Tối 11/10, Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh, Báo Sài Gòn Giải Phóng, Báo Quân Đội Nhân Dân tổ chức cầu truyền hình “50 năm huyền thoại đường Hồ Chí Minh trên biển,” với ba điểm cầu là Thành phố Hồ Chí Minh, Vàm Lũng (Cà Mau) và Vũng Rô (Phú Yên).
Tại điểm cầu Thành phố Hồ Chí Minh, đại diện cho các chiến sỹ hải quân nói chung, các cán bộ, chiến sỹ làm nhiệm vụ trên đoàn tàu không số nói riêng, Đại tá Bùi Tiến Thành, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 125-Hải quân khẳng định một lần nữa những chiến công to lớn của lực lượng mở đường vận tải trên biển Đông.
Sự hy sinh của đoàn tàu không số nói riêng và của hải quân việt Nam nói chung đã trở thành bất tử, trở thành những kinh nghiệm quý giá cho lực lượng hải quân Việt Nam trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Đường Hồ Chí Minh trên biển là một bộ phận quan trọng trong hệ thống vận tải chiến lược trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước; là nét độc đáo của đuờng lối chiến tranh cách mạng, trở thành huyền thoại bất tử trong trang sử hào hùng của dân tộc.
Cũng tại điểm cầu này đã diễn ra câu chuyện giao lưu xúc động với nguyên Thuyền trưởng và thuyền viên tàu không số Đặng Bá Tiên, Nguyễn Sơn, Lê Hà, Đỗ Văn Bé và Nguyễn Văn Đức. Bên cạnh đó là câu chuyện về sự đùm bọc, nhường nhịn nhau của các chiến sỹ. Trong điều kiện thiếu nước uống, họ phải uống nước tiểu để chống khát.
Tại điểm cầu Vàm Lũng (Cà Mau), hành trình vận chuyển vũ khí trên những con tàu không số đã được tái hiện chân thực và xúc động qua chuyện kể của ông Ngô Văn Tân, nguyên thủy thủ tàu Phương Đông 1 và Đại tá Khưu Ngọc Bảy, nguyên Trung đoàn trưởng Trung đoàn 962.
Vàm Lũng không những là nơi được Trung ương chỉ đạo mở tuyến đường biển ra Bắc mà đây còn là bến chính của Nam bộ, tiếp nhận hơn 60% vũ khí từ Bắc vào Nam.
Từ Vàm Lũng (Cà Mau), các thủy thủ đã từ Nam vượt biển ra Bắc, được gặp Bác Hồ và lãnh đạo cấp cao của Đảng là đồng chí Lê Duẩn, rồi nhận chỉ thị của Trung ương Đảng, nhận vũ khí trở vào Nam trên con tàu Phương Đông 1. Đây được coi là chuyến đi mở luồng đầu tiên, có nhiệm vụ quan sát bến bãi, tiếp cận bờ, khảo sát địa hình để mở đường cho những chuyển vận chuyển về sau.
Ba nhân vật giao lưu chính tại điểm cầu Vũng Rô (Phú Yên) là nguyên Thuyền trưởng Hồ Đắc Thạnh và thuyền viên Huỳnh Văn Tiến, Trương Đình Đức.
Bến Vũng Rô từng là nơi diễn ra một sự kiện bi hùng. Nơi đây đã xảy ra trận giao chiến ác liệt giữa các chiến sỹ tàu không số mang bí danh số 143, vận chuyển 63 tấn vũ khí với hải lực không quân hiện đại của Mỹ-Ngụy.
Cuộc đụng độ không cân sức ấy đã buộc các chiến sỹ trên tàu phải cho nổ tàu để giữ bí mật, không để lọt vào tay giặc. Bến Rô cũng là điểm quan trọng nhận vũ khí chuyển cho chiến trường Trung bộ.
Ngoài việc tái hiện huyền thoại đường Hồ Chí Minh trên biển mà nhân vật chính là cán bộ, chiến sỹ, các điểm cầu truyền hình còn kết nối những nhân chứng lịch sử là người dân nơi các đoàn tàu đi qua với chính các thuyền viên sau bao nhiêu năm xa cách.
Trong số đó có câu chuyện cảm động giữa cô Mai Thúy Phượng, cán bộ y tế tại một bệnh xá ở huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi (nay là bệnh xá Đặng Thùy Trâm), từng chăm sóc, điều trị vết thương cho Thuyền trưởng Nguyễn Đắc Thắng (đoàn tàu không số tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu). Những câu chuyện đó là minh chứng xúc động cho tình quân dân thắm thiết./.
Tại điểm cầu Thành phố Hồ Chí Minh, đại diện cho các chiến sỹ hải quân nói chung, các cán bộ, chiến sỹ làm nhiệm vụ trên đoàn tàu không số nói riêng, Đại tá Bùi Tiến Thành, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 125-Hải quân khẳng định một lần nữa những chiến công to lớn của lực lượng mở đường vận tải trên biển Đông.
Sự hy sinh của đoàn tàu không số nói riêng và của hải quân việt Nam nói chung đã trở thành bất tử, trở thành những kinh nghiệm quý giá cho lực lượng hải quân Việt Nam trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Đường Hồ Chí Minh trên biển là một bộ phận quan trọng trong hệ thống vận tải chiến lược trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước; là nét độc đáo của đuờng lối chiến tranh cách mạng, trở thành huyền thoại bất tử trong trang sử hào hùng của dân tộc.
Cũng tại điểm cầu này đã diễn ra câu chuyện giao lưu xúc động với nguyên Thuyền trưởng và thuyền viên tàu không số Đặng Bá Tiên, Nguyễn Sơn, Lê Hà, Đỗ Văn Bé và Nguyễn Văn Đức. Bên cạnh đó là câu chuyện về sự đùm bọc, nhường nhịn nhau của các chiến sỹ. Trong điều kiện thiếu nước uống, họ phải uống nước tiểu để chống khát.
Tại điểm cầu Vàm Lũng (Cà Mau), hành trình vận chuyển vũ khí trên những con tàu không số đã được tái hiện chân thực và xúc động qua chuyện kể của ông Ngô Văn Tân, nguyên thủy thủ tàu Phương Đông 1 và Đại tá Khưu Ngọc Bảy, nguyên Trung đoàn trưởng Trung đoàn 962.
Vàm Lũng không những là nơi được Trung ương chỉ đạo mở tuyến đường biển ra Bắc mà đây còn là bến chính của Nam bộ, tiếp nhận hơn 60% vũ khí từ Bắc vào Nam.
Từ Vàm Lũng (Cà Mau), các thủy thủ đã từ Nam vượt biển ra Bắc, được gặp Bác Hồ và lãnh đạo cấp cao của Đảng là đồng chí Lê Duẩn, rồi nhận chỉ thị của Trung ương Đảng, nhận vũ khí trở vào Nam trên con tàu Phương Đông 1. Đây được coi là chuyến đi mở luồng đầu tiên, có nhiệm vụ quan sát bến bãi, tiếp cận bờ, khảo sát địa hình để mở đường cho những chuyển vận chuyển về sau.
Ba nhân vật giao lưu chính tại điểm cầu Vũng Rô (Phú Yên) là nguyên Thuyền trưởng Hồ Đắc Thạnh và thuyền viên Huỳnh Văn Tiến, Trương Đình Đức.
Bến Vũng Rô từng là nơi diễn ra một sự kiện bi hùng. Nơi đây đã xảy ra trận giao chiến ác liệt giữa các chiến sỹ tàu không số mang bí danh số 143, vận chuyển 63 tấn vũ khí với hải lực không quân hiện đại của Mỹ-Ngụy.
Cuộc đụng độ không cân sức ấy đã buộc các chiến sỹ trên tàu phải cho nổ tàu để giữ bí mật, không để lọt vào tay giặc. Bến Rô cũng là điểm quan trọng nhận vũ khí chuyển cho chiến trường Trung bộ.
Ngoài việc tái hiện huyền thoại đường Hồ Chí Minh trên biển mà nhân vật chính là cán bộ, chiến sỹ, các điểm cầu truyền hình còn kết nối những nhân chứng lịch sử là người dân nơi các đoàn tàu đi qua với chính các thuyền viên sau bao nhiêu năm xa cách.
Trong số đó có câu chuyện cảm động giữa cô Mai Thúy Phượng, cán bộ y tế tại một bệnh xá ở huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi (nay là bệnh xá Đặng Thùy Trâm), từng chăm sóc, điều trị vết thương cho Thuyền trưởng Nguyễn Đắc Thắng (đoàn tàu không số tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu). Những câu chuyện đó là minh chứng xúc động cho tình quân dân thắm thiết./.
Trần Xuân Tình (TTXVN/Vietnam+)