Italy ghi nhận nhiều trường hợp mắc COVID-19 không có triệu chứng

Bộ trưởng Y tế Italy Roberto Speranza cho rằng sự thận trọng vẫn là nguyên tắc cơ bản khi hiện nay vẫn chưa có vắcxin phòng bệnh COVID-19
Italy ghi nhận nhiều trường hợp mắc COVID-19 không có triệu chứng ảnh 1Ga tàu hỏa Roma Termini ở Rome. (Ảnh: THX/TTXVN)

Bộ Y tế Italy ngày 11/6 khẳng định, dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 vẫn đang lây lan và các trường hợp mắc bệnh không biểu hiện triệu chứng đang gia tăng. Do đó, người dân cần phải hết sức thận trọng khi hiện nay vẫn chưa có vắcxin phòng bệnh.

Phóng viên TTXVN tại Rome dẫn phát biểu của Bộ trưởng Y tế Italy Roberto Speranza cho biết nước này đang ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực về dịch bệnh COVID-19 như số ca hồi phục gia tăng, tốc độ lây nhiễm và số ca tử vong giảm, nhiều vùng đã có tỷ lệ lây nhiễm bằng 0...

Bộ trưởng Speranza đánh giá đây là những dấu hiệu đáng hoan nghênh nhưng chỉ là một phần của dịch bệnh, do đó người dân không thể ngừng cảnh giác.

Ông Speranza khẳng định dịch bệnh chưa kết thúc, vẫn còn các ổ dịch lây nhiễm, các trường hợp không biểu hiện triệu chứng vẫn chiếm tỷ lệ cao và virus chưa được kiểm soát. Do đó, các biện pháp phòng chống dịch nghiêm ngặt cần phải được triển khai ngay lập tức khi cần thiết.

Bộ trưởng Speranza khuyến cáo người dân duy trì khoảng cách an toàn, sử dụng khẩu trang, vệ sinh cá nhân, tránh tụ tập, ở nhà và thông báo ngay cho bác sỹ khi có các triệu chứng đầu tiên của bệnh. Ông cho rằng sự thận trọng vẫn là nguyên tắc cơ bản khi chưa có vắcxin phòng bệnh.

Theo Cơ quan Bảo vệ Dân sự Italy, tổng số ca mắc COVID-19 tại nước này tính đến ngày 11/6 là 236.142 trường hợp, trong đó có 34.167 ca tử vong và 171.338 bệnh nhân đã hồi phục./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Chuyên gia sức khỏe khuyến nghị chỉ nên ăn từ 20–25 hạt hạnh nhân/ngày và uống đủ nước đi kèm. (Ảnh: iStock)

8 mối nguy tiềm ẩn khi lạm dụng hạnh nhân mỗi ngày

Hạnh nhân nổi tiếng là loại "hạt vàng” cho sức khỏe, nhưng tiêu thụ quá nhiều có thể gây các tác dụng phụ nghiêm trọng như rối loạn tiêu hóa, tăng cân, ngộ độc vitamin E và các vấn đề sức khỏe khác.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng nhiều loại độc tố từ môi trường có thể làm tăng nguy cơ mắc Parkinson, đặc biệt là thuốc trừ sâu. (Nguồn: Vietnam+)

Thuốc trừ sâu làm tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa BMJ dự đoán rằng số người mắc bệnh Parkinson trên toàn thế giới có thể tăng hơn gấp đôi - từ 11,9 triệu người vào 2021 lên hơn 25 triệu người vào 2050.