Trong khi thị trường lo ngại cuộc khủng hoảng nợ đang nhấn chìm Hy Lạp có thể lan sang các nước nặng nợ khác, nhất là ở Nam Âu, làm kinh tế châu Âu suy giảm và ảnh hưởng tới buôn bán của châu Âu với Mỹ và Trung Quốc, thì hai nền kinh tế lớn nhất và lớn thứ 3 thế giới này lại có quan điểm khác nhau về tác động của cuộc khủng hoảng.
Trong cuộc Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Trung-Mỹ vòng hai, diễn ra trong hai ngày 24 và 25/5 tại Bắc Kinh, các quan chức cấp cao của Mỹ và Trung Quốc đã đưa ra thông điệp khác nhau về những nguy cơ tiềm ẩn của cuộc khủng hoảng nợ châu Âu đối với tiến trình phục hồi kinh tế toàn cầu.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy Geithner cho rằng kinh tế toàn cầu phục hồi nhanh hơn dự đoán, và cuộc khủng hoảng nợ ở châu Âu chỉ ảnh hưởng không đáng kể tới tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Trong khi đó, Trung Quốc lại tỏ ra thận trọng hơn khi cảnh báo tác động của cuộc khủng hoảng nợ châu Âu tới nhu cầu hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc, cũng như của các khu vực khác.
Theo Ủy ban Kế hoạch Nhà nước Trung Quốc, cuộc khủng hoảng nợ sẽ có tác động mạnh tới nhu cầu hàng hóa xuất khẩu của nước này.
Trước đó Bộ trưởng Tài chính Tạ Húc Nhân đã cảnh báo cuộc khủng hoảng nợ châu Âu có thể còn tác động tới các khu vực khác của thế giới.
Trong bài viết đăng trên tờ Washington Post và trang thông tin điện tử của Bộ Tài chính, Bộ trưởng Tạ Húc Nhân nhấn mạnh: "Hiện tại những nguy cơ nảy sinh từ cuộc khủng hoảng nợ chủ quyền châu Âu đã làm gia tăng các nhân tố bất ổn lên tiến trình phục hồi kinh tế toàn cầu."
Một số nhà phân tích cho rằng Trung Quốc có thể hoãn tăng giá đồng NDT cho dù Washington hối thúc, do lo ngại xuất khẩu hàng hóa sang châu Âu sẽ bị ảnh hưởng.
Trong một thông báo gửi tới khách hàng, Ngân hàng Standard Chartered nhận định Trung Quốc không thể sớm phá vỡ sự gắn kết tỷ giá giữa đồng NDT và đồng USD.
Ngoài ra, do cần chứng kiến sự ổn định trên các thị trường toàn cầu và thặng dư thương mại bền vững, Trung Quốc có thể chờ tới quý 3 mới nới lỏng tỷ giá đồng NDT./.
Trong cuộc Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Trung-Mỹ vòng hai, diễn ra trong hai ngày 24 và 25/5 tại Bắc Kinh, các quan chức cấp cao của Mỹ và Trung Quốc đã đưa ra thông điệp khác nhau về những nguy cơ tiềm ẩn của cuộc khủng hoảng nợ châu Âu đối với tiến trình phục hồi kinh tế toàn cầu.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy Geithner cho rằng kinh tế toàn cầu phục hồi nhanh hơn dự đoán, và cuộc khủng hoảng nợ ở châu Âu chỉ ảnh hưởng không đáng kể tới tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Trong khi đó, Trung Quốc lại tỏ ra thận trọng hơn khi cảnh báo tác động của cuộc khủng hoảng nợ châu Âu tới nhu cầu hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc, cũng như của các khu vực khác.
Theo Ủy ban Kế hoạch Nhà nước Trung Quốc, cuộc khủng hoảng nợ sẽ có tác động mạnh tới nhu cầu hàng hóa xuất khẩu của nước này.
Trước đó Bộ trưởng Tài chính Tạ Húc Nhân đã cảnh báo cuộc khủng hoảng nợ châu Âu có thể còn tác động tới các khu vực khác của thế giới.
Trong bài viết đăng trên tờ Washington Post và trang thông tin điện tử của Bộ Tài chính, Bộ trưởng Tạ Húc Nhân nhấn mạnh: "Hiện tại những nguy cơ nảy sinh từ cuộc khủng hoảng nợ chủ quyền châu Âu đã làm gia tăng các nhân tố bất ổn lên tiến trình phục hồi kinh tế toàn cầu."
Một số nhà phân tích cho rằng Trung Quốc có thể hoãn tăng giá đồng NDT cho dù Washington hối thúc, do lo ngại xuất khẩu hàng hóa sang châu Âu sẽ bị ảnh hưởng.
Trong một thông báo gửi tới khách hàng, Ngân hàng Standard Chartered nhận định Trung Quốc không thể sớm phá vỡ sự gắn kết tỷ giá giữa đồng NDT và đồng USD.
Ngoài ra, do cần chứng kiến sự ổn định trên các thị trường toàn cầu và thặng dư thương mại bền vững, Trung Quốc có thể chờ tới quý 3 mới nới lỏng tỷ giá đồng NDT./.
Hoàng Hà (TTXVN/Vietnam+)