Tỉnh Phú Thọ đang hoàn tất khâu cuối cùng để củng cố hồ sơ đề cử “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ” để UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại trong năm 2012.
Tỉnh phối hợp với các ngành liên quan xây dựng báo cáo tiến độ và tóm tắt về hồ sơ đề cử để báo cáo lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các bộ, ngành có liên quan, tạo sự đồng thuận, ủng hộ cao nhất đối với hồ sơ đề cử “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ.”
Trong thời gian UNESCO xem xét, đánh giá hồ sơ đề cử, cơ quan thông tin đại chúng Trung ương và địa phương tích cực tuyên truyền, quảng bá về “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ.”
Đối với các bộ, ban, ngành Trung ương, tỉnh phối hợp với Viện Văn hóa nghệ thuật Việt Nam, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, Bộ Ngoại giao xây dựng kế hoạch để lãnh đạo tỉnh làm việc với Văn phòng UNESCO Việt Nam và các cơ quan đại diện ngoại giao của 24 nước thường trực Ủy ban liên chính phủ của UNESCO tại Việt Nam nhằm tranh thủ vận động, tuyên truyền, tạo sự đồng thuận đối với hồ sơ đề cử; đồng thời xây dựng kế hoạch vận động hồ sơ ở nước ngoài.
Viện Văn hóa nghệ thuật Việt Nam tiếp thu ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà nghiên cứu; ý kiến của các lãnh đạo tỉnh sớm hoàn thiện hồ sơ “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ”, đệ trình UNESCO trước ngày 15/5/2012 theo quy định.
Thờ cúng tổ tiên là một tập tục truyền thống, có vị trí đặc biệt trong đời sống tinh thần của dân tộc Việt Nam, là một trong các thành tố tạo nên bản sắc văn hóa độc đáo rất riêng của người Việt Nam.
Bắt nguồn từ tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong gia tộc, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương có từ xa xưa đã trở thành bản sắc văn hóa của cộng đồng với triết lý “Con người có tổ có tông.”
Thờ cúng Hùng Vương có tầm quan trọng trong tâm thức của người Việt, khẳng định người Việt có chung một thủy tổ, nguồn gốc. Thờ cúng Hùng Vương, thờ cúng thủy tổ của dân tộc trở thành một biểu tượng văn hóa, tín ngưỡng kết nối giữa quá khứ với hiện tại, có tác dụng vun đắp tình cảm với gia đình, làng xã và đất nước./.
Tỉnh phối hợp với các ngành liên quan xây dựng báo cáo tiến độ và tóm tắt về hồ sơ đề cử để báo cáo lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các bộ, ngành có liên quan, tạo sự đồng thuận, ủng hộ cao nhất đối với hồ sơ đề cử “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ.”
Trong thời gian UNESCO xem xét, đánh giá hồ sơ đề cử, cơ quan thông tin đại chúng Trung ương và địa phương tích cực tuyên truyền, quảng bá về “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ.”
Đối với các bộ, ban, ngành Trung ương, tỉnh phối hợp với Viện Văn hóa nghệ thuật Việt Nam, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, Bộ Ngoại giao xây dựng kế hoạch để lãnh đạo tỉnh làm việc với Văn phòng UNESCO Việt Nam và các cơ quan đại diện ngoại giao của 24 nước thường trực Ủy ban liên chính phủ của UNESCO tại Việt Nam nhằm tranh thủ vận động, tuyên truyền, tạo sự đồng thuận đối với hồ sơ đề cử; đồng thời xây dựng kế hoạch vận động hồ sơ ở nước ngoài.
Viện Văn hóa nghệ thuật Việt Nam tiếp thu ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà nghiên cứu; ý kiến của các lãnh đạo tỉnh sớm hoàn thiện hồ sơ “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ”, đệ trình UNESCO trước ngày 15/5/2012 theo quy định.
Thờ cúng tổ tiên là một tập tục truyền thống, có vị trí đặc biệt trong đời sống tinh thần của dân tộc Việt Nam, là một trong các thành tố tạo nên bản sắc văn hóa độc đáo rất riêng của người Việt Nam.
Bắt nguồn từ tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong gia tộc, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương có từ xa xưa đã trở thành bản sắc văn hóa của cộng đồng với triết lý “Con người có tổ có tông.”
Thờ cúng Hùng Vương có tầm quan trọng trong tâm thức của người Việt, khẳng định người Việt có chung một thủy tổ, nguồn gốc. Thờ cúng Hùng Vương, thờ cúng thủy tổ của dân tộc trở thành một biểu tượng văn hóa, tín ngưỡng kết nối giữa quá khứ với hiện tại, có tác dụng vun đắp tình cảm với gia đình, làng xã và đất nước./.
Tạ Văn Toàn (TTXVN)