Theo một nghiên cứu về sở hữu trí tuệ do Cơ quan Cấp bằng sáng chế châu Âu (EPO) và Cơ quan Hài hòa thị trường nội địa (OHIM) thuộc Liên minh châu Âu (EU) công bố hôm 30/9, 35% số việc làm trong EU liên quan đến lĩnh vực sở hữu trí tuệ.
Nghiên cứu với tiêu đề “Lĩnh vực liên quan đến sở hữu trí tuệ: đóng góp cho hoạt động kinh tế và việc làm trong EU," là cơ sở quan trọng để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong các hoạt động kinh tế của EU.
Theo số liệu của nghiên cứu, hoạt động kinh tế tổng thể trong EU đạt khoảng 4.700 tỷ euro mỗi năm, trong đó khu vực sở hữu trí tuệ chiếm 39% (26% việc làm trực tiếp và 9% việc làm gián tiếp).
Đại diện EU về thị trường nội địa và dịch vụ đánh giá việc làm Michel Barnier cho biết nghiên cứu này khẳng định mong muốn của EU trong việc thúc đẩy sở hữu trí tuệ gắn với tăng trưởng và việc làm, bởi lẽ hiện nay rất nhiều ngành sản xuất liên quan đến sở hữu trí tuệ như ngành công nghiệp mũi nhọn, sản xuất các mặt hàng thể thao, đồ chơi, trò chơi điện tử…
Nghiên cứu này cũng cho thấy một khi các đơn vị sản xuất và các trường đại học được cấp bằng chứng nhận sở hữu trí tuệ, họ sẽ thu hút được nhiều nguồn vốn cũng như các đối tác nước ngoài. Để nền kinh tế có tính cạnh tranh cao trên thị trường thế giới, EU cần tăng cường lĩnh vực sở hữu trí tuệ, bởi nó ảnh hưởng đến việc làm, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và buôn bán nội khối./.
Nghiên cứu với tiêu đề “Lĩnh vực liên quan đến sở hữu trí tuệ: đóng góp cho hoạt động kinh tế và việc làm trong EU," là cơ sở quan trọng để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong các hoạt động kinh tế của EU.
Theo số liệu của nghiên cứu, hoạt động kinh tế tổng thể trong EU đạt khoảng 4.700 tỷ euro mỗi năm, trong đó khu vực sở hữu trí tuệ chiếm 39% (26% việc làm trực tiếp và 9% việc làm gián tiếp).
Đại diện EU về thị trường nội địa và dịch vụ đánh giá việc làm Michel Barnier cho biết nghiên cứu này khẳng định mong muốn của EU trong việc thúc đẩy sở hữu trí tuệ gắn với tăng trưởng và việc làm, bởi lẽ hiện nay rất nhiều ngành sản xuất liên quan đến sở hữu trí tuệ như ngành công nghiệp mũi nhọn, sản xuất các mặt hàng thể thao, đồ chơi, trò chơi điện tử…
Nghiên cứu này cũng cho thấy một khi các đơn vị sản xuất và các trường đại học được cấp bằng chứng nhận sở hữu trí tuệ, họ sẽ thu hút được nhiều nguồn vốn cũng như các đối tác nước ngoài. Để nền kinh tế có tính cạnh tranh cao trên thị trường thế giới, EU cần tăng cường lĩnh vực sở hữu trí tuệ, bởi nó ảnh hưởng đến việc làm, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và buôn bán nội khối./.
(TTXVN)