Ngày 27/6, tại cuộc họp lần thứ 35 của Ủy ban Di sản Thế giới thuộc Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO) diễn ra từ ngày 19 đến ngày 29/6 tại Paris, Pháp, di tích Thành nhà Hồ thuộc tỉnh Thanh Hóa của Việt Nam đã được công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới.
Ông Vương Văn Việt, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa, trưởng đoàn Việt Nam tham dự cuộc họp lần này đã trả lời phỏng vấn TTXVN về quá trình bảo vệ thành công hồ sơ Thành nhà Hồ, sau rất nhiều thách thức và cam go.
- Xin ông cho biết quá trình chuẩn bị những hồ sơ cần thiết để Việt Nam có thể tham gia cuộc họp lần thứ 35 của Ủy ban Di sản Thế giới và giành được kết quả trên đây?
- Ông Vương Văn Việt: Thành nhà Hồ là một trong hai hồ sơ (cùng với Hang con Moong) mà tỉnh Thanh Hóa chuẩn bị đưa ra đệ trình với Ủy ban Di sản Thế giới của UNESCO xét công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới.
Tuy nhiên, sau khi trao đổi với các chuyên gia, các nhà khoa học, lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa quyết định chọn hồ sơ Thành nhà Hồ và chuẩn bị một cách công phu và kỳ công hồ sơ này trình với Ủy ban Di sản Thế giới trước.
Sau 6 năm từ khi khởi dựng cho đến nay, ngoài sự nỗ lực rất cao của các nhà khoa học các như giáo sư Phan Huy Lê, Trần Tiêu, của các giáo sư Viện khảo cổ…, của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Cục di sản văn hóa và Ủy ban UNESCO, kết hợp với việc tiến hành nhiều hội thảo khoa học, làm việc với Hội đồng khoa học di sản Việt Nam, Viện nghiên cứu lịch sử…, và sự tham vấn của các chuyên gia nước ngoài, hồ sơ Thành nhà Hồ đã được xây dựng theo đúng yêu cầu của Ủy ban Di sản Thế giới đề ra.
Hồ sơ được gửi đi đúng hẹn. Hồ sơ đã được các chuyên gia của Hội đồng thẩm định ICOMOS thông qua thực địa (ICOMOS là một tổ chức phi chính phủ quốc tế nghề nghiệp làm việc vì sự bảo tồn gìn giữ các công trình và di tích lịch sử trên thế giới).
Hồ sơ đã được bổ sung và hoàn thiện, nhưng chỉ được xếp ở loại “phải hoãn lại để năm sau.” Tuy nhiên, xét thấy hồ sơ của mình đã được thừa nhận giá trị toàn cầu của nó, chúng tôi đã quyết tâm đấu tranh và bảo vệ cho hồ sơ ra bình chọn trong cuộc họp này.
Đánh giá về quá diễn biến của việc hoàn thành hồ sơ này, tôi cho rằng đây là kết quả của những nỗ lực vượt bậc của các nhà khoa học, nghiên cứu viên, của Trung tâm bảo tồn Thành nhà Hồ Thanh Hóa, với sự giúp đỡ của chuyên gia nước ngoài, sự ủng hộ của bạn bè quốc tế, sự quan tâm của Chính phủ, Bộ Ngoại giao, các bộ ngành có liên quan và ban lãnh đạo Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa...
- Xin ông cho biết những đặc điểm khác biệt nổi bật của Thành nhà Hồ so với những di sản trước đây đã được công nhận là Di sản văn hóa thể giới?
- Ông Vương Văn Việt: Thành nhà Hồ là một kinh thành của triều đại Trần Hồ (cuối triều đại nhà Trần và đầu triều đại nhà Hồ), là một kinh thành của Đại Việt xưa. Nó tiêu biểu ở sự giao lưu về các giá trị văn hóa với các nước như Trung Quốc và một số nước trong khu vực. Nó là bằng chứng cho sự cách tân của vương triều Hồ, đứng đầu là Hồ Quý Ly. Còn đối với nhà Đinh, nhà Lý và Nhà Trần, đây là sự thống soái của tư tưởng Phật giáo.
Đây còn là sự đột phá về kỹ thuật chế tác và khai thác đá, lắp ghép xây dựng Thành bằng những tảng đá lớn. Đây quả thật là những kỹ thuật mà cho đến nay vẫn chưa thể lý giải được. Quá trình xây dựng tòa thành này chỉ kéo dài trong 3 tháng theo chính sử ghi chép lại (năm 1397).
Như vậy đã hơn 600 năm nhưng hầu hết phần chính của tòa thành này còn nguyên vẹn. Đây là nét riêng biệt đặc sắc chưa từng có ở kinh thành nào ở châu Á và Đông Nam Á.
- Xin ông cho biết những cảm nhận của các thành viên trong đoàn trước thành công này của Việt Nam?
- Ông Vương Văn Việt: Khó có thể diển tả hết được sự vui mừng của các thành viên trong đoàn cũng như của cá nhân tôi. Hồ sơ của chúng ta bị đánh giá là "phải hoãn lại để năm sau" vậy mà chúng ta đã biện luận và bảo vệ thành công hồ sơ.
Những điều chúng ta bảo vệ trong hồ sơ đều có giá trị nổi bật toàn cầu thực sự. Thành nhà Hồ đã được công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Chúng ta phải có trách nhiệm để bảo tồn và phát huy các giá trị này.
Tỉnh Thanh Hóa rất vinh dự và tự hào là một vùng quê có một trong ba kinh thành (Cố đô Huế, Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long, và Thành nhà Hồ) được công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới.
- Xin ông cho biết những công việc và dự án cần triển khai trong thời gian tới để bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa của Thành nhà Hồ sau khi được công nhận là Di sản văn hóa thế giới?
- Ông Vương Văn Việt: Cần có sự đầu tư nhân lực và vật lực một cách phù hợp để giữ được sự toàn vẹn cảnh quan thiên nhiên của toàn bộ di sản, cũng như những kiến trúc và thiết kế xây dựng của nó. Cần từng bước tiến hành khai quật khảo cổ học, kêu gọi nguồn lực đầu tư từ nước ngoài và trong nước. Trích một phần ngân sách địa phương để đầu tư cho việc thiết kế và khôi phục lại một số hạ mục công trình nhằm làm tăng thêm sức hấp dẫn di tích và thu hút du khách.
Cũng cần tiến hành quy hoạch để sao cho di sản luôn có sức sống vì di sản phải sống trong cộng đồng. Cộng đồng phải có trách nhiệm tham gia vào việc quản lý, bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị của di sản. Điều này cần đi đôi với việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục văn hóa truyền thống và ý thức của người dân.
Bên cạnh đó, quyền lợi của người dân cũng cần được chú ý một cách đúng mức, bằng cách giúp người dân tham gia vào các hoạt động phục vụ du khách, các hoạt động phục vụ các nhà nghiên cứu văn hóa và lịch sử.
- Sau Thành nhà Hồ, tỉnh Thanh Hóa có kế hoạch gì để chuẩn bị cho việc đề nghị công nhận những di tích tiếp theo của tỉnh?
Ông Vương Văn Việt: Ban lãnh đạo tỉnh đang chuẩn bị hồ sơ cho di tích Hang con Moong, thuộc địa phận huyện Thạch Thành, cách Thành nhà Hồ khoảng 15-20km về phía Bắc. Đây là vùng đệm của Rừng quốc gia Quốc Phương, trong hệ thống các hang động người xưa của Quốc Phương. Nơi đây các nhà khảo cổ đã phát hiện các tầng văn hóa Sơn Vi - một nền văn hóa ở Việt Nam vào hậu kỳ thời đại đồ đá cũ, kế trước văn hóa Hòa Bình.
- Xin cám ơn ông!
Ông Vương Văn Việt, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa, trưởng đoàn Việt Nam tham dự cuộc họp lần này đã trả lời phỏng vấn TTXVN về quá trình bảo vệ thành công hồ sơ Thành nhà Hồ, sau rất nhiều thách thức và cam go.
- Xin ông cho biết quá trình chuẩn bị những hồ sơ cần thiết để Việt Nam có thể tham gia cuộc họp lần thứ 35 của Ủy ban Di sản Thế giới và giành được kết quả trên đây?
- Ông Vương Văn Việt: Thành nhà Hồ là một trong hai hồ sơ (cùng với Hang con Moong) mà tỉnh Thanh Hóa chuẩn bị đưa ra đệ trình với Ủy ban Di sản Thế giới của UNESCO xét công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới.
Tuy nhiên, sau khi trao đổi với các chuyên gia, các nhà khoa học, lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa quyết định chọn hồ sơ Thành nhà Hồ và chuẩn bị một cách công phu và kỳ công hồ sơ này trình với Ủy ban Di sản Thế giới trước.
Sau 6 năm từ khi khởi dựng cho đến nay, ngoài sự nỗ lực rất cao của các nhà khoa học các như giáo sư Phan Huy Lê, Trần Tiêu, của các giáo sư Viện khảo cổ…, của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Cục di sản văn hóa và Ủy ban UNESCO, kết hợp với việc tiến hành nhiều hội thảo khoa học, làm việc với Hội đồng khoa học di sản Việt Nam, Viện nghiên cứu lịch sử…, và sự tham vấn của các chuyên gia nước ngoài, hồ sơ Thành nhà Hồ đã được xây dựng theo đúng yêu cầu của Ủy ban Di sản Thế giới đề ra.
Hồ sơ được gửi đi đúng hẹn. Hồ sơ đã được các chuyên gia của Hội đồng thẩm định ICOMOS thông qua thực địa (ICOMOS là một tổ chức phi chính phủ quốc tế nghề nghiệp làm việc vì sự bảo tồn gìn giữ các công trình và di tích lịch sử trên thế giới).
Hồ sơ đã được bổ sung và hoàn thiện, nhưng chỉ được xếp ở loại “phải hoãn lại để năm sau.” Tuy nhiên, xét thấy hồ sơ của mình đã được thừa nhận giá trị toàn cầu của nó, chúng tôi đã quyết tâm đấu tranh và bảo vệ cho hồ sơ ra bình chọn trong cuộc họp này.
Đánh giá về quá diễn biến của việc hoàn thành hồ sơ này, tôi cho rằng đây là kết quả của những nỗ lực vượt bậc của các nhà khoa học, nghiên cứu viên, của Trung tâm bảo tồn Thành nhà Hồ Thanh Hóa, với sự giúp đỡ của chuyên gia nước ngoài, sự ủng hộ của bạn bè quốc tế, sự quan tâm của Chính phủ, Bộ Ngoại giao, các bộ ngành có liên quan và ban lãnh đạo Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa...
- Xin ông cho biết những đặc điểm khác biệt nổi bật của Thành nhà Hồ so với những di sản trước đây đã được công nhận là Di sản văn hóa thể giới?
- Ông Vương Văn Việt: Thành nhà Hồ là một kinh thành của triều đại Trần Hồ (cuối triều đại nhà Trần và đầu triều đại nhà Hồ), là một kinh thành của Đại Việt xưa. Nó tiêu biểu ở sự giao lưu về các giá trị văn hóa với các nước như Trung Quốc và một số nước trong khu vực. Nó là bằng chứng cho sự cách tân của vương triều Hồ, đứng đầu là Hồ Quý Ly. Còn đối với nhà Đinh, nhà Lý và Nhà Trần, đây là sự thống soái của tư tưởng Phật giáo.
Đây còn là sự đột phá về kỹ thuật chế tác và khai thác đá, lắp ghép xây dựng Thành bằng những tảng đá lớn. Đây quả thật là những kỹ thuật mà cho đến nay vẫn chưa thể lý giải được. Quá trình xây dựng tòa thành này chỉ kéo dài trong 3 tháng theo chính sử ghi chép lại (năm 1397).
Như vậy đã hơn 600 năm nhưng hầu hết phần chính của tòa thành này còn nguyên vẹn. Đây là nét riêng biệt đặc sắc chưa từng có ở kinh thành nào ở châu Á và Đông Nam Á.
- Xin ông cho biết những cảm nhận của các thành viên trong đoàn trước thành công này của Việt Nam?
- Ông Vương Văn Việt: Khó có thể diển tả hết được sự vui mừng của các thành viên trong đoàn cũng như của cá nhân tôi. Hồ sơ của chúng ta bị đánh giá là "phải hoãn lại để năm sau" vậy mà chúng ta đã biện luận và bảo vệ thành công hồ sơ.
Những điều chúng ta bảo vệ trong hồ sơ đều có giá trị nổi bật toàn cầu thực sự. Thành nhà Hồ đã được công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Chúng ta phải có trách nhiệm để bảo tồn và phát huy các giá trị này.
Tỉnh Thanh Hóa rất vinh dự và tự hào là một vùng quê có một trong ba kinh thành (Cố đô Huế, Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long, và Thành nhà Hồ) được công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới.
- Xin ông cho biết những công việc và dự án cần triển khai trong thời gian tới để bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa của Thành nhà Hồ sau khi được công nhận là Di sản văn hóa thế giới?
- Ông Vương Văn Việt: Cần có sự đầu tư nhân lực và vật lực một cách phù hợp để giữ được sự toàn vẹn cảnh quan thiên nhiên của toàn bộ di sản, cũng như những kiến trúc và thiết kế xây dựng của nó. Cần từng bước tiến hành khai quật khảo cổ học, kêu gọi nguồn lực đầu tư từ nước ngoài và trong nước. Trích một phần ngân sách địa phương để đầu tư cho việc thiết kế và khôi phục lại một số hạ mục công trình nhằm làm tăng thêm sức hấp dẫn di tích và thu hút du khách.
Cũng cần tiến hành quy hoạch để sao cho di sản luôn có sức sống vì di sản phải sống trong cộng đồng. Cộng đồng phải có trách nhiệm tham gia vào việc quản lý, bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị của di sản. Điều này cần đi đôi với việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục văn hóa truyền thống và ý thức của người dân.
Bên cạnh đó, quyền lợi của người dân cũng cần được chú ý một cách đúng mức, bằng cách giúp người dân tham gia vào các hoạt động phục vụ du khách, các hoạt động phục vụ các nhà nghiên cứu văn hóa và lịch sử.
- Sau Thành nhà Hồ, tỉnh Thanh Hóa có kế hoạch gì để chuẩn bị cho việc đề nghị công nhận những di tích tiếp theo của tỉnh?
Ông Vương Văn Việt: Ban lãnh đạo tỉnh đang chuẩn bị hồ sơ cho di tích Hang con Moong, thuộc địa phận huyện Thạch Thành, cách Thành nhà Hồ khoảng 15-20km về phía Bắc. Đây là vùng đệm của Rừng quốc gia Quốc Phương, trong hệ thống các hang động người xưa của Quốc Phương. Nơi đây các nhà khảo cổ đã phát hiện các tầng văn hóa Sơn Vi - một nền văn hóa ở Việt Nam vào hậu kỳ thời đại đồ đá cũ, kế trước văn hóa Hòa Bình.
- Xin cám ơn ông!
Lê Hà-Trung Dũng (Vietnam+)