Trong những năm 70 của thế kỷ 20, Brazil có ngành công nghiệp đóng tàu lớn nhất thế giới nhưng sau đó bị suy yếu và mới phục hồi phần nào trong thập niên vừa qua.
Cho đến nay, tại đất nước của "vũ điệu Samba, này "lời nguyền dầu mỏ" chỉ mới xuất hiện trên vũ đài chính trị, nơi Quốc hội bị chia rẽ về cách thức phân bổ nguồn thu nhập ngày càng lớn từ dầu mỏ.
Tuy nhiên, những phát hiện mới đây về trữ lượng dầu mỏ ở ngoài khơi Đại Tây Dương đang "thổi luồng sinh khí mới" vào ngành công nghiệp đóng tàu của Brazil.
Triển vọng sản xuất dầu mỏ của Brazil sẽ tăng gấp đôi trong thập niên tới, từ mức 2,1 triệu thùng/ngày hiện nay, khi dầu thô ở bề mặt đáy biển được khai thác, tiếp thêm năng lực cho hoạt động của các hải cảng và các xưởng đóng tàu nước này.
Theo ông Sergio Leal, Thư ký điều hành Liên minh thương mại đóng tàu quốc gia Brazil (SINAVAL), dù không còn ở đỉnh cao như những năm 70 của thế kỷ 20, song ngành đóng tàu của Brazil đã thoát khỏi suy thoái và đang trên đà hồi phục.
Tính đến tháng 6/2011, ngành này đã sử dụng trực tiếp 56.368 lao động, mức cao nhất từ trước đến nay, chưa kể gần 28.000 lao động gián tiếp.
Đơn đặt hàng giàn khoan dầu của Brazil đã giúp nước này quay lại vị trí thứ hai thế giới.
Phần lớn trữ lượng dầu mỏ của Brazil nằm sâu ở ngoài khơi đại dương nên chi phí để thăm dò và khai thác dầu khí rất tốn kém, trong khi cần cơ sở hạ tầng và công nghệ hiện đại.
Với việc phát hiện thêm lượng dầu khổng lồ ở lớp trước muối, tổng trữ lượng dầu mỏ của Brazil có thể tăng lên gấp năm lần.
Vị trí của Brazil cũng đã thay đổi hoàn toàn so với trước đây, từ một quốc gia phải vất vả để tự cung dầu mỏ nay đã trở thành nhà xuất khẩu ròng sản phẩm năng lượng này.
Tuy nhiên, khi mà một trữ lượng lớn dầu mỏ nằm cách bờ biển hơn 300km và sâu dưới mặt biển 7.000m, dưới lớp dày muối, cát và đá, thì thách thức đặt ra đối với hoạt động khai thác không nhỏ. Và một chính sách tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất dầu khí quốc gia đã kéo theo sự phát triển của ngành tàu biển cũng như các ngành công nghiệp ngoài khơi của Brazil.
Kể từ năm 2003, Chính phủ Brazil đã lập ra Chương trình hành động trong ngành dầu mỏ và khí đốt quốc gia (PROMINP), nhằm tăng cường dây chuyền sản xuất trong nước cho lĩnh vực này.
Một năm sau đó, Transpetro - chi nhánh của tập đoàn dầu khí Petrobras chuyên trách việc vận chuyển và tích trữ dầu mỏ - đã thông báo bổ sung đội tàu chở dầu thêm 49 chiếc mới, với 65% bộ phận được sản xuất trong nước và con số này dự kiến tăng lên 70% trong giai đoạn 2 kể từ năm 2008 với tổng vốn đầu tư 4,6 tỷ USD.
Thủ phủ của ngành đóng tàu Brazil trước đây ở Rio de Janeiro, nhưng hiện đang phát triển sang nhiều địa phương khác.
Một cái tên được nhắc đến đầu tiên là Porto de Suape thuộc bang Pernambucao ở phía đông bắc Brazil. Thành phố này đã vươn lên thành trung tâm đóng tàu số một Brazil (tính về trọng tải) với rất nhiều tàu lớn xuất xưởng tại đây, mặc dù Rio de Janeiro thu hút số lao động ngành đóng tàu nhiều gấp đôi và hoạt động đóng tàu cũng đa dạng hơn.
Một trung tâm khác cũng đang phát triển nở rộ ở bang Rio Grande do Sul xa xôi thuộc miền Nam Brazil. Tại đây, hai xưởng đóng tàu đang vận hành và hai xưởng khác đang trong quá trình xây dựng gần cảng chính.
Thêm vào đó, cơ hội trở thành trung tâm đóng tàu hàng đầu Brazil của Rio Grande là rất lớn vì nơi đây vốn có ngành luyện kim phát triển mạnh và hàng trăm doanh nghiệp ngành điện tử đã ký thỏa thuận cung ứng thiết bị trên bờ và ngoài khơi cho ngành đóng tàu.
Theo người đứng đầu Hiệp hội các cảng Brazil (ABTP), Wilen Manteli, thuận lợi của cảng Rio Grande là nằm gần Nam Phi và châu Á, trong khi Suape gần với Mỹ và châu Âu hơn.
Tuổi thọ của các mỏ dầu ở lớp trước muối sẽ còn khoảng 30 năm nữa bởi vậy, "ngành công nghiệp đại dương" đang là ưu tiên của chính quyền bang Rio Grande do Sul.
Với chiến lược ưu tiên cho lĩnh vực khai thác dầu ngoài khơi thì không chỉ các xưởng đóng tàu mà cả dây chuyền sản xuất dầu cũng sẽ được hưởng lợi.
Theo người đứng đầu Cơ quan giao thông đường thủy quốc gia Brazil (ANTAQ), ông Fernando Fialho, các mỏ dầu khí trước muối của nước này nằm ở ngoài khơi bờ biển phía nam, bao phủ khu vực dài 800km, rộng 200km dưới biển. Hoạt động khai thác ở khu vực này đòi hỏi phải có các tàu mới, hiệu quả và thiết bị đặc biệt.
Quan chức này cũng nhấn mạnh mặc dù các xưởng đóng tàu mọc lên như nấm, nhưng các dự án cơ sở hạ tầng ngành đóng tàu cần phải đáp ứng các yêu cầu về môi trường trong dài hạn, cùng nhiệm vụ không thể thiếu là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành./.
Cho đến nay, tại đất nước của "vũ điệu Samba, này "lời nguyền dầu mỏ" chỉ mới xuất hiện trên vũ đài chính trị, nơi Quốc hội bị chia rẽ về cách thức phân bổ nguồn thu nhập ngày càng lớn từ dầu mỏ.
Tuy nhiên, những phát hiện mới đây về trữ lượng dầu mỏ ở ngoài khơi Đại Tây Dương đang "thổi luồng sinh khí mới" vào ngành công nghiệp đóng tàu của Brazil.
Triển vọng sản xuất dầu mỏ của Brazil sẽ tăng gấp đôi trong thập niên tới, từ mức 2,1 triệu thùng/ngày hiện nay, khi dầu thô ở bề mặt đáy biển được khai thác, tiếp thêm năng lực cho hoạt động của các hải cảng và các xưởng đóng tàu nước này.
Theo ông Sergio Leal, Thư ký điều hành Liên minh thương mại đóng tàu quốc gia Brazil (SINAVAL), dù không còn ở đỉnh cao như những năm 70 của thế kỷ 20, song ngành đóng tàu của Brazil đã thoát khỏi suy thoái và đang trên đà hồi phục.
Tính đến tháng 6/2011, ngành này đã sử dụng trực tiếp 56.368 lao động, mức cao nhất từ trước đến nay, chưa kể gần 28.000 lao động gián tiếp.
Đơn đặt hàng giàn khoan dầu của Brazil đã giúp nước này quay lại vị trí thứ hai thế giới.
Phần lớn trữ lượng dầu mỏ của Brazil nằm sâu ở ngoài khơi đại dương nên chi phí để thăm dò và khai thác dầu khí rất tốn kém, trong khi cần cơ sở hạ tầng và công nghệ hiện đại.
Với việc phát hiện thêm lượng dầu khổng lồ ở lớp trước muối, tổng trữ lượng dầu mỏ của Brazil có thể tăng lên gấp năm lần.
Vị trí của Brazil cũng đã thay đổi hoàn toàn so với trước đây, từ một quốc gia phải vất vả để tự cung dầu mỏ nay đã trở thành nhà xuất khẩu ròng sản phẩm năng lượng này.
Tuy nhiên, khi mà một trữ lượng lớn dầu mỏ nằm cách bờ biển hơn 300km và sâu dưới mặt biển 7.000m, dưới lớp dày muối, cát và đá, thì thách thức đặt ra đối với hoạt động khai thác không nhỏ. Và một chính sách tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất dầu khí quốc gia đã kéo theo sự phát triển của ngành tàu biển cũng như các ngành công nghiệp ngoài khơi của Brazil.
Kể từ năm 2003, Chính phủ Brazil đã lập ra Chương trình hành động trong ngành dầu mỏ và khí đốt quốc gia (PROMINP), nhằm tăng cường dây chuyền sản xuất trong nước cho lĩnh vực này.
Một năm sau đó, Transpetro - chi nhánh của tập đoàn dầu khí Petrobras chuyên trách việc vận chuyển và tích trữ dầu mỏ - đã thông báo bổ sung đội tàu chở dầu thêm 49 chiếc mới, với 65% bộ phận được sản xuất trong nước và con số này dự kiến tăng lên 70% trong giai đoạn 2 kể từ năm 2008 với tổng vốn đầu tư 4,6 tỷ USD.
Thủ phủ của ngành đóng tàu Brazil trước đây ở Rio de Janeiro, nhưng hiện đang phát triển sang nhiều địa phương khác.
Một cái tên được nhắc đến đầu tiên là Porto de Suape thuộc bang Pernambucao ở phía đông bắc Brazil. Thành phố này đã vươn lên thành trung tâm đóng tàu số một Brazil (tính về trọng tải) với rất nhiều tàu lớn xuất xưởng tại đây, mặc dù Rio de Janeiro thu hút số lao động ngành đóng tàu nhiều gấp đôi và hoạt động đóng tàu cũng đa dạng hơn.
Một trung tâm khác cũng đang phát triển nở rộ ở bang Rio Grande do Sul xa xôi thuộc miền Nam Brazil. Tại đây, hai xưởng đóng tàu đang vận hành và hai xưởng khác đang trong quá trình xây dựng gần cảng chính.
Thêm vào đó, cơ hội trở thành trung tâm đóng tàu hàng đầu Brazil của Rio Grande là rất lớn vì nơi đây vốn có ngành luyện kim phát triển mạnh và hàng trăm doanh nghiệp ngành điện tử đã ký thỏa thuận cung ứng thiết bị trên bờ và ngoài khơi cho ngành đóng tàu.
Theo người đứng đầu Hiệp hội các cảng Brazil (ABTP), Wilen Manteli, thuận lợi của cảng Rio Grande là nằm gần Nam Phi và châu Á, trong khi Suape gần với Mỹ và châu Âu hơn.
Tuổi thọ của các mỏ dầu ở lớp trước muối sẽ còn khoảng 30 năm nữa bởi vậy, "ngành công nghiệp đại dương" đang là ưu tiên của chính quyền bang Rio Grande do Sul.
Với chiến lược ưu tiên cho lĩnh vực khai thác dầu ngoài khơi thì không chỉ các xưởng đóng tàu mà cả dây chuyền sản xuất dầu cũng sẽ được hưởng lợi.
Theo người đứng đầu Cơ quan giao thông đường thủy quốc gia Brazil (ANTAQ), ông Fernando Fialho, các mỏ dầu khí trước muối của nước này nằm ở ngoài khơi bờ biển phía nam, bao phủ khu vực dài 800km, rộng 200km dưới biển. Hoạt động khai thác ở khu vực này đòi hỏi phải có các tàu mới, hiệu quả và thiết bị đặc biệt.
Quan chức này cũng nhấn mạnh mặc dù các xưởng đóng tàu mọc lên như nấm, nhưng các dự án cơ sở hạ tầng ngành đóng tàu cần phải đáp ứng các yêu cầu về môi trường trong dài hạn, cùng nhiệm vụ không thể thiếu là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành./.
Trang Nhung (TTXVN/Vietnam+)