Ông Nguyễn Phước Hải Trung, Giám đốc Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế cho biết,trong các dịp Festival Huế, các cổ vật đều có dịp trưng bày, ra mắt công chúng,nhưng với số lượng rất hạn hẹp do thiếu nơi trưng bày trong khi cổ vật rất phongphú về chủng loại.
Mới đây, tại Festival nghề truyền thống Huế 2011, bộ sưu tập "Ẩm thực cung đìnhHuế qua cổ vật" được tổ chức với quy mô khá hấp dẫn, phục vụ khách tham quan kéodài đến hết tháng 3/2012.
Theo ông Trung, ẩm thực cung đình đã trở thành một điển chế có tính nghi thứccủa triều Nguyễn gắn với ba dạng tồn tại của phong cách ẩm thực, đó là bữa ăncủa vua và hoàng gia; cỗ cúng tại các lễ và yến tiệc hoàng cung.
Bữa ăn của vua, thường từ 35-50 món, trong đó phải có một vài món thuộc bát trân(tám món quý nhất như bàn tay gấu, gân nai, môi đười ươi, thịt chân voi và yếnsào...) do đội Thượng Thiện đảm trách đặt dưới sự giám sát của Thái Y Viện.
Đối với yến tiệc để tiếp đãi sứ thần, chiêu đãi tân khoa tiến sĩ, tùy theo quymô mà triều Nguyễn đã phân thành các loại yến tiệc khác nhau. Đại yến 161 món,Yến đặc tiệc 50 món, Ngọc yến 30 món do Quang Lộc Tự đảm trách.
Đối với cỗ trần thiết tại các dịp tế tự, thường là cỗ chay, hạng 1 gồm 25 món,hạng 2 gồm 20 món cũng do Quang Lộc Tự đảm trách.
Ngày nay, văn hóa ẩm thực cung đình Huế đã và đang tiếp biến trong đời sống hiệnđại với nhiều cấp độ khác nhau. Triển lãm do không đủ diện tích nên chỉ trưngbày hơn 90 cổ vật, giới thiệu những sưu tập đồ ăn, đồ uống trà, đồ uống rượu, đồtrầu-thuốc thời Nguyễn, mang đến cho du khách những cảm nhận thú vị về một phầnnhỏ trong sinh hoạt ẩm thực cung đình xưa.
Các vật dụng đựng thức ăn trong cung đều là những tác phẩm nghệ thuật được tạotác bởi các xưởng sản xuất vật dụng cung đình hoặc được triều đình đặt hàng theomẫu từ các xưởng sản xuất nổi tiếng trên thế giới như gốm sứ thượng hạng GiangTây (Trung Quốc); gốm sứ Alfred Hache (Paris-Vierzon, Pháp) cũng có mặt trongtriển lãm.
Cung An Định, nơi trưng bày chính của Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, hiện naycũng chỉ giới thiệu được khoảng 300 hiện vật, chủ yếu tại tầng 1 của tòa KhảiTường Lâu.
Phần trưng bày nội thất giới thiệu chủ yếu từng sưu tập hiện vật theo chất liệu sưu tập cành vàng lá ngọc; sưu tập tiền cổ Việt Nam, Nhật Bản và Trung Hoa; sưutập đồ sứ ký kiểu; sưu tập hiện vật kim loại quý; sưu tập đồ uống trà bằng đấtnung; sưu tập đồ gỗ, sưu tập đồ sứ phương Tây...
Phần trưng bày ngoại thất giới thiệu bộ sưu tập chuông, vạc đồng và đồ sứ kýkiểu phục chế.
Như vậy, số cổ vật của triều Nguyễn còn lại rất lớn đều được lưu giữ ở "kho".Tỉnh Thừa Thiên-Huế cần có sự đầu tư để mở rộng không gian trưng bày nhằm tăngthêm sự phong phú, hấp dẫn cho di sản văn hóa Huế./.