Bộ Tài chính Libya cho biết chính phủ nước này sẽ tăng gấp đôi lãi suất để khuyến khích người dân gửi tiền vào ngân hàng thay vì tích trữ ở nhà.
Nền kinh tế trì trệ của Libya khiến người ta lo ngại về vấn đề thanh khoản nếu cuộc khủng hoảng chính trị tại nước này không được giải quyết.
Tăng lãi suất lên gấp đôi là một trong những biện pháp cấp bách mà Chính phủ Libya phải thực hiện cùng với những biện pháp khác trong những tuần gần đây nhằm hạn chế sử dụng nhiên liệu và ngăn người dân rút tiền tiết kiệm.
Theo số liệu thống kê, 75% dân số Libya sống ở khu vực miền Tây vẫn nhận lương, lương hưu và trợ giúp của chính phủ, bất chấp sự phong tỏa của cộng đồng quốc tế.
Chính phủ Libya hiện vẫn đảm bảo được việc chi trả lương và lương hưu, mặc dù các hóa đơn này là rất lớn.
Kể từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng chính trị, phần lớn người dân đã mua lương thực để tích trữ, tác động tới 50% hàng hóa tiêu dùng. Đa số lao động nước ngoài, ước tính khoảng 2 triệu người, đã rời khỏi Libya.
Theo Bộ Tài chính Libya, nếu người dân nhận ra rằng tiền của họ an toàn trong các ngân hàng trong khi hưởng lợi lớn thì lòng tin của họ sẽ tăng lên. Chính phủ Libya đã giới hạn việc rút tiền mặt từ ngân hàng xuống mức 1.000 dinar, dựa trên chi phí cần thiết để chi tiêu trong một tháng, đồng thời khuyến khích người dân mua vàng như một hình thức đảm bảo an toàn.
Xét tới các dự án đầu tư của Libya, nước này sở hữu 2,64% tổng giá trị của Sở giao dịch chứng khoán Jordan, tương đương khoảng 700 triệu USD, với 100 cổ đông sở hữu hơn 82 triệu cổ phiếu.
Ngân hàng Nước ngoài Libya góp tới 15,94% vốn trong Ngân hàng Nhà ở và 4,54% vốn của Ngân hàng Jordan. Ngân hàng này còn sở hữu 12,79% vốn của Ngân hàng đầu tư Arập-Jordan với 100 triệu cổ phiếu.
Giới quan sát đang đặt dấu hỏi về tương lai của các khoản đầu tư nước ngoài và Arập ở Libya cũng như tác động đối với các nền kinh tế kết hợp với Libya, xét tới bất ổn chính trị mà quốc gia này đang phải đối mặt, nhất là sau khi xuất hiện quỹ đầu tư quốc gia Libya với số tài sản ước tính khoảng 80 tỷ USD./.
Nền kinh tế trì trệ của Libya khiến người ta lo ngại về vấn đề thanh khoản nếu cuộc khủng hoảng chính trị tại nước này không được giải quyết.
Tăng lãi suất lên gấp đôi là một trong những biện pháp cấp bách mà Chính phủ Libya phải thực hiện cùng với những biện pháp khác trong những tuần gần đây nhằm hạn chế sử dụng nhiên liệu và ngăn người dân rút tiền tiết kiệm.
Theo số liệu thống kê, 75% dân số Libya sống ở khu vực miền Tây vẫn nhận lương, lương hưu và trợ giúp của chính phủ, bất chấp sự phong tỏa của cộng đồng quốc tế.
Chính phủ Libya hiện vẫn đảm bảo được việc chi trả lương và lương hưu, mặc dù các hóa đơn này là rất lớn.
Kể từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng chính trị, phần lớn người dân đã mua lương thực để tích trữ, tác động tới 50% hàng hóa tiêu dùng. Đa số lao động nước ngoài, ước tính khoảng 2 triệu người, đã rời khỏi Libya.
Theo Bộ Tài chính Libya, nếu người dân nhận ra rằng tiền của họ an toàn trong các ngân hàng trong khi hưởng lợi lớn thì lòng tin của họ sẽ tăng lên. Chính phủ Libya đã giới hạn việc rút tiền mặt từ ngân hàng xuống mức 1.000 dinar, dựa trên chi phí cần thiết để chi tiêu trong một tháng, đồng thời khuyến khích người dân mua vàng như một hình thức đảm bảo an toàn.
Xét tới các dự án đầu tư của Libya, nước này sở hữu 2,64% tổng giá trị của Sở giao dịch chứng khoán Jordan, tương đương khoảng 700 triệu USD, với 100 cổ đông sở hữu hơn 82 triệu cổ phiếu.
Ngân hàng Nước ngoài Libya góp tới 15,94% vốn trong Ngân hàng Nhà ở và 4,54% vốn của Ngân hàng Jordan. Ngân hàng này còn sở hữu 12,79% vốn của Ngân hàng đầu tư Arập-Jordan với 100 triệu cổ phiếu.
Giới quan sát đang đặt dấu hỏi về tương lai của các khoản đầu tư nước ngoài và Arập ở Libya cũng như tác động đối với các nền kinh tế kết hợp với Libya, xét tới bất ổn chính trị mà quốc gia này đang phải đối mặt, nhất là sau khi xuất hiện quỹ đầu tư quốc gia Libya với số tài sản ước tính khoảng 80 tỷ USD./.
Bùi Hoàn (TTXVN/Vietnam+)