Trước những bất cập của Luật Xuất bản hiện hành, Bộ Thông tin và Truyền thông đã được phép tiến hành các khâu chuẩn bị cho việc sửa đổi, bổ sung luật này.
Trước mắt, theo ông Lý Bá Toàn, Phó Cục trưởng Cục xuất bản biên soạn, Bộ sẽ thành lập một Ban soạn thảo và Tổ biên tập dự án Luật Xuất bản (sửa đổi) do Bộ trưởng làm Trưởng ban.
Tại Hội nghị đánh giá 6 năm thi hành Luật Xuất Bản do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức tại Hà Nội, sáng 12/10, nhiều ý kiến cho rằng Luật Xuất bản năm 2004 mặc dù đã được sửa đổi bổ sung năm 2008 nhưng lại đang xuất hiện nhiều bất cập.
Trong đó, những quy định chưa cụ thể về vị trí, mục đích của hoạt động xuất bản, đối tượng thành lập nhà xuất bản, liên kết trong hoạt động xuất bản… một số chính sách còn thiếu đồng bộ, thống nhất.
Quy định của Luật về xuất bản trên mạng internet chưa theo kịp sự phát triển và còn quá sơ sài, cần thiết phải sửa đổi cho cụ thể, đầy đủ và phù hợp với thực tiễn.
Khẳng định việc sửa đổi, bổ sung luật này là rất cần thiết, Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn cũng cho rằng việc sửa đổi lần này trước hết phải tạo được hành lang, điều kiện thông thoáng để vừa phát triển vừa quản lý được hoạt động xuất bản.
Các nội dung của Luật Xuất bản dự kiến sửa đổi, bổ sung tập trung vào 22 cụm vấn đề trong đó có nhiều nội dung nhỏ. Ví như, xác định rõ khái niệm về hoạt động xuất bản; quy định rõ các chính sách ưu đãi, hỗ trợ kinh phí trong từng lĩnh vực xuất bản, in, phát hành; cụ thể hóa quan điểm hội nhập, các định hướng quản lý của Việt Nam trong tương lai; quy định rõ và cụ thể hơn vè dung lượng quảng cáo đối với các thông tin được quảng cao trên xuất bản phẩm…
Đóng góp ý kiến vào vấn đề này, ông Bùi Doãn Nề, Phó Chủ tịch Hiệp hội in Việt Nam, cho rằng sửa đổi Luật lần này cần quan tâm đến các doanh nghiệp in mọi thành phần, có chính sách hỗ trợ việc làm và khuyến khích đầu tư công nghệ mới.
Theo ông Nề, Luật cần được sửa đổi theo hướng giảm bớt thủ tục cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp, thủ tục cấp giấy phép in và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp in Việt Nam tham gia in gia công xuất khẩu.
Đứng từ phía nhà xuất bản, ông Nguyễn Đức Hùng, Phó Giám đốc Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, đã nêu lên hiện trạng thành lập nhà xuất bản ồ ạt hiện nay. Ông Hùng cho rằng, trong bối cảnh đó, Luật sửa đổi nên phân loại nhà xuất bản phục vụ nhiệm vụ chính trị phải có chính sách kèm theo nhiều hơn các nhà xuất bản khác.
Do hiện nay, ở Việt Nam có nhà xuất bản hoạt động theo mô hình doanh nghiệp, có nhà xuất bản hoạt động theo đơn vị sự nghiệp nên yêu cầu quản lý của nhà nước đối với các nhà xuất bản này cũng khác nhau.
Quy hoạch phát triển nhà xuất bản cũng là vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều ý kiến tham luận tại hội nghị./.
Trước mắt, theo ông Lý Bá Toàn, Phó Cục trưởng Cục xuất bản biên soạn, Bộ sẽ thành lập một Ban soạn thảo và Tổ biên tập dự án Luật Xuất bản (sửa đổi) do Bộ trưởng làm Trưởng ban.
Tại Hội nghị đánh giá 6 năm thi hành Luật Xuất Bản do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức tại Hà Nội, sáng 12/10, nhiều ý kiến cho rằng Luật Xuất bản năm 2004 mặc dù đã được sửa đổi bổ sung năm 2008 nhưng lại đang xuất hiện nhiều bất cập.
Trong đó, những quy định chưa cụ thể về vị trí, mục đích của hoạt động xuất bản, đối tượng thành lập nhà xuất bản, liên kết trong hoạt động xuất bản… một số chính sách còn thiếu đồng bộ, thống nhất.
Quy định của Luật về xuất bản trên mạng internet chưa theo kịp sự phát triển và còn quá sơ sài, cần thiết phải sửa đổi cho cụ thể, đầy đủ và phù hợp với thực tiễn.
Khẳng định việc sửa đổi, bổ sung luật này là rất cần thiết, Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn cũng cho rằng việc sửa đổi lần này trước hết phải tạo được hành lang, điều kiện thông thoáng để vừa phát triển vừa quản lý được hoạt động xuất bản.
Các nội dung của Luật Xuất bản dự kiến sửa đổi, bổ sung tập trung vào 22 cụm vấn đề trong đó có nhiều nội dung nhỏ. Ví như, xác định rõ khái niệm về hoạt động xuất bản; quy định rõ các chính sách ưu đãi, hỗ trợ kinh phí trong từng lĩnh vực xuất bản, in, phát hành; cụ thể hóa quan điểm hội nhập, các định hướng quản lý của Việt Nam trong tương lai; quy định rõ và cụ thể hơn vè dung lượng quảng cáo đối với các thông tin được quảng cao trên xuất bản phẩm…
Đóng góp ý kiến vào vấn đề này, ông Bùi Doãn Nề, Phó Chủ tịch Hiệp hội in Việt Nam, cho rằng sửa đổi Luật lần này cần quan tâm đến các doanh nghiệp in mọi thành phần, có chính sách hỗ trợ việc làm và khuyến khích đầu tư công nghệ mới.
Theo ông Nề, Luật cần được sửa đổi theo hướng giảm bớt thủ tục cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp, thủ tục cấp giấy phép in và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp in Việt Nam tham gia in gia công xuất khẩu.
Đứng từ phía nhà xuất bản, ông Nguyễn Đức Hùng, Phó Giám đốc Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, đã nêu lên hiện trạng thành lập nhà xuất bản ồ ạt hiện nay. Ông Hùng cho rằng, trong bối cảnh đó, Luật sửa đổi nên phân loại nhà xuất bản phục vụ nhiệm vụ chính trị phải có chính sách kèm theo nhiều hơn các nhà xuất bản khác.
Do hiện nay, ở Việt Nam có nhà xuất bản hoạt động theo mô hình doanh nghiệp, có nhà xuất bản hoạt động theo đơn vị sự nghiệp nên yêu cầu quản lý của nhà nước đối với các nhà xuất bản này cũng khác nhau.
Quy hoạch phát triển nhà xuất bản cũng là vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều ý kiến tham luận tại hội nghị./.
Thiên Linh (Vietnam+)