Trong khuôn khổ của Lễ hội càphê Buôn Ma Thuột lần thứ 4, sáng 10/3, tại thành phố Buôn Ma Thuột, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị triển vọng ngành hàng càphê Việt Nam - Giá trị gia tăng trong chuỗi ngành hàng.
Tại hội nghị, các chuyên gia về càphê trong nước cũng như quốc tế đã thảo luận, trao đổi thông tin về 4 nội dung quan trọng như: Tổng quan và triển vọng ngành hàng càphê trong nước, quốc tế; Đổi mới tổ chức ngành hàng, chương trình cải cách thể chế ngành càphê Việt Nam; Sản xuất càphê bền vững (các mô hình sản xuất càphê bền vững trong nước và thế giới, giải pháp, cách thức nhằm tạo ra giá trị gia tăng cùng các tác động nổi bật của chương trình chứng nhận UTZ đến việc canh tác hiệu quả của nông dân...); Chế biến nâng cao giá trị gia tăng trong tiêu thụ càphê.
Việt Nam từ một nước sản xuất càphê chưa được biết đến đã vươn lên chiếm vị trí thứ hai về sản lượng càphê cung cấp cho thị trường thế giới, đứng hàng thứ nhất về sản lượng càphê vối, chỉ trong gần 2 thập niên qua.
Năm 1961, diện tích càphê của cả nước chỉ có 21.200 ha nhưng đến nay đã tăng lên trên 614.500 ha, trong đó có trên 550.000 ha càphê kinh doanh, năng suất đạt bình quân 23,2 tạ/ha, sản lượng xuất khẩu đạt gần 1,7 triệu tấn càphê nhân, với kim ngạch xuất đạt 3,74 tỷ USD. Đây là bước tiến vượt bậc của ngành càphê Việt Nam, góp phần quan trọng trong tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của ngành nông nghiệp trong những năm qua.
Tuy nhiên, phát triển càphê Việt Nam hiện nay phải đối mặt với nhiều vấn đề, trong đó có việc nâng cao chất lượng, tính bền vững nhất là giải quyết vấn đề tái canh càphê trong điều kiện biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp, rất cần có sự tham gia của nhiều bên liên quan để cùng nhau thúc đẩy ngành hàng càphê phát triển theo hướng sản xuất và kinh doanh bền vững trong thời gian đến./.
Tại hội nghị, các chuyên gia về càphê trong nước cũng như quốc tế đã thảo luận, trao đổi thông tin về 4 nội dung quan trọng như: Tổng quan và triển vọng ngành hàng càphê trong nước, quốc tế; Đổi mới tổ chức ngành hàng, chương trình cải cách thể chế ngành càphê Việt Nam; Sản xuất càphê bền vững (các mô hình sản xuất càphê bền vững trong nước và thế giới, giải pháp, cách thức nhằm tạo ra giá trị gia tăng cùng các tác động nổi bật của chương trình chứng nhận UTZ đến việc canh tác hiệu quả của nông dân...); Chế biến nâng cao giá trị gia tăng trong tiêu thụ càphê.
Việt Nam từ một nước sản xuất càphê chưa được biết đến đã vươn lên chiếm vị trí thứ hai về sản lượng càphê cung cấp cho thị trường thế giới, đứng hàng thứ nhất về sản lượng càphê vối, chỉ trong gần 2 thập niên qua.
Năm 1961, diện tích càphê của cả nước chỉ có 21.200 ha nhưng đến nay đã tăng lên trên 614.500 ha, trong đó có trên 550.000 ha càphê kinh doanh, năng suất đạt bình quân 23,2 tạ/ha, sản lượng xuất khẩu đạt gần 1,7 triệu tấn càphê nhân, với kim ngạch xuất đạt 3,74 tỷ USD. Đây là bước tiến vượt bậc của ngành càphê Việt Nam, góp phần quan trọng trong tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của ngành nông nghiệp trong những năm qua.
Tuy nhiên, phát triển càphê Việt Nam hiện nay phải đối mặt với nhiều vấn đề, trong đó có việc nâng cao chất lượng, tính bền vững nhất là giải quyết vấn đề tái canh càphê trong điều kiện biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp, rất cần có sự tham gia của nhiều bên liên quan để cùng nhau thúc đẩy ngành hàng càphê phát triển theo hướng sản xuất và kinh doanh bền vững trong thời gian đến./.
Quang Huy (TTXVN)