"Lễ hội Đức Thánh Trần và hào khí Đông A" sẽ được Nam Định tổ chức hoành tráng vào đêm 25/9 tại Khu di tích Đền Trần.
Theo ông Đỗ Thế Đại, Chánh văn phòng Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định, lễ hội được tổ chức với quy mô lớn nhất từ trước đến nay với sự góp mặt của hơn 2.000 cán bộ nhân viên trong ngành văn hóa, diễn viên của các đoàn nghệ thuật trong tỉnh, trường trung cấp nghệ thuật tỉnh.
Nhà văn Nguyễn Khắc Phục, nhà thơ Vũ Quần Phương, nhạc sỹ Trương Ngọc Ninh cũng được mời viết kịch bản, lời bình và âm nhạc cho lễ hội này.
Kịch bản lễ hội được dàn dựng gồm bốn chương thể hiện rõ nét đẹp, sự hoành tráng của kinh đô thứ hai của Đất nước, mối quan hệ Thăng Long-Thiên Trường và hào khí Đông A.
Giữa các chương "Kinh đô thứ 2," "Vận nước hiểm nghèo-Hào khí Đông A," "Thái Bình diên yến"... có sự chuyển tiếp nhẹ nhàng, đặc biệt màn dâng hương nhằm tôn vinh lịch sử vương triều Trần, tri ân công đức đối với Đức Thánh Trần và các vị vua Nhà Trần; màn trống trận, trống hội làm bật khí thế hào hùng của dân tộc và niềm vui chiến thắng của quân và dân thời Trần.
Đây là tâm điểm của hoạt động văn hóa, nghệ thuật của Nam Định hướng tới 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội và kỷ niệm 710 năm Ngày hóa của Đức thánh Trần.
Bên cạnh Lễ hội Đức Thánh Trần và hào khí Đông A, tỉnh Nam Định cũng đưa vào sử dụng khu trưng bày Thăng Long-Thiên Trường tại Bảo tàng tỉnh; xuất bản hai ấn phẩm "175 năm Thăng Long-Thiên Trường" và "Tuyển tập 175 tác phẩm nghệ thuật về mối quan hệ Thăng Long-Thiên Trường."
Tỉnh Nam Định tích cực hoàn thiện dự án Khu di tích Đền Trần, tôn tạo nhiều di tích lịch sử, di sản văn hóa gắn với Hoàng thành Thăng Long. Các đoàn nghệ thuật trong tỉnh biểu diễn các vở "Tình sử Vương Triều," "Linh hồn Đại Việt," "Thần đồng đất Việt," "Trạng Lường Lương Thế Vinh," "Thiên Nga."
Trong 10 ngày Đại Lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội (từ 1-10/10), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nam Định sẽ tổ chức các hoạt động như trao đầu rồng thời Trần (được phát hiện tại cung Thiên Trường) và ấn "Trần triều quốc bảo" có niên đại thế kỷ 18-19; tham gia triển lãm tại Hoàng thành Thăng Long giới hiệu các tư liệu, di vật cổ của cung Thiên Trường; tham dự lễ hội làng nghề, phố nghề Thăng Long-Hà Nội; tham gia biểu diễn võ thuật cổ truyền và diễu hành trong ngày đại lễ tại Hà Nội./.
Theo ông Đỗ Thế Đại, Chánh văn phòng Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định, lễ hội được tổ chức với quy mô lớn nhất từ trước đến nay với sự góp mặt của hơn 2.000 cán bộ nhân viên trong ngành văn hóa, diễn viên của các đoàn nghệ thuật trong tỉnh, trường trung cấp nghệ thuật tỉnh.
Nhà văn Nguyễn Khắc Phục, nhà thơ Vũ Quần Phương, nhạc sỹ Trương Ngọc Ninh cũng được mời viết kịch bản, lời bình và âm nhạc cho lễ hội này.
Kịch bản lễ hội được dàn dựng gồm bốn chương thể hiện rõ nét đẹp, sự hoành tráng của kinh đô thứ hai của Đất nước, mối quan hệ Thăng Long-Thiên Trường và hào khí Đông A.
Giữa các chương "Kinh đô thứ 2," "Vận nước hiểm nghèo-Hào khí Đông A," "Thái Bình diên yến"... có sự chuyển tiếp nhẹ nhàng, đặc biệt màn dâng hương nhằm tôn vinh lịch sử vương triều Trần, tri ân công đức đối với Đức Thánh Trần và các vị vua Nhà Trần; màn trống trận, trống hội làm bật khí thế hào hùng của dân tộc và niềm vui chiến thắng của quân và dân thời Trần.
Đây là tâm điểm của hoạt động văn hóa, nghệ thuật của Nam Định hướng tới 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội và kỷ niệm 710 năm Ngày hóa của Đức thánh Trần.
Bên cạnh Lễ hội Đức Thánh Trần và hào khí Đông A, tỉnh Nam Định cũng đưa vào sử dụng khu trưng bày Thăng Long-Thiên Trường tại Bảo tàng tỉnh; xuất bản hai ấn phẩm "175 năm Thăng Long-Thiên Trường" và "Tuyển tập 175 tác phẩm nghệ thuật về mối quan hệ Thăng Long-Thiên Trường."
Tỉnh Nam Định tích cực hoàn thiện dự án Khu di tích Đền Trần, tôn tạo nhiều di tích lịch sử, di sản văn hóa gắn với Hoàng thành Thăng Long. Các đoàn nghệ thuật trong tỉnh biểu diễn các vở "Tình sử Vương Triều," "Linh hồn Đại Việt," "Thần đồng đất Việt," "Trạng Lường Lương Thế Vinh," "Thiên Nga."
Trong 10 ngày Đại Lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội (từ 1-10/10), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nam Định sẽ tổ chức các hoạt động như trao đầu rồng thời Trần (được phát hiện tại cung Thiên Trường) và ấn "Trần triều quốc bảo" có niên đại thế kỷ 18-19; tham gia triển lãm tại Hoàng thành Thăng Long giới hiệu các tư liệu, di vật cổ của cung Thiên Trường; tham dự lễ hội làng nghề, phố nghề Thăng Long-Hà Nội; tham gia biểu diễn võ thuật cổ truyền và diễu hành trong ngày đại lễ tại Hà Nội./.
Mỹ Bình (TTXVN/Vietnam+)