Theo Moody's, phục hồi nhẹ là kịch bản kinh tế vĩ mô có khả năng xảy ra nhất.Nói cách khác, kinh tế thế giới sẽ không "bật dậy" mạnh trong năm 2010 và 2011,nhưng sẽ trở lại chiều hướng tăng trưởng trong bối cảnh thất nghiệp và thâm hụtngân sách dai dẳng.
Dự báo này phù hợp với kịch bản tăng trưởng "hình móc câu" mà Moody's đưa ratháng 5/2009, có nghĩa là tiếp sau sự phục hồi chậm chạp sẽ là một thời kỳ suythoái mạnh. Moody's khi đó nhận định cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu sẽ để lạinhững hậu quả kéo dài khiến nhiều nền kinh tế không thể trở lại chiều hướng tăngtrưởng trước đây.
Cơ quan này cho biết thêm sự phục hồi nhẹ của kinh tế thế giới không phản ánh sựbật dậy suôn sẻ trên toàn cầu và hoạt động kinh tế yếu kém ảnh hưởng nghiêmtrọng đến thực trạng tín dụng.
Moody's thừa nhận chính phủ và ngân hàng trung ương các nước đã nỗ lực đảm bảosự ổn định tài chính bằng cách tung ra các gói kích thích khổng lồ để đối phóvới cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu, nhưng cảnh báo những biện pháp này ít nhiềuđều phải trả giá bằng sự sống còn của nền kinh tế và khiến cho vấn đề nợ côngkhó giải quyết hơn.
Moody's cũng đã xác định 3 yếu tố chính khiến tổ chức này đưa ra dự báo phục hồikinh tế thế giới "hình móc câu".
Thứ nhất là các chính sách kích thích kinh tế được thực hiện một cách tùy tiệnhiện nay có thể dẫn đến việc tăng mạnh lãi suất dài hạn hoặc sự điều chỉnh mạnhvề tỷ giá tiền tệ.
Thứ hai, các thể chế tài chính không thể tái lập các nguồn vốn đệm với tốc độ đủnhanh để đối phó với những mối đe dọa tài chính và kinh tế.
Yếu tố thứ ba ít có khả năng xảy ra nhất là sự suy thoái ngoài dự đoán của mộtnền kinh tế năng động như Trung Quốc.
Theo dự đoán của Moody's, kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng từ 8,5%-9,5% trongcả năm 2010 và 2011; tốc độ này đối với kinh tế Anh là 1,0%-2,0% trong năm nayvà 2,0%-3,0% trong năm tới; đối với Mỹ là 2,0%-3,0% trong năm 2010 và 2,5%-3,5%trong năm tiếp theo./.