Hà Nội: Áp dụng biện pháp mạnh hơn Chỉ thị 17 với địa bàn nguy cơ cao

Trước diễn biến của dịch bệnh, ông Chu Ngọc Anh yêu cầu UBND các quận, huyện, thị xã, phường, xã, thị trấn có thể áp dụng các biện pháp mạnh mẽ hơn Chỉ thị số 17/CT-UBND đối với địa bàn có nguy cơ cao
Hà Nội: Áp dụng biện pháp mạnh hơn Chỉ thị 17 với địa bàn nguy cơ cao ảnh 1Cuộc họp của Sở Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 thành phố Hà Nội. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Tại cuộc họp trực tuyến ngày 28/7, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh nhấn mạnh các sở, ngành, ủy ban nhân dân các cấp phải tăng cường kiểm tra, giám sát cả về quy mô và cường độ; cho phép địa bàn nguy cơ cao được áp dụng biện pháp mạnh hơn Chỉ thị số 17/CT-UBND.

Nhiều nơi chưa thực hiện nghiêm Chỉ thị 17

Theo ông Chu Ngọc Anh,  sau 4 ngày triển khai thực hiện Chỉ thị 17, kiểm tra cho thấy có nơi làm rất tốt, có nơi chưa thực hiện nghiêm, có hiện tượng chủ quan, lơ là. Thậm chí, có hiện tượng người đứng đầu cấp ủy, chính quyền chưa sâu sát...

Do đó, Thường trực Thành ủy đã chỉ đạo một số giải pháp cấp bách phải thực hiện ngay để chấn chỉnh; yêu cầu các cấp ủy, chính quyền, nhất là người đứng đầu các cấp, các ngành, các quận, huyện, thị xã rà soát, đánh giá toàn diện và bảo đảm thực hiện đúng, thực hiện đủ từng nội dung Chỉ thị số 17/CT-UBND; lấy hiệu quả thực hiện làm “thước đo” năng lực, uy tín, trách nhiệm cán bộ.

[Không để bị động, bất ngờ, mất kiểm soát trong mọi tình huống]

Ông Chu Ngọc Anh yêu  cầu người đứng đầu các sở, ngành, quận, huyện, thị xã, phường, xã, thị trấn chịu trách nhiệm trước Ủy ban Nhân dân thành phố về hiệu quả công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn, phạm vi, lĩnh vực phụ trách; trọng tâm là thực hiện đúng nguyên tắc: "Khu phố cách ly với khu phố; thôn bản cách ly với thôn bản; xã, phường cách ly với xã, phường; quận, huyện cách ly với quận, huyện; thành phố cách ly với tỉnh."

Ông Chu Ngọc Anh yêu cầu Chủ tịch cấp huyện, cấp xã phải chịu trách nhiệm nếu để nhiều người dân vi phạm quy định, để cơ quan, đơn vị, tổ chức không tuân thủ quy định về số lượng người đi làm và các quy định an toàn phòng dịch trong Chỉ thị số 17/CT-UBND. Việc kiểm tra, giám sát phải được làm cụ thể tới từng cơ quan, đơn vị, tổ chức trên địa bàn.

Người đứng đầu Ủy ban Nhân dân thành phố đặc biệt lưu ý các quận, huyện, thị xã, phường, xã, thị trấn phải siết chặt hoạt động của các khu, cụm công nghiệp, các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, bảo đảm chỉ hoạt động khi đáp ứng yêu cầu an toàn phòng dịch và cam kết theo quy định. 

Chủ động giữ vùng xanh, luồng xanh

Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong cho rằng công tác phòng, chống dịch còn lâu dài, không chỉ 15 ngày giãn cách xã hội, nên thành phố phải có kế hoạch, kịch bản lâu dài để nắm thế chủ động.

Hà Nội: Áp dụng biện pháp mạnh hơn Chỉ thị 17 với địa bàn nguy cơ cao ảnh 2Lực lượng chức năng kiểm tra, xử phạt người dân ra đường không có lý do chính đáng. (Ảnh: N.T/Vietnam+)

Ông Phong khẳng định các đoàn kiểm tra của Ban Thường vụ Thành ủy sẽ kiểm tra theo phương châm hạn chế nghe báo cáo, xuống trực tiếp điểm nóng để bảo đảm thực chất. Ông đề nghị các địa phương phải tăng cường các biện pháp phòng thủ để giữ an toàn cho các địa bàn chưa có F0, tạo thành các “vùng xanh” trong thành phố.

Lãnh đạo Hà Nội khen ngợi việc các ngành đã hội ý nhanh, giải quyết các vướng mắc liên quan đến việc tạo “luồng xanh” cho xe chở hàng hóa thiết yếu; hoạt động của đội ngũ giao hàng (shipper); thi công các công trình trọng điểm, người thực hiện công vụ ra vào thành phố...

Hà Nội: Áp dụng biện pháp mạnh hơn Chỉ thị 17 với địa bàn nguy cơ cao ảnh 3Ông Chu Ngọc Anh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố phát biểu tại cuộc họp. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Ông yêu cầu Ủy ban Nhân dân các quận, huyện, thị xã, phường, xã, thị trấn phối hợp chặt chẽ với Công an thành phố, “chia lửa” với lực lượng công an trong việc bố trí thêm các chốt kiểm soát; tổ chức thêm lực lượng hỗ trợ như huy động lực lượng quân nhân dự bị, bảo vệ dân phố, dân phòng, đoàn viên, hội viên, các tổ COVID-19 cộng đồng, các tình nguyện viên..., không để tình trạng “ngoài chặt, trong lỏng.”

Các cấp, các ngành đồng loạt tăng cường kiểm tra, giám sát đột xuất, bất ngờ trên toàn địa bàn, bảo đảm chặt chẽ từ cơ sở; trọng tâm là việc chấp hành của người dân đối với quy định “chỉ ra ngoài khi thật sự cần thiết” và việc bảo đảm số lượng người đi làm của các cơ quan, đơn vị, tổ chức trên địa bàn.

Hà Nội: Áp dụng biện pháp mạnh hơn Chỉ thị 17 với địa bàn nguy cơ cao ảnh 4Người dân Hà Nội cần thực hiện nghiêm Chỉ thị 17 để bảo đảm an toàn cho mình và cộng đồng trước diễn biến phức tạp của COVID-19. (Ảnh: NT/Vietnam+)
 

Đặc biệt, ông Chu Ngọc Anh yêu cầu Ủy ban Nhân dân các quận, huyện, thị xã, phường, xã, thị trấn có thể áp dụng các biện pháp mạnh mẽ hơn Chỉ thị số 17 đối với địa bàn có nguy cơ cao. Đây là thẩm quyền đã được thành phố phân cấp cụ thể.../.

Tiêm vaccine Moderna cho người dân quận Hoàn Kiếm sáng 28/7. (Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN)
Tiêm vaccine Moderna cho người dân quận Hoàn Kiếm sáng 28/7. (Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN)
Tiêm vaccine Moderna cho đối tượng ưu tiên quận Hoàn Kiếm sáng 28/7. (Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN)
Tiêm vaccine Moderna cho đối tượng ưu tiên quận Hoàn Kiếm sáng 28/7. (Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN)
Người dân quận Hoàn Kiếm chờ tiêm vaccine. (Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN)
Người dân quận Hoàn Kiếm chờ tiêm vaccine. (Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN)
Lực lượng y tế quận Hoàng Kiếm tiêm vaccine Moderna cho người dân sáng 28/7. (Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN)
Lực lượng y tế quận Hoàng Kiếm tiêm vaccine Moderna cho người dân sáng 28/7. (Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN)
Từ 27/7, Hà Nội bắt đầu chiến dịch tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 lớn nhất trong lịch sử, dự kiến từ tháng 7/2021 đến 4/2022, cho trên 5,1 triệu người dân, xếp theo thứ tự ưu tiên, sau đó mở rộng sang các đối tượng khác tại các trung tâm y tế quận, huyện, thị xã với cả ba loại vaccine gồm AstraZeneca, Pfizer và Moderna. (Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN)
Từ 27/7, Hà Nội bắt đầu chiến dịch tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 lớn nhất trong lịch sử, dự kiến từ tháng 7/2021 đến 4/2022, cho trên 5,1 triệu người dân, xếp theo thứ tự ưu tiên, sau đó mở rộng sang các đối tượng khác tại các trung tâm y tế quận, huyện, thị xã với cả ba loại vaccine gồm AstraZeneca, Pfizer và Moderna. (Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN)
Người lớn tuổi là một trong 10 đối tượng được ưu tiên tiêm sớm (ảnh chụp sáng 28/7 tại Trường tiểu học Nguyễn Du, Hoàn Kiếm). (Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN)
Người lớn tuổi là một trong 10 đối tượng được ưu tiên tiêm sớm (ảnh chụp sáng 28/7 tại Trường tiểu học Nguyễn Du, Hoàn Kiếm). (Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN)
Vaccine Moderna được tiêm cho người dân điểm tiêm Trường tiểu học Nguyễn Du (Hoàn Kiếm) sáng 28/7. (Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN)
Vaccine Moderna được tiêm cho người dân điểm tiêm Trường tiểu học Nguyễn Du (Hoàn Kiếm) sáng 28/7. (Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN)
Khám sàng lọc trước tiêm cho người dân quận Hoàn Kiếm (chụp sáng 28/7 tại Trường tiểu học Nguyễn Du, Hàng Tre, Hoàn Kiếm). (Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN)
Khám sàng lọc trước tiêm cho người dân quận Hoàn Kiếm (chụp sáng 28/7 tại Trường tiểu học Nguyễn Du, Hàng Tre, Hoàn Kiếm). (Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN)
Tiêm vaccine Moderna cho người dân quận Hoàn Kiếm sáng 28/7. (Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN)
Tiêm vaccine Moderna cho người dân quận Hoàn Kiếm sáng 28/7. (Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN)

Tình hình thực hiện CT17:

Công an thành phố đã lập 29 chốt kiểm soát các cửa ngõ Thủ đô, tăng 7 chốt so với thời gian đầu; đôn đốc 4.147 cảnh sát khu vực quản lý chặt nơi cư trú; huy động 789 tổ công tác ở công an các quận, huyện, thị xã để tăng cường kiểm tra vi phạm; bước đầu đã xử phạt 1.359 trường hợp vi phạm ra ngoài không đúng quy định, không đeo khẩu trang và 32 cơ sở kinh doanh hoạt động không đúng quy định...

Tình hình dịch bệnh tại Hà Nội:

Tính từ ngày 29/4 đến trưa 28/7 đã có 923 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, trong đó có 654 trường hợp nằm trong các ổ dịch chưa qua 14 ngày.

Tình hình tiêm chủng của Hà Nội:

Từ 27/7, Hà Nội bắt đầu chiến dịch tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 lớn nhất trong lịch sử cho trên 5,1 triệu người dân với cả ba loại vaccine gồm AstraZeneca, Pfizer và Moderna.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục