Buổi tọa đàm về cuốn “tiểu thuyết toán hiệp” “Ai và Ky ở xứ sở những con số tàng hình” của Giáo sư Ngô Bảo Châu và Nguyễn Phương Văn sẽ được tổ chức tại Trung tâm Văn hóa Pháp vào ngày 2/8.
“Ai và Ky ở xứ sở những con số tàng hình” là tác phẩm mang kỳ vọng tiếp thêm tình yêu, sự say mê toán học cho độc giả trẻ, dẫn họ bước qua những cột mốc lớn nhất của nền văn minh toán học bằng một hình thức truyện kể văn học sinh động, pha trộn giữa tính kỳ ảo, trí tuệ, khoa học và triết luận.
Có thể coi đây là một cuốn sách “văn chương hóa” toán học, kể lại lịch sử toán học, diễn giải các khái niệm, các công trình của những nhà toán học nổi tiếng như Pythagore, Thales, Descartes… thông qua một câu chuyện. Vì có yếu tố lịch sử ở đây nên hai tác giả gọi vui tác phẩm của mình là “tiểu thuyết toán hiệp.”
Thoạt tiên, cuốn sách khiến người đọc liên tưởng đến hành trình trong tiểu thuyết “Tây du ký.” Cậu bé Ai đột ngột xuất hiện như một Tôn Ngộ Không trong một “khoảng không rộng lớn, vô cùng tĩnh lặng, giống như một tiểu vũ trụ trong vắt không một hạt bụi.”
Chặng đường Ai và Ky, cậu bạn thân “đeo kính trắng, đầu to, tóc bạc sớm, nụ cười hiền lành” dấn bước trong câu chuyện cũng chính là hành trình văn minh nhân loại đã trải qua từ buổi bình minh của toán học với Euclid vĩ đại và những tiên đề đầu tiên về điểm và đường thẳng, hay Cartesius với hệ tọa độ và phương pháp tư duy trừu tượng,…
Khác với những cuộc phiêu lưu ngoài đời thực, trong thế giới những con số và phép dựng hình, Ai và Ky không cần biết đâu là giới hạn của cuộc phiêu lưu.
Qua mỗi chặng, đôi bạn không chỉ khám phá thêm kiến thức mà còn kết nối thêm được những người bạn mới: Nơi này là kẻ lang thang Thales, người đã tặng lại Ky cặp kính hình bình hành nổi tiếng của mình, nơi khác là nàng Zena xinh đẹp có đôi mắt nâu mở to hút hồn cậu bé Ai ngây thơ và hơi duy lý…
Một điều thú vị khác ở truyện là tính “bảy thực ba hư” của nó. Mỗi nhân vật được đề cập đến đều là mô phỏng một nhân vật có thực ngoài đời hoặc trong một cuốn sách, một bộ phim khác, tạo nên tính gợi mở, hấp dẫn cho tác phẩm.
Những nhân vật lịch sử từ nhiều niên đại được các tác giả cho cùng ngồi ăn tối hay đàm đạo dưới một mái nhà, giảng giải về những cột mốc trong lịch sử phát kiến và nghiên cứu toán học với một nguyên tắc: “Những quy luật, những định lý, những vẻ đẹp của Toán chỉ có thể hiện lên một khi các cậu bé thực sự muốn khám phá.”
Cuốn sách dừng lại với một cái kết mở ra cho một câu chuyện khác. Mang theo mình chiếc túi da đựng cả hành trang kiến thức có được sau những chặng phiêu lưu: cây thước, chiếc compas, cái búa căn và hệ tọa độ cùng trà, đậu, mật ong… như những biểu trưng của cuộc sống, Ai cùng Ky rời lò bánh mỳ của Aesop và tiếp tục đi về phía biển, lên chiếc tàu “Phía trước,” tiếp tục khám phá đại dương tri thức.
Thực tế, “văn chương hóa toán học” để những khái niệm khô khan và phức tạp của toán đến được với “người thường” không phải là việc làm hoàn toàn mới mẻ. Thế giới đã có nhiều tác phẩm được viết theo cách thức tương tự. Tuy nhiên, tại Việt Nam, “Ai và Ky ở xứ sở những con số tàng hình” là cuốn sách đầu tiên kết hợp toán học và hư cấu.
Tiến sỹ Khoa học Hà Huy Khoái cho rằng: “Ai và Ky ở xứ sở những con số tàng hình” là “cuốn sách vỡ lòng về triết học của toán học,” thể hiện được những cột mốc vàng son của nền văn minh toán học dưới hình thức truyện kể văn học, pha trộn giữa tính kì ảo, khoa học và triết luận.
Từ trước khi phát hành, cuốn sách đã gây chú ý cho đông đảo bạn đọc bởi tên tuổi của tác giả. Sau khi ra mắt, cuốn sách ngay lập tức leo lên vị trí đầu trong các bảng xếp hạng sách tiêu thụ trong nước.
Những bức vẽ sinh động, ngộ nghĩnh của họa sĩ Thái Mỹ Phương cũng đóng góp một phần không nhỏ làm nên thành công cho cuốn sách.
Ngoài các tác giả của cuốn sách là Giáo sư Ngô Bảo Châu và Nguyễn Phương Văn, buổi tọa đàm còn có sự tham gia của nhà thơ Trần Đăng Khoa và Tiến sỹ Khoa học Hà Huy Khoái./.
“Ai và Ky ở xứ sở những con số tàng hình” là tác phẩm mang kỳ vọng tiếp thêm tình yêu, sự say mê toán học cho độc giả trẻ, dẫn họ bước qua những cột mốc lớn nhất của nền văn minh toán học bằng một hình thức truyện kể văn học sinh động, pha trộn giữa tính kỳ ảo, trí tuệ, khoa học và triết luận.
Có thể coi đây là một cuốn sách “văn chương hóa” toán học, kể lại lịch sử toán học, diễn giải các khái niệm, các công trình của những nhà toán học nổi tiếng như Pythagore, Thales, Descartes… thông qua một câu chuyện. Vì có yếu tố lịch sử ở đây nên hai tác giả gọi vui tác phẩm của mình là “tiểu thuyết toán hiệp.”
Thoạt tiên, cuốn sách khiến người đọc liên tưởng đến hành trình trong tiểu thuyết “Tây du ký.” Cậu bé Ai đột ngột xuất hiện như một Tôn Ngộ Không trong một “khoảng không rộng lớn, vô cùng tĩnh lặng, giống như một tiểu vũ trụ trong vắt không một hạt bụi.”
Chặng đường Ai và Ky, cậu bạn thân “đeo kính trắng, đầu to, tóc bạc sớm, nụ cười hiền lành” dấn bước trong câu chuyện cũng chính là hành trình văn minh nhân loại đã trải qua từ buổi bình minh của toán học với Euclid vĩ đại và những tiên đề đầu tiên về điểm và đường thẳng, hay Cartesius với hệ tọa độ và phương pháp tư duy trừu tượng,…
Khác với những cuộc phiêu lưu ngoài đời thực, trong thế giới những con số và phép dựng hình, Ai và Ky không cần biết đâu là giới hạn của cuộc phiêu lưu.
Qua mỗi chặng, đôi bạn không chỉ khám phá thêm kiến thức mà còn kết nối thêm được những người bạn mới: Nơi này là kẻ lang thang Thales, người đã tặng lại Ky cặp kính hình bình hành nổi tiếng của mình, nơi khác là nàng Zena xinh đẹp có đôi mắt nâu mở to hút hồn cậu bé Ai ngây thơ và hơi duy lý…
Một điều thú vị khác ở truyện là tính “bảy thực ba hư” của nó. Mỗi nhân vật được đề cập đến đều là mô phỏng một nhân vật có thực ngoài đời hoặc trong một cuốn sách, một bộ phim khác, tạo nên tính gợi mở, hấp dẫn cho tác phẩm.
Những nhân vật lịch sử từ nhiều niên đại được các tác giả cho cùng ngồi ăn tối hay đàm đạo dưới một mái nhà, giảng giải về những cột mốc trong lịch sử phát kiến và nghiên cứu toán học với một nguyên tắc: “Những quy luật, những định lý, những vẻ đẹp của Toán chỉ có thể hiện lên một khi các cậu bé thực sự muốn khám phá.”
Cuốn sách dừng lại với một cái kết mở ra cho một câu chuyện khác. Mang theo mình chiếc túi da đựng cả hành trang kiến thức có được sau những chặng phiêu lưu: cây thước, chiếc compas, cái búa căn và hệ tọa độ cùng trà, đậu, mật ong… như những biểu trưng của cuộc sống, Ai cùng Ky rời lò bánh mỳ của Aesop và tiếp tục đi về phía biển, lên chiếc tàu “Phía trước,” tiếp tục khám phá đại dương tri thức.
Thực tế, “văn chương hóa toán học” để những khái niệm khô khan và phức tạp của toán đến được với “người thường” không phải là việc làm hoàn toàn mới mẻ. Thế giới đã có nhiều tác phẩm được viết theo cách thức tương tự. Tuy nhiên, tại Việt Nam, “Ai và Ky ở xứ sở những con số tàng hình” là cuốn sách đầu tiên kết hợp toán học và hư cấu.
Tiến sỹ Khoa học Hà Huy Khoái cho rằng: “Ai và Ky ở xứ sở những con số tàng hình” là “cuốn sách vỡ lòng về triết học của toán học,” thể hiện được những cột mốc vàng son của nền văn minh toán học dưới hình thức truyện kể văn học, pha trộn giữa tính kì ảo, khoa học và triết luận.
Từ trước khi phát hành, cuốn sách đã gây chú ý cho đông đảo bạn đọc bởi tên tuổi của tác giả. Sau khi ra mắt, cuốn sách ngay lập tức leo lên vị trí đầu trong các bảng xếp hạng sách tiêu thụ trong nước.
Những bức vẽ sinh động, ngộ nghĩnh của họa sĩ Thái Mỹ Phương cũng đóng góp một phần không nhỏ làm nên thành công cho cuốn sách.
Ngoài các tác giả của cuốn sách là Giáo sư Ngô Bảo Châu và Nguyễn Phương Văn, buổi tọa đàm còn có sự tham gia của nhà thơ Trần Đăng Khoa và Tiến sỹ Khoa học Hà Huy Khoái./.
Phương Mai (Vietnam+)