố tại thủ đô Cairo cũng ra lệnh bắt giam 4 ngày đối với 120 người ủng hộ của MB bị tình nghi liên quan đến các vụ đụng độ hôm 6/10. Những người này bị cáo buộc tụ tập trái phép, gây bạo loạn, tấn công lực lượng cảnh sát, gia nhập tổ chức khủng bố và phá hoại an ninh và tài sản công cộng.
Trong diễn biến liên quan, hàng trăm người ủng hộ Tổng thống bị lật đổ Mohamed Morsi đã tập trung biểu tình phản đối "đảo chính" và đòi "lật đổ chính quyền quân sự" trước cửa Đại học Cairo ở tỉnh Giza.
[Ai Cập ban bố tình trạng khẩn cấp tại sân bay Cairo]
Lực lượng an ninh đã huy động xe tăng và dùng dây thép gai phong tỏa các ngả đường dẫn đến khu vực biểu tình. Theo một nguồn tin an ninh, 35 người biểu tình đã bị bắt giữ.
Các cuộc biểu tình quy mô nhỏ cũng nổ ra tại trường đại học Helwan ở phía Nam Cairo. Tại trường đại học Zagazig ở tỉnh Sharqia nằm ở Đông Bắc Cairo, đám đông sinh viên ủng hộ MB đã đụng độ với những người dân địa phương bằng gạch đá và gậy gộc, khiến 8 người bị thương.
Trong khi đó, nhóm thanh niên thuộc MB đã kêu gọi người dân tham gia các cuộc biểu tình mang tên "Tuần lễ đánh giá" (ý muốn đề cập đến 100 ngày tại vị đầu tiên của Tổng thống lâm thời) được tổ chức trong các ngày từ 11-13/10 tới.
Hiện nhóm này đã cho in các tờ rơi liệt kê các "vấn đề" của Chính phủ lâm thời Ai Cập, trong đó có việc khôi phục nhà nước cảnh sát và tình trạng khẩn cấp, các phiên tòa quân sự, các điều kiện kinh tế kém cỏi và sát hại hàng nghìn người.
Ngoài ra, nhóm này cũng liên lạc với các nhóm Hồi giáo khác để huy động lực lượng tham gia biểu tình.
Theo thống kê chính thức của Bộ Y tế Ai Cập công bố hôm 8/10, 57 người đã bị thiệt mạng và 391 người bị thương trong các cuộc đụng độ bạo lực đẫm máu xảy ra hôm 6/10 nhân kỷ niệm 40 năm cuộc chiến tranh với Israel.
Đây là ngày bạo lực tồi tệ nhất tại Ai Cập kể từ ngày 14/8, thời điểm lực lượng cảnh sát dùng vũ lực giải tán hai khu lán trại của những người ủng hộ ông Morsi tại Cairo và tỉnh Giza kế bên khiến hơn 850 người thiệt mạng và hàng nghìn người bị thương.
Cũng trong ngày 8/10, Lữ đoàn Al-Forqan đã lên tiếng nhận trách nhiệm thực hiện vụ tấn công hôm 7/10 nhằm vào một trạm thu phát tín hiệu vệ tinh viễn thông ở quận Maadi ở phía Nam thủ đô Cairo.
Một đoạn video được nhóm Hồi giáo cực đoan này công bố trên một trang mạng thánh chiến chiếu cảnh các chiến binh dùng súng phóng lựu bắn vào địa điểm nói trên.
Trong một tuyên bố, Lữ đoàn Al-Forqan thừa nhận đã sát hại một Đại tá quân đội vào ngày 1/10 vừa qua, đồng thời lên tiếng hối thúc những người Hồi giáo "đoàn kết chống lại những kẻ ngoại đạo và thề thực hiện các vụ tấn công khác nhằm vào các tàu chở hàng đi qua kênh đào Suez.
Trước đó, nhóm thánh chiến Hồi giáo này từng nhận trách nhiệm thực hiện vụ ám sát bất thành nhằm vào Bộ trưởng Nội vụ Mohammed Ibrahim vào ngày 5/9 và vụ tấn công tàu chở hàng tại kênh đào Suez vào cuối tháng Tám vừa qua.
Trong một diễn biến khác, phong trào Tamarod (Nổi dậy) - lực lượng đứng sau làn sóng biểu tình chống chính phủ rầm rộ hôm 30/6 dẫn tới việc quân đội ra lệnh phế truất Tổng thống Mohamed Morsi - cho biết sẽ tham gia bầu cử quốc hội sắp tới nhằm "thực hiện lộ trình được người dân Ai Cập vạch ra" và thông báo thành lập một ủy ban vận động bầu cử gồm 7 thành viên.
Phát biểu tại một cuộc họp báo, phát ngôn viên của Tamarod Hassan Shahin cho biết các thành viên của phong trào này sẽ ra tranh cử với tư cách là các ứng cử viên độc lập với mục đích "tạo ra một Quốc hội đại diện cho cách mạng"./.
(TTXVN)