Ngày 4/10/2010, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch kết hợp với Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức Hội thảo “Tố Hữu - Thân thế và Sự nghiệp” nhân dịp kỷ niệm 90 năm ngày sinh của nhà thơ Tố Hữu.
Ai có mặt trong hội trường cũng xúc động nhớ về Tố Hữu trong dấu ấn xuất phát đời thơ-đời cách mạng: "Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ/ Mặt trời chân lý chói qua tim."
Tố Hữu với “vị trí không ai thay thế được”
Tại hội thảo, nhiều nhà văn, nhà lý luận phê bình tên tuổi đã đọc tham luận và phát biểu ý kiến về thơ và đời Tố Hữu. Mỗi thành viên tham gia đều có những nghiên cứu nhìn nhận riêng, song tựu chung lại là sự thống nhất cao về việc cùng đánh giá con đường thơ và con đường hoạt động cách mạng của nhà thơ Tố Hữu luôn song hành.
Đặc biệt, thơ Tố Hữu đã đồng hành và ghi lại thật đẹp và dồi dào cảm xúc từng chặng đường quan trọng của cách mạng Việt Nam thế kỷ XX. Theo nhà thơ Hữu Thỉnh - Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, ông đã so sánh Tố Hữu như Lỗ Tấn trong văn học Trung Quốc với một vị trí không ai thay thế được.
Tại cuộc hội thảo, nhà thơ Hữu Thỉnh đã khẳng định: "Có sự thống nhất biện chứng giữa thân thế và sự nghiệp của Tố Hữu. Ở Tố Hữu tập trung tinh hoa, là một nhân cách văn hóa của dân tộc. Tố Hữu đã được ghi nhận với hai phương diện vừa là nhà cách mạng tiêu biểu, vừa là nhà thơ lớn. Một đời người chỉ cần làm một trong hai công việc đó đã đáng kính phục vô cùng. Thế mà Tố Hữu đã làm tốt cả hai.”
Trong hội thảo các nhà nghiên cứu đều thống nhất rằng Tố Hữu là thi nhân có phong cách độc đáo; đã một thời gian dài và mãi mãi về sau, thơ ông thành món ăn tinh thần của đông đảo người Việt Nam.
Lừng lững một phong cách thơ Tố Hữu
Phong cách thơ Tố Hữu hình thành rất sớm. “Từ ấy” là thứ quả lạ đầu mùa với cái tôi trữ tình mới (so với cái tôi của phong trào Thơ Mới). Ở “Việt Bắc,” “Gió lộng,” “Ra trận,” “Máu và hoa,” “Một tiếng đàn,” “Ta với ta,”... phong cách thơ Tố Hữu luôn luôn thống nhất, dễ cảm nhận nhưng không đơn điệu mà rất đa dạng.
Trước hết, Tố Hữu là nhà thơ cộng sản, thơ ông đậm chất trữ tình chính trị. Tiêu biểu cho tinh thần sáng tạo kết hợp hài hòa giữa con người thi sĩ và con người chiến sĩ, Tố Hữu sáng tác để phục vụ sự nghiệp cách mạng. Từ khi giác ngộ lý tưởng cho đến lúc viết những bài thơ cuối cùng, Tô Hữu vẫn tâm niệm: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình.” Nhà thơ luôn luôn lấy lý tưởng cách mạng, quan điểm chính trị để đánh giá, bày tỏ xúc cảm .
Thơ Tố Hữu luôn gắn với khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn. Bao trùm tập “Từ ấy” là cái tôi chiến sĩ. Với Tố Hữu, lý tưởng đẹp nhất là lý tưởng cộng sản. Cảm hứng chủ đạo trong thơ Tố Hữu là cảm hứng lịch sử, thế sự. Ông không cọi trọng thể hiện đời tư. Thơ Tố Hữu hướng người đọc về tương lai, khơi dậy trong họ lòng tin tưởng, niềm say, ngợi ca nghĩa tình cách mạng. Nhờ vậy, thơ ông tác động mạnh đến tình cảm của người đọc.
Điều đặc biệt là thơ Tố Hữu có giọng điệu riêng rất dễ nhận biết. Đó là giọng tâm tình, ngọt ngào tha thiết đầy tin yêu và thương mến. Vì vậy, Tố Hữu dễ rung động với nghĩa tình cách mạng, luôn hướng đến quần chúng để giãi bày tâm sự, kêu gọi, nhắn nhủ.
Kế thừa truyền thống thơ dân gian, thơ cổ điển, thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc trong nội dung và nghệ thuật. Tố Hữu sử dụng nhuần nhuyễn các thể thơ dân tộc (lục bát, song thất lục bát,...).
“Một đời dạy học, tôi hân hạnh được giảng dạy thơ Tố Hữu”
Theo nhà văn Mai Quốc Liên: "Tố Hữu là một tài năng thơ lớn, là nhà thơ lớn của dân tộc và của cách mạng. Đó là một tài năng thơ bẩm sinh: mới 16, 17 tuổi đã có những bài thơ hay, làm chấn động tâm hồn của cả một thế hệ. Có thể nói, gia đình, quê hương, văn hóa... đã tạo nên tài năng ấy. Nhưng cái chính vẫn là bản ngã của một tâm hồn.”
Theo phó giáo sư, tiến sĩ Đoàn Trọng Huy - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội: “Một đời dạy học, tôi hân hạnh được giảng dạy thơ Tố Hữu, nhất là gần 50 năm ở trường Đại học Sư phạm. Tôi cũng có hân hạnh được gặp gỡ, nghe nhà thơ trao đổi và trò chuyện về thơ cũng như ở nhà riêng. Tôi đã từng viết và sẽ viết về Tố Hữu với tất cả lòng kính yêu và ngưỡng mộ.”
Tất cả các nhà văn, nhà cách mạng và những người yêu thơ Tố Hữu có mặt trong Hội thảo đều đồng lòng với nhận định: Tố Hữu xứng đáng được tôn vinh là ngọn cờ đầu của thơ cách mạng thế kỉ XX./.
Tại hội thảo, nhiều nhà văn, nhà lý luận phê bình tên tuổi đã đọc tham luận và phát biểu ý kiến về thơ và đời Tố Hữu. Mỗi thành viên tham gia đều có những nghiên cứu nhìn nhận riêng, song tựu chung lại là sự thống nhất cao về việc cùng đánh giá con đường thơ và con đường hoạt động cách mạng của nhà thơ Tố Hữu luôn song hành.
Đặc biệt, thơ Tố Hữu đã đồng hành và ghi lại thật đẹp và dồi dào cảm xúc từng chặng đường quan trọng của cách mạng Việt Nam thế kỷ XX. Theo nhà thơ Hữu Thỉnh - Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, ông đã so sánh Tố Hữu như Lỗ Tấn trong văn học Trung Quốc với một vị trí không ai thay thế được.
Tại cuộc hội thảo, nhà thơ Hữu Thỉnh đã khẳng định: "Có sự thống nhất biện chứng giữa thân thế và sự nghiệp của Tố Hữu. Ở Tố Hữu tập trung tinh hoa, là một nhân cách văn hóa của dân tộc. Tố Hữu đã được ghi nhận với hai phương diện vừa là nhà cách mạng tiêu biểu, vừa là nhà thơ lớn. Một đời người chỉ cần làm một trong hai công việc đó đã đáng kính phục vô cùng. Thế mà Tố Hữu đã làm tốt cả hai.”
Trong hội thảo các nhà nghiên cứu đều thống nhất rằng Tố Hữu là thi nhân có phong cách độc đáo; đã một thời gian dài và mãi mãi về sau, thơ ông thành món ăn tinh thần của đông đảo người Việt Nam.
Lừng lững một phong cách thơ Tố Hữu
Phong cách thơ Tố Hữu hình thành rất sớm. “Từ ấy” là thứ quả lạ đầu mùa với cái tôi trữ tình mới (so với cái tôi của phong trào Thơ Mới). Ở “Việt Bắc,” “Gió lộng,” “Ra trận,” “Máu và hoa,” “Một tiếng đàn,” “Ta với ta,”... phong cách thơ Tố Hữu luôn luôn thống nhất, dễ cảm nhận nhưng không đơn điệu mà rất đa dạng.
Trước hết, Tố Hữu là nhà thơ cộng sản, thơ ông đậm chất trữ tình chính trị. Tiêu biểu cho tinh thần sáng tạo kết hợp hài hòa giữa con người thi sĩ và con người chiến sĩ, Tố Hữu sáng tác để phục vụ sự nghiệp cách mạng. Từ khi giác ngộ lý tưởng cho đến lúc viết những bài thơ cuối cùng, Tô Hữu vẫn tâm niệm: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình.” Nhà thơ luôn luôn lấy lý tưởng cách mạng, quan điểm chính trị để đánh giá, bày tỏ xúc cảm .
Thơ Tố Hữu luôn gắn với khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn. Bao trùm tập “Từ ấy” là cái tôi chiến sĩ. Với Tố Hữu, lý tưởng đẹp nhất là lý tưởng cộng sản. Cảm hứng chủ đạo trong thơ Tố Hữu là cảm hứng lịch sử, thế sự. Ông không cọi trọng thể hiện đời tư. Thơ Tố Hữu hướng người đọc về tương lai, khơi dậy trong họ lòng tin tưởng, niềm say, ngợi ca nghĩa tình cách mạng. Nhờ vậy, thơ ông tác động mạnh đến tình cảm của người đọc.
Điều đặc biệt là thơ Tố Hữu có giọng điệu riêng rất dễ nhận biết. Đó là giọng tâm tình, ngọt ngào tha thiết đầy tin yêu và thương mến. Vì vậy, Tố Hữu dễ rung động với nghĩa tình cách mạng, luôn hướng đến quần chúng để giãi bày tâm sự, kêu gọi, nhắn nhủ.
Kế thừa truyền thống thơ dân gian, thơ cổ điển, thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc trong nội dung và nghệ thuật. Tố Hữu sử dụng nhuần nhuyễn các thể thơ dân tộc (lục bát, song thất lục bát,...).
“Một đời dạy học, tôi hân hạnh được giảng dạy thơ Tố Hữu”
Theo nhà văn Mai Quốc Liên: "Tố Hữu là một tài năng thơ lớn, là nhà thơ lớn của dân tộc và của cách mạng. Đó là một tài năng thơ bẩm sinh: mới 16, 17 tuổi đã có những bài thơ hay, làm chấn động tâm hồn của cả một thế hệ. Có thể nói, gia đình, quê hương, văn hóa... đã tạo nên tài năng ấy. Nhưng cái chính vẫn là bản ngã của một tâm hồn.”
Theo phó giáo sư, tiến sĩ Đoàn Trọng Huy - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội: “Một đời dạy học, tôi hân hạnh được giảng dạy thơ Tố Hữu, nhất là gần 50 năm ở trường Đại học Sư phạm. Tôi cũng có hân hạnh được gặp gỡ, nghe nhà thơ trao đổi và trò chuyện về thơ cũng như ở nhà riêng. Tôi đã từng viết và sẽ viết về Tố Hữu với tất cả lòng kính yêu và ngưỡng mộ.”
Tất cả các nhà văn, nhà cách mạng và những người yêu thơ Tố Hữu có mặt trong Hội thảo đều đồng lòng với nhận định: Tố Hữu xứng đáng được tôn vinh là ngọn cờ đầu của thơ cách mạng thế kỉ XX./.
Nguyễn Anh (Vietnam+)