Nguyên nhân số ca COVID-19 tăng tại Trung Đông hơn 1 tháng qua

Số ca COVID-19 mới ở khu vực Trung Đông tăng ở mức trung bình 110.000 ca/ngày trong 6 tuần qua, trong khi số ca tử vong tăng ở mức trung bình 345 ca/ngày trong 3 tuần qua do tỷ lệ tiêm vaccine thấp.
Nguyên nhân số ca COVID-19 tăng tại Trung Đông hơn 1 tháng qua ảnh 1Học sinh Israel đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại một trường học ở Jerusalem. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Ngày 9/2, Văn phòng khu vực Đông Địa Trung Hải của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo các nước và vùng lãnh thổ ở khu vực Trung Đông đã chứng kiến sự gia tăng số ca COVID-19 trong 6 tuần qua vì tỷ lệ tiêm chủng vaccine thấp.

Giám đốc Văn phòng khu vực Đông Địa Trung Hải của WHO, Ahmed Al-Mandhari, cho biết số ca COVID-19 mới ở khu vực Trung Đông tăng ở mức trung bình 110.000 ca/ngày trong 6 tuần qua, trong khi số ca tử vong vì dịch bệnh tăng ở mức trung bình 345 ca/ngày trong 3 tuần qua.

Đến nay, mới có hơn 35% dân số ở khu vực trên đã tiêm đủ liều vaccine cơ bản, trong khi đó khoảng 1/4 số quốc gia và vùng lãnh thổ có độ bao phủ vaccine chưa đạt 10%.

[Dịch COVID-19 ngày 9/2: Số ca mắc trên toàn cầu vượt 400 triệu]

Trong khi đó, Giáo sư Eral Segal tại Viện Khoa học Weizmann của Israel ngày 9/2 cho biết số ca mắc mới COVID-19 bị biến chứng nặng, cũng như các ca nặng đang điều trị trong bệnh viện tại nước này đã giảm trong ngày thứ 3 liên tiếp, cho thấy khả năng làn sóng dịch bệnh hiện nay đã qua mức đỉnh và đang đi xuống.

Giáo sư Segal cho biết tính đến sáng 9/2 tại Israel, số bệnh nhân mới có các triệu chứng nặng ở mức 155 ca/tuần, giảm 11% so với mức đỉnh 175 ca/tuần. Số ca mắc mới được ghi nhận chính thức cũng giảm 40% so với mức đỉnh cách đây 2 tuần.

Thống kê của Bộ Y tế Israel cho thấy trong 24 giờ qua, nước này có thêm 37.559 ca mắc mới, giảm hơn 1.000 ca so với ngày 8/2. Số bệnh nhân nặng ổn định ở mức 1.164 ca. Tỷ lệ xét nghiệm cho kết quả dương tính ở mức 24,25%./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Chuyên gia sức khỏe khuyến nghị chỉ nên ăn từ 20–25 hạt hạnh nhân/ngày và uống đủ nước đi kèm. (Ảnh: iStock)

8 mối nguy tiềm ẩn khi lạm dụng hạnh nhân mỗi ngày

Hạnh nhân nổi tiếng là loại "hạt vàng” cho sức khỏe, nhưng tiêu thụ quá nhiều có thể gây các tác dụng phụ nghiêm trọng như rối loạn tiêu hóa, tăng cân, ngộ độc vitamin E và các vấn đề sức khỏe khác.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng nhiều loại độc tố từ môi trường có thể làm tăng nguy cơ mắc Parkinson, đặc biệt là thuốc trừ sâu. (Nguồn: Vietnam+)

Thuốc trừ sâu làm tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa BMJ dự đoán rằng số người mắc bệnh Parkinson trên toàn thế giới có thể tăng hơn gấp đôi - từ 11,9 triệu người vào 2021 lên hơn 25 triệu người vào 2050.