Chiều 4/2, Hội nghị An ninh quốc tế thường niên lần thứ 47 đã khai mạc tại Munich, Đức, với sự tham dự của khoảng 350 quan chức cao cấp thuộc các giới chính trị, kinh tế và quân sự.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon, Thủ tướng Đức Angela Merkel, Thủ tướng Anh David Cameron, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đều tham dự hội nghị.
Trọng tâm của các cuộc thảo luận tại hội nghị ba ngày này tập trung vào vấn đề tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, tình hình ở Afghanistan, mối đe dọa từ tình trạng tội phạm trên mạng Internet.
Tình hình căng thẳng tại Ai Cập cũng đã trở thành chủ đề hàng đầu trong chương trình nghị sự của hội nghị.
Dự kiến, trong khuôn khổ hội nghị lần này, Ngoại trưởng Mỹ H. Clinton và người đồng cấp Nga Sergey Lavrov sẽ trao đổi các văn kiện phê chuẩn Hiệp ước mới về cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược (START mới) giữa hai nước, để văn kiện có tầm quan trọng đặc biệt với an ninh quốc tế trên chính thức có hiệu lực.
Đại diện Nhóm Bộ Tứ về hòa bình Trung Đông, gồm Liên hợp quốc, Liên minh châu Âu (EU), Nga và Mỹ cũng sẽ gặp nhau nhằm tìm giải pháp khôi phục cuộc thương lượng hòa bình Palestine-Israel đang bị đình trệ.
Kể từ năm 1962, Hội nghị Munich là diễn đàn chính để trao đổi ý kiến và điều phối quan điểm của giới chính trị, ngoại giao, quân sự và chuyên viên về những vấn đề quốc tế cấp bách nhất trên thế giới./.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon, Thủ tướng Đức Angela Merkel, Thủ tướng Anh David Cameron, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đều tham dự hội nghị.
Trọng tâm của các cuộc thảo luận tại hội nghị ba ngày này tập trung vào vấn đề tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, tình hình ở Afghanistan, mối đe dọa từ tình trạng tội phạm trên mạng Internet.
Tình hình căng thẳng tại Ai Cập cũng đã trở thành chủ đề hàng đầu trong chương trình nghị sự của hội nghị.
Dự kiến, trong khuôn khổ hội nghị lần này, Ngoại trưởng Mỹ H. Clinton và người đồng cấp Nga Sergey Lavrov sẽ trao đổi các văn kiện phê chuẩn Hiệp ước mới về cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược (START mới) giữa hai nước, để văn kiện có tầm quan trọng đặc biệt với an ninh quốc tế trên chính thức có hiệu lực.
Đại diện Nhóm Bộ Tứ về hòa bình Trung Đông, gồm Liên hợp quốc, Liên minh châu Âu (EU), Nga và Mỹ cũng sẽ gặp nhau nhằm tìm giải pháp khôi phục cuộc thương lượng hòa bình Palestine-Israel đang bị đình trệ.
Kể từ năm 1962, Hội nghị Munich là diễn đàn chính để trao đổi ý kiến và điều phối quan điểm của giới chính trị, ngoại giao, quân sự và chuyên viên về những vấn đề quốc tế cấp bách nhất trên thế giới./.
(TTXVN/Vietnam+)