Hãng chế tạo ôtô đang gặp khó khăn của Malaysia Proton ngày 3/3 thông báo đã ký thỏa thuận chia sẻ công nghệ với tập đoàn ôtô Nissan lớn thứ hai Nhật Bản, trong bối cảnh Proton đang tìm cách gia tăng ảnh hưởng cũng như khả năng cạnh tranh trên các thị trường nước ngoài.
Theo thỏa thuận, Proton và Nissan sẽ tiến hành nghiên cứu khả thi trong ba tháng về triển vọng hợp tác công nghệ. Proton hy vọng sau khi nghiên cứu này hoàn thành, hãng sẽ được ứng dụng các công nghệ tuyển chọn và kỹ thuật chế tạo của Nissan để sản xuất ôtô.
Theo Syed Zainal Abidin Syed Mohamad Tahir, Giám đốc điều hành của tập đoàn Proton Holdings Berhad group, thỏa thuận kỹ thuật ký với Nissan sẽ cho phép Proton giảm thời gian cũng như chi phí sản xuất các mẫu xe mới, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.
Proton được thành lập vào năm 1983 như một phần trong kế hoạch công nghiệp hóa quốc gia đầy tham vọng của Chính phủ Malaysia. Tuy nhiên, các mẫu xe của Proton bị đánh giá là không có gì ấn tượng và chất lượng không cao.
Hồi tháng trước, Proton thông báo đã bị lỗ ròng 60,1 triệu ringgit (19,8 triệu USD) trong quý III/2010, trái ngược với khoản lợi nhuận 79,7 triệu ringgit cùng kỳ năm 2009.
Hiện nay, Proton đang tìm kiếm đối tác để tạo bước đệm thâm nhập vào các thị trường nước ngoài, đồng thời phát triển các mẫu xe có khả năng hấp dẫn người tiêu dùng, để đối phó với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt từ các hãng ôtô của Nhật Bản, châu Âu và Hàn Quốc trên chính thị trường trong nước./.
Theo thỏa thuận, Proton và Nissan sẽ tiến hành nghiên cứu khả thi trong ba tháng về triển vọng hợp tác công nghệ. Proton hy vọng sau khi nghiên cứu này hoàn thành, hãng sẽ được ứng dụng các công nghệ tuyển chọn và kỹ thuật chế tạo của Nissan để sản xuất ôtô.
Theo Syed Zainal Abidin Syed Mohamad Tahir, Giám đốc điều hành của tập đoàn Proton Holdings Berhad group, thỏa thuận kỹ thuật ký với Nissan sẽ cho phép Proton giảm thời gian cũng như chi phí sản xuất các mẫu xe mới, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.
Proton được thành lập vào năm 1983 như một phần trong kế hoạch công nghiệp hóa quốc gia đầy tham vọng của Chính phủ Malaysia. Tuy nhiên, các mẫu xe của Proton bị đánh giá là không có gì ấn tượng và chất lượng không cao.
Hồi tháng trước, Proton thông báo đã bị lỗ ròng 60,1 triệu ringgit (19,8 triệu USD) trong quý III/2010, trái ngược với khoản lợi nhuận 79,7 triệu ringgit cùng kỳ năm 2009.
Hiện nay, Proton đang tìm kiếm đối tác để tạo bước đệm thâm nhập vào các thị trường nước ngoài, đồng thời phát triển các mẫu xe có khả năng hấp dẫn người tiêu dùng, để đối phó với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt từ các hãng ôtô của Nhật Bản, châu Âu và Hàn Quốc trên chính thị trường trong nước./.
Phương Thảo (TTXVN/Vietnam+)