Ngày 20/11, Festival cầu Long Biên 2010 với chủ đề “Cầu Rồng kể chuyện Thăng Long-Hà Nội” đã chính thức được khai mạc. Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Hoàng Mạnh Hiển dự và cắt băng khai mạc lễ hội.
Đây là lần thứ hai, lễ hội văn hóa được tổ chức tại cầu Long Biên - biểu tượng văn hóa, lịch sử của Thủ đô và được nhiều thế hệ người Hà Nội trân trọng (Festival Ký ức cầu Long Biên được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2009).
Diễn ra trong hai ngày 20 và 21/11, Festival lấy tâm điểm là cầu Long Biên và sử dụng hình thức không gian nghệ thuật mở. Phần cầu phía Hoàn Kiếm được trang trí tựa hình một đầu rồng lớn. Phần mất nhịp ở giữa cầu được dành để treo cờ của các quốc gia.
Festival tập trung phản ánh ba chủ điểm chính là Cây cầu Ký ức-Cây cầu Ước mơ-Bạn bè Quốc tế với Thăng Long-Hà Nội.
“Cây cầu ký ức” (chiều đi - từ Hoàn Kiếm sang Gia Lâm) giới thiệu khái quát lịch sử dân tộc theo phân kỳ lịch sử (từ thời tiền Thăng Long và 10 thế kỷ) thông qua tranh, ảnh, tư liệu tổng hợp và trang phục cổ được chọn lọc trưng bày theo niên đại cụ thể. Tại đây còn trưng bày những cánh diều sáo đồng bằng Bắc bộ đủ màu sắc.
“Cây cầu ước mơ” (chiều về - từ Gia Lâm sang Hoàn Kiếm) phản ánh tương lai của Hà Nội-Việt Nam trong thời kỳ hội nhập phát triển thông qua triển lãm tranh của các em thiếu nhi. Ban tổ chức cũng dành không gian để tuyên truyền bảo vệ môi trường và lối sống lành mạnh, gần gũi với thiên nhiên.
Ngoài ra, Festival còn có các hoạt động khác như triển lãm tranh, ảnh về cầu Long Biên xưa và nay; hội chợ ẩm thực, gợi nhớ không gian Hà Nội xưa, giới thiệu sản phẩm tại vườn hoa Long Biên (đầu cầu phía Gia Lâm); diễu hành xe đạp “Vì một hành tinh xanh”; biểu diễn văn nghệ, nhạc trẻ; vận động ủng hộ miền Trung bị lũ lụt…
Cầu Long Biên là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng do người Pháp xây dựng (1899-1902), với chiều dài 1.682m và bao gồm 19 nhịp dầm thép. Trong hơn một trăm năm tồn tại, cầu Long Biên đã chứng kiến bao thăng trầm của Hà Nội và trở thành một biểu tượng không thể tách rời của Thủ đô./.
Đây là lần thứ hai, lễ hội văn hóa được tổ chức tại cầu Long Biên - biểu tượng văn hóa, lịch sử của Thủ đô và được nhiều thế hệ người Hà Nội trân trọng (Festival Ký ức cầu Long Biên được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2009).
Diễn ra trong hai ngày 20 và 21/11, Festival lấy tâm điểm là cầu Long Biên và sử dụng hình thức không gian nghệ thuật mở. Phần cầu phía Hoàn Kiếm được trang trí tựa hình một đầu rồng lớn. Phần mất nhịp ở giữa cầu được dành để treo cờ của các quốc gia.
Festival tập trung phản ánh ba chủ điểm chính là Cây cầu Ký ức-Cây cầu Ước mơ-Bạn bè Quốc tế với Thăng Long-Hà Nội.
“Cây cầu ký ức” (chiều đi - từ Hoàn Kiếm sang Gia Lâm) giới thiệu khái quát lịch sử dân tộc theo phân kỳ lịch sử (từ thời tiền Thăng Long và 10 thế kỷ) thông qua tranh, ảnh, tư liệu tổng hợp và trang phục cổ được chọn lọc trưng bày theo niên đại cụ thể. Tại đây còn trưng bày những cánh diều sáo đồng bằng Bắc bộ đủ màu sắc.
“Cây cầu ước mơ” (chiều về - từ Gia Lâm sang Hoàn Kiếm) phản ánh tương lai của Hà Nội-Việt Nam trong thời kỳ hội nhập phát triển thông qua triển lãm tranh của các em thiếu nhi. Ban tổ chức cũng dành không gian để tuyên truyền bảo vệ môi trường và lối sống lành mạnh, gần gũi với thiên nhiên.
Ngoài ra, Festival còn có các hoạt động khác như triển lãm tranh, ảnh về cầu Long Biên xưa và nay; hội chợ ẩm thực, gợi nhớ không gian Hà Nội xưa, giới thiệu sản phẩm tại vườn hoa Long Biên (đầu cầu phía Gia Lâm); diễu hành xe đạp “Vì một hành tinh xanh”; biểu diễn văn nghệ, nhạc trẻ; vận động ủng hộ miền Trung bị lũ lụt…
Cầu Long Biên là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng do người Pháp xây dựng (1899-1902), với chiều dài 1.682m và bao gồm 19 nhịp dầm thép. Trong hơn một trăm năm tồn tại, cầu Long Biên đã chứng kiến bao thăng trầm của Hà Nội và trở thành một biểu tượng không thể tách rời của Thủ đô./.
Hồng Hạnh (TTXVN/Vietnam+)