Theo Đề án ngoại ngữ 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, môn tiếng Anh sẽ trở thành môn học chính thức ở bậc tiểu học, bắt đầu từ lớp 3, trong khi lãnh đạo các trường tiểu học cũng như Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đều mong muốn đưa tiếng Anh trở thành môn học bắt buộc từ lớp 1.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia giáo dục, để dạy tiếng Anh bắt buộc từ lớp 1 là rất khó.
Không đủ nguồn lực
Ông Nguyễn Viết Thịnh, nguyên Hiệu trưởng Đại học Sư phạm Hà Nội, cho rằng trên thực tế Việt Nam muốn triển khai dạy tiếng Anh cho trẻ từ lớp 1 cũng khó có thể thực hiện vì thiếu giáo viên trầm trọng. Đặc biệt là giáo viên có đủ trình độ đạt chuẩn theo yêu cầu là trình độ B1 theo khung tham chiếu châu Âu. Ngay ở Hà Nội, đội ngũ này cũng rất thiếu và yếu, chưa kể đến các địa phương khác, đặc biệt là các tỉnh vùng sâu, vùng xa. Hiện các trường sư phạm cũng chưa có chuyên ngành đào tạo riêng cho đối tượng này. Vì thế, việc quy định dạy từ lớp 3 là một giải pháp phù hợp với tình thế.
“Chúng tôi đang mở các lớp bồi dưỡng cho giáo viên tiếng Anh tiểu học để đáp ứng nguồn nhân lực dạy từ lớp 3 cho Đề án Ngoại ngữ quốc gia 2020, nhưng số giáo viên đạt chuẩn vẫn hạn chế,” ông Thịnh thẳng thắn.
Vấn đề giáo viên tiếng Anh cho bậc mầm non càng nan giải hơn. Theo bà Trịnh Thị Xim, Trưởng khoa Giáo dục Mầm non, Đại học Sư phạm Trung ương, điều quan trọng là giáo viên phải có phương pháp dạy tốt, cho trẻ vừa học vừa chơi, làm quen với ngôn ngữ mới. “Tuy nhiên, đội ngũ giáo viên này ở Việt Nam lại đang rất thiếu. Vì thế, có muốn triển khai diện rộng cũng không thể làm được,” cô Xim nói.
[Bát nháo như... dạy tiếng Anh ở tiểu học, mầm non]
Cô Xim cho biết, Trường Đại học Sư phạm mẫu giáo Trung ương đã mở chuyên ngành tiếng Anh bậc giáo dục mầm non được 6 năm, nhưng để đảm bảo chất lượng đào tạo tốt, mỗi năm trường chỉ tuyển 25 sinh viên. Đây cũng là cơ sở duy nhất trong cả nước đào tạo đội ngũ giáo viên tiếng Anh bậc mầm non. Con số này là quá nhỏ so với nhu cầu.
Không thể triển khai dạy tiếng Anh từ lớp 1 cũng là khẳng định của ông Nguyễn Ngọc Hùng, Trưởng bộ phận thường trực Đề án ngoại ngữ quốc gia 2020. Ông Hùng cho biết, nếu triển khai dạy tiếng Anh cho trẻ từ lớp 1 được là tốt nhất và hầu hết các nước đều thực hiện điều này. Tuy nhiên, ở Việt Nam vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều và có muốn cũng không đủ nguồn lực để triển khai.
“Nếu dạy từ lớp 1, sẽ thêm 2,5 triệu học sinh. Chúng ta không đủ giáo viên, cơ sở vật chất nên Đề án chỉ triển khai dạy tiếng Anh từ lớp 3,” ông Hùng nói.
Sẽ tái diễn cảnh “mạnh ai lấy lo”
Cô Lê Thanh Hà, Hiệu phó trường Tiểu học Bình Minh cho biết, việc liên kết với các trung tâm ngoại ngữ cũng gây rất nhiều phiền toái cho trường trong công tác quản lý cũng như đảm bảo chất lượng giảng dạy vì phải mua bản quyền chương trình, mua tài liệu, mua đề thi, phải tính toán các khoản chi phí, ký kết hợp đồng… Có vấn đề gì phát sinh trường lại phải kiến nghị qua trung tâm cùng kết hợp giải quyết…
Nhưng không liên kết lại không đảm bảo quyền lợi người học khi hầu hết các bậc phụ huynh đều muốn con được học môn ngoại ngữ ngay từ nhỏ. Bản thân cô cũng cho con đi học thêm tiếng Anh vì đây là phương tiện ngôn ngữ không thể thiếu trong xã hội hiện đại, nhất là ở thế hệ các con.
["Loạn" dạy tiếng Anh liên kết - Gian nan xin thôi học]
“Nếu Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa môn học này trở thành nội dung bắt buộc giống như các môn Toán, Văn, có chương trình chuẩn chung thì rất thuận lợi cho trường. Học sinh cũng không phải chịu cảnh học chắp vá, lớp 1, 2 một chương trình, lên các lớp 3 đến 5 lại học theo một chương trình khác và vào lớp 6 lại sang một chương trình mới, dẫn đến thiếu tính hệ thống,” cô Hà phân tích.
Đây cũng là chia sẻ của cô Nguyễn Thanh Thủy, Hiệu trưởng trường Tiểu học Cát Linh. Cô Thủy cho biết, đồng nghiệp người Thái Lan khi sang thăm trường tỏ ra rất ngạc nhiên khi ở Việt Nam, học sinh tiểu học chỉ học 2 tiết ngoại ngữ một tuần, trong khi ở Thái Lan, con số này là 7 tiết.
Tuy nhiên, theo cô Hà, nếu áp dụng từ lớp 3 thì ở khối lớp 1 và 2, vẫn sẽ tiếp diễn tình trạng liên kết với các trung tâm để dạy ngoại ngữ như hiện nay.
Như vậy, có thể thấy trong thời gian tới, việc dạy tiếng Anh ở bậc mầm non, tiểu học vẫn tiếp tục trong tình trạng “mạnh ai nấy lo” như hiện nay. Chất lượng đào tạo chỉ còn có thể trông chờ vào sự nghiêm túc của các cơ quan quản lý, các nhà trường và ở chính các bậc phụ huynh, các em học sinh với tư cách là người sử dụng dịch vụ./.
Bài 4: Sẽ xử lý nghiêm các trường hợp ép học sinh học thêm
Tuy nhiên, theo các chuyên gia giáo dục, để dạy tiếng Anh bắt buộc từ lớp 1 là rất khó.
Không đủ nguồn lực
Ông Nguyễn Viết Thịnh, nguyên Hiệu trưởng Đại học Sư phạm Hà Nội, cho rằng trên thực tế Việt Nam muốn triển khai dạy tiếng Anh cho trẻ từ lớp 1 cũng khó có thể thực hiện vì thiếu giáo viên trầm trọng. Đặc biệt là giáo viên có đủ trình độ đạt chuẩn theo yêu cầu là trình độ B1 theo khung tham chiếu châu Âu. Ngay ở Hà Nội, đội ngũ này cũng rất thiếu và yếu, chưa kể đến các địa phương khác, đặc biệt là các tỉnh vùng sâu, vùng xa. Hiện các trường sư phạm cũng chưa có chuyên ngành đào tạo riêng cho đối tượng này. Vì thế, việc quy định dạy từ lớp 3 là một giải pháp phù hợp với tình thế.
“Chúng tôi đang mở các lớp bồi dưỡng cho giáo viên tiếng Anh tiểu học để đáp ứng nguồn nhân lực dạy từ lớp 3 cho Đề án Ngoại ngữ quốc gia 2020, nhưng số giáo viên đạt chuẩn vẫn hạn chế,” ông Thịnh thẳng thắn.
Vấn đề giáo viên tiếng Anh cho bậc mầm non càng nan giải hơn. Theo bà Trịnh Thị Xim, Trưởng khoa Giáo dục Mầm non, Đại học Sư phạm Trung ương, điều quan trọng là giáo viên phải có phương pháp dạy tốt, cho trẻ vừa học vừa chơi, làm quen với ngôn ngữ mới. “Tuy nhiên, đội ngũ giáo viên này ở Việt Nam lại đang rất thiếu. Vì thế, có muốn triển khai diện rộng cũng không thể làm được,” cô Xim nói.
[Bát nháo như... dạy tiếng Anh ở tiểu học, mầm non]
Cô Xim cho biết, Trường Đại học Sư phạm mẫu giáo Trung ương đã mở chuyên ngành tiếng Anh bậc giáo dục mầm non được 6 năm, nhưng để đảm bảo chất lượng đào tạo tốt, mỗi năm trường chỉ tuyển 25 sinh viên. Đây cũng là cơ sở duy nhất trong cả nước đào tạo đội ngũ giáo viên tiếng Anh bậc mầm non. Con số này là quá nhỏ so với nhu cầu.
Không thể triển khai dạy tiếng Anh từ lớp 1 cũng là khẳng định của ông Nguyễn Ngọc Hùng, Trưởng bộ phận thường trực Đề án ngoại ngữ quốc gia 2020. Ông Hùng cho biết, nếu triển khai dạy tiếng Anh cho trẻ từ lớp 1 được là tốt nhất và hầu hết các nước đều thực hiện điều này. Tuy nhiên, ở Việt Nam vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều và có muốn cũng không đủ nguồn lực để triển khai.
“Nếu dạy từ lớp 1, sẽ thêm 2,5 triệu học sinh. Chúng ta không đủ giáo viên, cơ sở vật chất nên Đề án chỉ triển khai dạy tiếng Anh từ lớp 3,” ông Hùng nói.
Sẽ tái diễn cảnh “mạnh ai lấy lo”
Cô Lê Thanh Hà, Hiệu phó trường Tiểu học Bình Minh cho biết, việc liên kết với các trung tâm ngoại ngữ cũng gây rất nhiều phiền toái cho trường trong công tác quản lý cũng như đảm bảo chất lượng giảng dạy vì phải mua bản quyền chương trình, mua tài liệu, mua đề thi, phải tính toán các khoản chi phí, ký kết hợp đồng… Có vấn đề gì phát sinh trường lại phải kiến nghị qua trung tâm cùng kết hợp giải quyết…
Nhưng không liên kết lại không đảm bảo quyền lợi người học khi hầu hết các bậc phụ huynh đều muốn con được học môn ngoại ngữ ngay từ nhỏ. Bản thân cô cũng cho con đi học thêm tiếng Anh vì đây là phương tiện ngôn ngữ không thể thiếu trong xã hội hiện đại, nhất là ở thế hệ các con.
["Loạn" dạy tiếng Anh liên kết - Gian nan xin thôi học]
“Nếu Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa môn học này trở thành nội dung bắt buộc giống như các môn Toán, Văn, có chương trình chuẩn chung thì rất thuận lợi cho trường. Học sinh cũng không phải chịu cảnh học chắp vá, lớp 1, 2 một chương trình, lên các lớp 3 đến 5 lại học theo một chương trình khác và vào lớp 6 lại sang một chương trình mới, dẫn đến thiếu tính hệ thống,” cô Hà phân tích.
Đây cũng là chia sẻ của cô Nguyễn Thanh Thủy, Hiệu trưởng trường Tiểu học Cát Linh. Cô Thủy cho biết, đồng nghiệp người Thái Lan khi sang thăm trường tỏ ra rất ngạc nhiên khi ở Việt Nam, học sinh tiểu học chỉ học 2 tiết ngoại ngữ một tuần, trong khi ở Thái Lan, con số này là 7 tiết.
Tuy nhiên, theo cô Hà, nếu áp dụng từ lớp 3 thì ở khối lớp 1 và 2, vẫn sẽ tiếp diễn tình trạng liên kết với các trung tâm để dạy ngoại ngữ như hiện nay.
Như vậy, có thể thấy trong thời gian tới, việc dạy tiếng Anh ở bậc mầm non, tiểu học vẫn tiếp tục trong tình trạng “mạnh ai nấy lo” như hiện nay. Chất lượng đào tạo chỉ còn có thể trông chờ vào sự nghiêm túc của các cơ quan quản lý, các nhà trường và ở chính các bậc phụ huynh, các em học sinh với tư cách là người sử dụng dịch vụ./.
Bài 4: Sẽ xử lý nghiêm các trường hợp ép học sinh học thêm
Phạm Mai (Vietnam+)