Giá dầu gần mức cao của năm 2018 nhờ niềm tin tăng nhu cầu

Đà phục hồi mạnh kinh tế mẽ sau đại dịch COVID-19 tại Mỹ, Trung Quốc và châu Âu, khiến giá dầu tăng hơn 40% trong năm nay.
Giá dầu gần mức cao của năm 2018 nhờ niềm tin tăng nhu cầu ảnh 1Một cơ sở khai thác dầu của Iran trên đảo Khark. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Giá dầu mỏ châu Á ổn định sau khi thiết lập mức cao nhất kể từ tháng 10/2018, giữa bối cảnh những nhận xét lạc quan về thị trường từ nhà giao dịch năng lượng và hàng hóa hàng đầu thế giới Vitol Group càng làm giới đầu tư tăng thêm lạc quan về sự phục hồi nhu cầu năng lượng của toàn cầu.

Hợp đồng dầu mỏ kỳ hạn tại thị trường New York giao dịch gần 69 USD/thùng sau khi ghi nhận tuần tăng thứ hai liên tiếp.

Phát biểu tại một hội nghị ngày 6/6, Trưởng bộ phận phụ trách thị trường châu Á của Vitol Mike Muller cho rằng Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các quốc gia sản xuất dầu liên minh, còn gọi là OPEC+, dường như kiểm soát được giá dầu thô, trong bối cảnh sản lượng khai thác dầu thô của Mỹ vẫn thấp hơn so với trước đại dịch COVID-19.

[Giá dầu châu Á phiên sáng 7/6 đạt mức cao nhất của hơn 2 năm qua]

Liên minh đang cung ứng dầu trở lại sau khi cắt giảm nguồn cung để siết chặt thị trường.

Đà phục hồi mạnh kinh tế mẽ sau đại dịch COVID-19 tại Mỹ, Trung Quốc và châu Âu, khiến giá dầu tăng hơn 40% trong năm nay.

Tuy nhiên, dịch COVID-19 bùng phát trở lại ở châu Á được xem như một lời nhắc nhở rằng đà phục hồi sẽ không đồng đều.

Trong khi đó, gã khổng lồ năng lượng Rosneft PJSC của Nga cảnh báo về việc thiếu hụt nguồn cung khi các nhà sản xuất trên thế giới ngày càng chuyển nguồn vốn đầu tư vào một quá trình chuyển đổi năng lượng “vội vàng.”

Phát biểu tại sự kiện do nhà tư vấn Gulf Intelligence tổ chức, ông Muller cho hay sản lượng khai thác ở Mỹ giảm khiến việc kiểm soát thị trường của OPEC+ trở nên dễ dàng hơn.

Theo ông, tiến độ đàm phán giữa Iran và và các cường quốc trên thế giới nhằm khôi phục thỏa thuận về chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Iran năm 2015 chậm lại, khiến ít khả năng nguồn cung ứng dầu thô của Iran được tung ra vào trước quý 4/2021./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục