Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, do ảnh hưởng của bão số 6, ở Bạch Long Vĩ có gió cấp 8, giật cấp 9, Văn Lý (Nam Định) cấp 7, giật cấp 9; ở Hòn Ngư (Nghệ An) có gió giật cấp 8; ở Cồn Cỏ (Quảng Trị) có gió giật cấp 7; Kỳ Anh (Hà Tĩnh) cấp 7, giật cấp 10.
Ở các tỉnh Trung Bộ từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế đã có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông với lượng mưa từ 40-60mm; một số nơi có mưa lớn hơn như Hà Tĩnh 85mm; Kỳ Hợp (Hà Tĩnh) 188mm, Kỳ Lạc (Hà Tĩnh) 205mm; Ba Đồn (Quảng Bình) 104mm...
Hồi 16 giờ ngày 7/8, vị trí tâm bão ở vào khoảng 19,3 độ Vĩ Bắc; 106,5 độ Kinh Đông, trên vùng biển các tỉnh Nam Định-Thanh Hóa. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, cấp 9 (tức là từ 62 đến 88 km/giờ), giật cấp 10, cấp 11.
Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20-25km, đi vào đất liền các tỉnh ven biển đồng bằng Bắc Bộ-Thanh Hóa và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.
Đến 4 giờ ngày 8/8, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 20,5 độ Vĩ Bắc; 105,1 độ Kinh Đông, trên khu vực các tỉnh Thanh Hóa-Hòa Bình. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (tức là từ 39 đến 49 km/giờ), giật cấp 7.
Dự báo trong 12 đến 24 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới tiếp tục đi sâu vào khu vực vùng núi Tây Bắc và tan dần.
Do ảnh hưởng của bão, ở vịnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp 6, cấp 7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, cấp 9, giật cấp 10, cấp 11. Vùng ven biển các tỉnh phía Đông Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có gió mạnh cấp 6, cấp 7, vùng gần tâm bão cấp 8, giật cấp 9, cấp 10.
Ở Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa vừa, mưa to đến rất to. Vùng núi cần đề phòng lũ quét và sạt lở đất. Vùng ven biển các tỉnh từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa đề phòng nước biển dâng kết hợp với thủy triều cao 3-4m.
Theo Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Nam Định, đến 15 giờ chiều 7/8, Nam Định đã hoàn thành công tác kêu gọi, đưa tàu thuyền và sơ tán dân vào các khu vực an toàn.
Hiện toàn bộ 2.089 tàu, thuyền với hơn 11.000 ngư dân đã vào nơi trú tránh bão. Trong đó, 17 tàu với 94 ngư dân vào tránh bão tại các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Tĩnh, Cà Mau; hơn 1.500 người dân đã rời các lều, chòi canh thủy hải sản vào bờ.
Tuy nhiên, từ trưa 7/8, thời điểm bão số 6 chưa đổ bộ vào đất liền, đã xuất hiện mưa vừa và mưa to tại địa bàn tỉnh Nam Định. Mưa liên tục trong nhiều giờ đã khiến một số diện tích lúa của tỉnh Nam Định bị ngập úng dù địa phương đã có giải pháp tiêu rút nước đệm trước bão.
Tại khu vực ven biển huyện Nghĩa Hưng (tỉnh Nam Định), trưa ngày 7/8 đã xuất hiện mưa vừa và mưa to đến rất to. Mưa trong nhiều giờ và trên diện rộng đã khiến nhiều diện tích lúa mùa của huyện bị úng ngập./.
Ở các tỉnh Trung Bộ từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế đã có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông với lượng mưa từ 40-60mm; một số nơi có mưa lớn hơn như Hà Tĩnh 85mm; Kỳ Hợp (Hà Tĩnh) 188mm, Kỳ Lạc (Hà Tĩnh) 205mm; Ba Đồn (Quảng Bình) 104mm...
Hồi 16 giờ ngày 7/8, vị trí tâm bão ở vào khoảng 19,3 độ Vĩ Bắc; 106,5 độ Kinh Đông, trên vùng biển các tỉnh Nam Định-Thanh Hóa. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, cấp 9 (tức là từ 62 đến 88 km/giờ), giật cấp 10, cấp 11.
Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20-25km, đi vào đất liền các tỉnh ven biển đồng bằng Bắc Bộ-Thanh Hóa và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.
Đến 4 giờ ngày 8/8, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 20,5 độ Vĩ Bắc; 105,1 độ Kinh Đông, trên khu vực các tỉnh Thanh Hóa-Hòa Bình. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (tức là từ 39 đến 49 km/giờ), giật cấp 7.
Dự báo trong 12 đến 24 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới tiếp tục đi sâu vào khu vực vùng núi Tây Bắc và tan dần.
Do ảnh hưởng của bão, ở vịnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp 6, cấp 7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, cấp 9, giật cấp 10, cấp 11. Vùng ven biển các tỉnh phía Đông Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có gió mạnh cấp 6, cấp 7, vùng gần tâm bão cấp 8, giật cấp 9, cấp 10.
Ở Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa vừa, mưa to đến rất to. Vùng núi cần đề phòng lũ quét và sạt lở đất. Vùng ven biển các tỉnh từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa đề phòng nước biển dâng kết hợp với thủy triều cao 3-4m.
Theo Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Nam Định, đến 15 giờ chiều 7/8, Nam Định đã hoàn thành công tác kêu gọi, đưa tàu thuyền và sơ tán dân vào các khu vực an toàn.
Hiện toàn bộ 2.089 tàu, thuyền với hơn 11.000 ngư dân đã vào nơi trú tránh bão. Trong đó, 17 tàu với 94 ngư dân vào tránh bão tại các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Tĩnh, Cà Mau; hơn 1.500 người dân đã rời các lều, chòi canh thủy hải sản vào bờ.
Tuy nhiên, từ trưa 7/8, thời điểm bão số 6 chưa đổ bộ vào đất liền, đã xuất hiện mưa vừa và mưa to tại địa bàn tỉnh Nam Định. Mưa liên tục trong nhiều giờ đã khiến một số diện tích lúa của tỉnh Nam Định bị ngập úng dù địa phương đã có giải pháp tiêu rút nước đệm trước bão.
Tại khu vực ven biển huyện Nghĩa Hưng (tỉnh Nam Định), trưa ngày 7/8 đã xuất hiện mưa vừa và mưa to đến rất to. Mưa trong nhiều giờ và trên diện rộng đã khiến nhiều diện tích lúa mùa của huyện bị úng ngập./.
(TTXVN)