Chiều 26/5 tại làng Vân. (Bắc Giang) đã tổ chức lễ hội cầu bùn. Đây là một hoạt động văn hóa truyền thống hết sức độc đáo và ý nghĩa biểu hiện tinh thần đoàn kết, thượng võ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Theo truyền thuyết, hội vật cầu bùn có từ thời Lý Bôn, Lý Bí đánh đuổi quân Lương (thế kỷ 4-5) gắn với sự tích bốn anh em Trương Hống, Trương Hách, Trương Lừng, Trương Lẫy khi đi qua làng đã chiến thắng lũ quỷ trong trận vật cầu ở đầm lầy. Kể từ đó, hằng năm lũ quỷ phải tham gia hội vật cầu bùn để góp vui cho các vị thần làng. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
16 thanh niên khỏe mạnh tham gia hội vật gọi là quân cầu được chia làm bốn giáp (mỗi giáp bốn người), bốn giáp lại được chia làm hai đội (mỗi bên tám người) gọi là giáp trên và giáp dưới. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Trước khi tham gia vật cầu các giáp làm lễ bái vào đình sau đó ngồi giữa sân đình, lúc này mỗi giáp uống một bình rượu lấy khí thế và ăn một quả dưa hấu để nhận được may mắn khi tham gia vật cầu. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Lễ hội cầu bùn được nhân dân làng Vân khôi phục lại sau nhiều năm gián đoạn. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Hai đội tranh cướp một quả cầu bằng gỗ lim, đường kính khoảng 40cm rồi tìm cách đẩy vào hố ở phần sân đối phương. Quả cầu này được lưu truyền trong đình làng từ đời này qua đời khác. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Hàng trăm người dân làng và từ các huyện xung quanh cũng kéo nhau đến xem một trong những lễ hội đặc sắc nhất của miền Bắc. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Lễ hội đánh cầu bùn chỉ có duy nhất ở đây mới có. Sau nhiều năm thất truyền, đến năm 2002 người dân mới khôi phục và cho tổ chức lại. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Vật cầu bùn lễ hội độc đáo diễn ra hai năm một lần vào các ngày 12, 13 và 14/4 Âm lịch. Bên tấn công phải có trách nhiệm đẩy được cầu xuống hố của bên phòng thủ, tuy nhiên giáp dưới không bao giờ được đẩy cầu xuống hố của giáp trên. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Hội vật được tổ chức trên một sân có diện tích khoảng 100m2, mặt sân là bùn nhão, ở hai đầu sân có hai hố để đẩy cầu xuống, mỗi lần đẩy được cầu xuống hố là kết thúc một hiệp. Ngày 12 đánh hai cầu, ngày 13 đánh ba cầu và ngày 14 đánh bốn cầu. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Mỗi khi cầu rơi xuống đất, tất cả 16 quân cầu phải làm động tác nâng cầu rồi mới hạ xuống để tranh cầu. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Các đội chơi phải bàn chiến thuật hợp lý để giành được chiến thắng sau mỗi hiệp đấu. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Cầu được làm bằng gỗ nặng khoảng 20kg lại rất trơn nên đòi hỏi người chơi phải có sức mạnh và sự khéo léo mới có thể giành chiến thắng. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Theo các cụ trong làng, mỗi lần cầu được đẩy xuống hố tượng trưng cho đất trời hòa hợp, mưa thuận gió hòa giúp mùa màng bội thu... (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Sân trơn cộng với việc cầu nặng đã khiến các trai làng liên tục ngã xuống. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Kết thúc mỗi ngày thi đấu, các quân cầu phải quỳ ở sân vật để bái vọng vào đình. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Sau đó các quân cầu chạy ra dòng sông Đuống gột rửa hết bùn bám trên cơ thể. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
(Vietnam+)