Công trình thủy điện Đồng Nai 3 ở xã Đắk ĐắkPLao, huyện ĐắkGLong, tỉnh Đắk Nông buộc phải phát điện chậm một năm do người dân không chịu di dời, trao trả mặt bằng lòng hồ để tiến hành tích nước.
Theo kế hoạch, gần 500 hộ dân thuộc lòng hồ thủy điện Đồng Nai 3 phải di đời đến nơi tái định cư trước tháng 5/2010, cuối tháng 6 bắt đầu tích nước và tháng 10, 11/ 2010 sẽ phát điện nhưng đến nay vẫn không có hộ nào chịu đến ở chỗ mới.
Trong khi đó, chủ đầu tư là Ban quản lý dự án thủy điện 5 thuộc Tập đoàn điện lực Việt Nam đã đầu tư hơn 200 tỷ đồng để xây dựng xong khu tái định cư cho toàn bộ người dân thuộc dự án thủy điện Đồng Nai 3.
Khu tái định cư có đầy đủ cơ sở hạ tầng phục vụ đời sống người dân như đường giao thông, công trình điện, trường học, trạm xá, nhà văn hóa cộng đồng, hồ thủy lợi, chợ, bưu điện. Khi vào khu tái định cư, mỗi hộ dân được cấp một căn hộ xây dựng kiên cố và hoàn chỉnh với diện tích khoảng 40m2, được cấp 1.000m2 đất thổ cư và từ 2 đến 3ha đất sản xuất, hỗ trợ vốn sản xuất và đời sống cho năm đầu tiên.
Lý do người dân nêu ra chưa chịu nhận tiền và giao mặt bằng cho chủ đầu tư là chính sách đền bù tài sản trên đất như cây cối, nhà cửa, vật kiến trúc, đất đai còn quá thấp, chưa thỏa đáng và đúng quy định của nhà nước đồng thời đất sản xuất mà người dân được nhận quá dốc và cao, đất không được tốt, có những nơi đất dựng đứng khó có thể trồng được cây gì.
Ông Lê Văn Thảo, Trưởng ban quản lý dự án Thủy điện Đồng Nai 3 cho biết đến 30/6 này, công trình thủy đện Đồng Nai buộc phải tích nước để đến tháng 10 và tháng 11 phát điện. Nếu trường hợp không di dời được dân ra khỏi lòng hồ thì việc tích nước của Thủy điện Đồng Nai 3 sẽ phải lùi lại một năm.Vì đây là thời điểm đã được tính trên cơ sở khoa học kỹ thuật của ngành.
Việc đóng van tích nước dẫn dòng phải theo lưu lượng nước chảy. Nếu lưu lượng nước trên 300m3/s thì không thể đóng cửa van được vì áp suất nước chảy quá lớn sẽ làm kẹt van và lúc đó mức độ thiệt hại là rất lớn và gây nguy hiểm đến hệ thống đập ngăn dòng.
Tổ hợp công trình thủy điện Đồng Nai 3 và 4 đều được xây dựng trên thượng sông Đồng Nai thuộc hai tỉnh Lâm Đồng và Đắk Nông với tổng công suất 520MW, sản lượng điện hàng năm hơn 1,7 tỷ kw giờ, vốn đầu tư của hai nhà máy thủy điện này hơn 10.000 tỷ đồng.
Trong đó, nhà máy thủy điện Đồng Nai 3 gồm hai tổ máy có công suất 180 MW, sản lượng điện hơn 589 triệu kw giờ/năm; nhà máy thủy điện Đồng Nai 4 gồm 2 tổ máy có công suất 340 MW, sản lượng điện hơn 1,1 tỷ kw giờ/năm, hoàn thành và phát điện năm 2011./.
Theo kế hoạch, gần 500 hộ dân thuộc lòng hồ thủy điện Đồng Nai 3 phải di đời đến nơi tái định cư trước tháng 5/2010, cuối tháng 6 bắt đầu tích nước và tháng 10, 11/ 2010 sẽ phát điện nhưng đến nay vẫn không có hộ nào chịu đến ở chỗ mới.
Trong khi đó, chủ đầu tư là Ban quản lý dự án thủy điện 5 thuộc Tập đoàn điện lực Việt Nam đã đầu tư hơn 200 tỷ đồng để xây dựng xong khu tái định cư cho toàn bộ người dân thuộc dự án thủy điện Đồng Nai 3.
Khu tái định cư có đầy đủ cơ sở hạ tầng phục vụ đời sống người dân như đường giao thông, công trình điện, trường học, trạm xá, nhà văn hóa cộng đồng, hồ thủy lợi, chợ, bưu điện. Khi vào khu tái định cư, mỗi hộ dân được cấp một căn hộ xây dựng kiên cố và hoàn chỉnh với diện tích khoảng 40m2, được cấp 1.000m2 đất thổ cư và từ 2 đến 3ha đất sản xuất, hỗ trợ vốn sản xuất và đời sống cho năm đầu tiên.
Lý do người dân nêu ra chưa chịu nhận tiền và giao mặt bằng cho chủ đầu tư là chính sách đền bù tài sản trên đất như cây cối, nhà cửa, vật kiến trúc, đất đai còn quá thấp, chưa thỏa đáng và đúng quy định của nhà nước đồng thời đất sản xuất mà người dân được nhận quá dốc và cao, đất không được tốt, có những nơi đất dựng đứng khó có thể trồng được cây gì.
Ông Lê Văn Thảo, Trưởng ban quản lý dự án Thủy điện Đồng Nai 3 cho biết đến 30/6 này, công trình thủy đện Đồng Nai buộc phải tích nước để đến tháng 10 và tháng 11 phát điện. Nếu trường hợp không di dời được dân ra khỏi lòng hồ thì việc tích nước của Thủy điện Đồng Nai 3 sẽ phải lùi lại một năm.Vì đây là thời điểm đã được tính trên cơ sở khoa học kỹ thuật của ngành.
Việc đóng van tích nước dẫn dòng phải theo lưu lượng nước chảy. Nếu lưu lượng nước trên 300m3/s thì không thể đóng cửa van được vì áp suất nước chảy quá lớn sẽ làm kẹt van và lúc đó mức độ thiệt hại là rất lớn và gây nguy hiểm đến hệ thống đập ngăn dòng.
Tổ hợp công trình thủy điện Đồng Nai 3 và 4 đều được xây dựng trên thượng sông Đồng Nai thuộc hai tỉnh Lâm Đồng và Đắk Nông với tổng công suất 520MW, sản lượng điện hàng năm hơn 1,7 tỷ kw giờ, vốn đầu tư của hai nhà máy thủy điện này hơn 10.000 tỷ đồng.
Trong đó, nhà máy thủy điện Đồng Nai 3 gồm hai tổ máy có công suất 180 MW, sản lượng điện hơn 589 triệu kw giờ/năm; nhà máy thủy điện Đồng Nai 4 gồm 2 tổ máy có công suất 340 MW, sản lượng điện hơn 1,1 tỷ kw giờ/năm, hoàn thành và phát điện năm 2011./.
Trần Hữu Hiếu (TTXVN/Vietnam+)