Ngày 8/11, tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Quyền trẻ em Việt Nam đã tổ chức hội thảo "Thực hiện Quyết định 267/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình Quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011-2015."
Tại hội thảo, đại biểu đến từ các cấp Hội ở trung ương và địa phương đã trao đổi, thảo luận về những thuận lợi và khó khăn khi triển khai các hoạt động hưởng ứng Chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em.
Trong thời gian qua, công tác xã hội hóa bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em được đẩy mạnh và đạt được những kết quả nhất định. Các hoạt động bảo vệ trẻ em bước đầu được triển khai thực hiện ở cả 3 cấp độ: phòng ngừa, can thiệp giảm thiểu nguy cơ; hỗ trợ phục hồi, hòa nhập cho trẻ em bị tổn thương và hoàn cảnh đặc biệt.
Tuy nhiên, những khó khăn mà đa số các cấp hội gặp phải hiện nay là kiến thức, kỹ năng tiếp cận, làm việc với đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt còn nhiều hạn chế, bất cập; kỹ năng truyền thông, tư vấn cho trẻ em cũng như cho gia đình các em còn lúng túng, kém hiệu quả; kỹ năng xây dựng dự án, vận động tài trợ còn chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ của hội.
Bà Trần Thị Thanh Thanh, Chủ tịch Hội Bảo vệ Quyền trẻ em Việt Nam cho biết để góp phần thực hiện hiệu quả các mục tiêu của Chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011-2015, Hội sẽ tập trung triển khai 5 hoạt động trong thời gian tới.
Trước hết, tuyên truyền phổ biến quyết định 267 về bảo vệ trẻ em nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm và kiến thức bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Tăng cường năng lực và kỹ năng cho đội ngũ cán bộ Hội ở trung ương và địa phương về nghiệp vụ, chuyên môn bảo vệ trẻ em; đồng thời, phối hợp tiến hành một số công trình nghiên cứu nắm bắt tình hình và nhu cầu cần hỗ trợ ở một số nhóm đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; xây dựng các chỉ số đánh giá sự tham gia của các tổ chức xã hội đối với chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em; thu thập ý kiến của trẻ em về khả năng tiếp cận với các chính sách phúc lợi dành cho trẻ em và các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
Hội cũng sẽ phát triển và nâng cao chất lượng các mô hình cung cấp dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em dựa vào cộng đồng và gia đình, trong đó, chú trọng tới các trẻ em có nguy cơ, trẻ em bị tổn thương cần bảo vệ đặc biệt.
Ngoài ra, Hội tiếp tục vận động nguồn lực để hỗ trợ các trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, chưa được hưởng chính sách của nhà nước, phấn đấu mỗi năm hỗ trợ được 12.000 em./.
Tại hội thảo, đại biểu đến từ các cấp Hội ở trung ương và địa phương đã trao đổi, thảo luận về những thuận lợi và khó khăn khi triển khai các hoạt động hưởng ứng Chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em.
Trong thời gian qua, công tác xã hội hóa bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em được đẩy mạnh và đạt được những kết quả nhất định. Các hoạt động bảo vệ trẻ em bước đầu được triển khai thực hiện ở cả 3 cấp độ: phòng ngừa, can thiệp giảm thiểu nguy cơ; hỗ trợ phục hồi, hòa nhập cho trẻ em bị tổn thương và hoàn cảnh đặc biệt.
Tuy nhiên, những khó khăn mà đa số các cấp hội gặp phải hiện nay là kiến thức, kỹ năng tiếp cận, làm việc với đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt còn nhiều hạn chế, bất cập; kỹ năng truyền thông, tư vấn cho trẻ em cũng như cho gia đình các em còn lúng túng, kém hiệu quả; kỹ năng xây dựng dự án, vận động tài trợ còn chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ của hội.
Bà Trần Thị Thanh Thanh, Chủ tịch Hội Bảo vệ Quyền trẻ em Việt Nam cho biết để góp phần thực hiện hiệu quả các mục tiêu của Chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011-2015, Hội sẽ tập trung triển khai 5 hoạt động trong thời gian tới.
Trước hết, tuyên truyền phổ biến quyết định 267 về bảo vệ trẻ em nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm và kiến thức bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Tăng cường năng lực và kỹ năng cho đội ngũ cán bộ Hội ở trung ương và địa phương về nghiệp vụ, chuyên môn bảo vệ trẻ em; đồng thời, phối hợp tiến hành một số công trình nghiên cứu nắm bắt tình hình và nhu cầu cần hỗ trợ ở một số nhóm đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; xây dựng các chỉ số đánh giá sự tham gia của các tổ chức xã hội đối với chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em; thu thập ý kiến của trẻ em về khả năng tiếp cận với các chính sách phúc lợi dành cho trẻ em và các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
Hội cũng sẽ phát triển và nâng cao chất lượng các mô hình cung cấp dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em dựa vào cộng đồng và gia đình, trong đó, chú trọng tới các trẻ em có nguy cơ, trẻ em bị tổn thương cần bảo vệ đặc biệt.
Ngoài ra, Hội tiếp tục vận động nguồn lực để hỗ trợ các trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, chưa được hưởng chính sách của nhà nước, phấn đấu mỗi năm hỗ trợ được 12.000 em./.
Việt Hà (TTXVN/Vietnam+)