'Từ mặt đất đến bầu trời': Chân dung 108 phi công chiến đấu Việt Nam

Triển lãm lần đầu tiên giới thiệu câu chuyện của 108 phi công Việt Nam, những nhân chứng đã từng tham gia chiến đấu bảo vệ nền độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.
'Từ mặt đất đến bầu trời': Chân dung 108 phi công chiến đấu Việt Nam ảnh 1Chân dung những con người làm nên lịch sử, những hiện vật gắn liền với chiến dịch Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không đang được trưng bày tại triển lãm. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)

Chân dung những con người làm nên lịch sử, những hiện vật gắn liền với chiến dịch “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không” đang được trưng bày tại triển lãm “Từ mặt đất đến bầu trời.”

Đây là sự kiện kỷ niệm 50 năm Chiến thắng “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không” (12/1972-12/2022) do Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long-Hà Nội phối hợp với các đơn vị tổ chức.

Triển lãm giới thiệu hơn 100 tài liệu, gồm 2 chủ đề: “B52: Hà Nội không bất ngờ!” và “Từ mặt đất đến bầu trời” lần đầu tiên giới thiệu câu chuyện của 108 phi công Việt Nam, những nhân chứng đã từng tham gia chiến đấu bảo vệ nền độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, trong đó có những phi công trực tiếp tham gia chiến đấu năm 1972.

Theo ông Nguyễn Thanh Quang, Giám đốc Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long-Hà Nội, triển lãm góp phần làm rõ hơn về thế trận phòng không mà quân dân Hà Nội và các tỉnh miền Bắc Việt Nam đã chuẩn bị, chiến đấu đánh bại cuộc tập kích đường không chiến lược với mật danh Linebacker II của Mỹ, đặc biệt là vai trò chỉ huy, kết nối thông suốt các mặt trận từ căn hầm Chỉ huy tác chiến, Bộ Tổng tham mưu (Hầm T1).

Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long-Hà Nội lần đầu tiên ứng dụng công nghệ 3D mapping tái hiện lại hoạt cảnh "Hầm T1 trong đêm bão lửa," diễn giải câu chuyện và không khí làm việc dưới Hầm T1 trong ngày đầu tiên Mỹ đưa B52 đánh ra Hà Nội và các tỉnh miền Bắc, đặc biệt là thời khắc chiếc máy bay B52 đầu tiên bị bắn rơi trên bầu trời Hà Nội trong đêm mở màn chiến dịch, tạo ấn tượng và cảm xúc đặc biệt cho khách tham quan.

'Từ mặt đất đến bầu trời': Chân dung 108 phi công chiến đấu Việt Nam ảnh 2Triển lãm trong Hầm T1 sử dụng công nghệ 3D mapping tái hiện những cuộc họp chiến lược. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Hầm T1 của Bộ Tổng Tham mưu thuộc cơ quan Tổng Hành dinh Quân đội Nhân dân Việt Nam, trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Căn hầm được xây dựng vào năm 1964, là nơi tiếp nhận những báo cáo cũng như đưa ra các chỉ đạo trực tiếp đến khắp các chiến trường trên cả nước.

Đặc biệt, trong 12 ngày đêm cuối năm 1972, Hầm T1 cùng một lúc thực hiện 3 nhiệm vụ lớn: Chỉ huy bắn rơi nhiều máy bay Mỹ; đảm bảo giao thông chi viện cho miền Nam; tổ chức báo động phòng không nhân dân.

['Lính chiến': Nhật ký xúc động của dũng sỹ bắn rơi 19 máy bay địch]

Chính tại căn hầm này, các chiến sỹ đã phát ra hồi còi đầu tiên báo động phòng không trên toàn thành phố Hà Nội khi máy bay Mỹ tiến vào bắn phá Thủ đô. Toàn thể nhân dân được thông báo vào hầm trú ẩn trước 35 phút. Các đơn vị vũ trang sẵn sàng chiến đấu.

Trong khuôn khổ triển lãm, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long-Hà Nội phối hợp với Ban liên lạc Cựu chiến binh Trung đoàn Không quân 923 tổ chức tổ chức chương trình tọa đàm, giao lưu cùng các nhân chứng lịch sử, những phi công chiến đấu quả cảm, anh dũng của Phi đội bay đêm đánh B52 Mỹ.

Cũng trong lễ khai mạc, Ban tổ chức ra mắt, giới thiệu hai cuốn sách: “108 phi công chiến đấu Việt Nam”“Hầm Chỉ huy tác chiến-Bộ Tổng Tham mưu trong khu di sản Hoàng thành Thăng Long.”

'Từ mặt đất đến bầu trời': Chân dung 108 phi công chiến đấu Việt Nam ảnh 3Bản điện tử cuốn sách Hầm Chỉ huy tác chiến-Bộ Tổng Tham mưu trong khu di sản Hoàng thành Thăng Long. (Ảnh chụp màn hình)

Độc giả có thể xem bản điện tử của cuốn sách về Hầm Chỉ huy tác chiến tại đây.

Những hồi ức được chia sẻ thông qua những câu chuyện chân thực của chính những người trong cuộc sẽ giúp công chúng và thế hệ trẻ một lần nữa ôn lại truyền thống cách mạng hào hùng của lớp lớp cha anh đi trước, trân trọng ký ức hào hùng của “một thời đạn bom, một thời hòa bình.”

Cùng với không gian triển lãm được tổ chức tại Khu di sản Hoàng thành Thăng Long, một triển lãm có tên gọi “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không” cũng được tổ chức tại Bảo tàng Chiến thắng B52. Đây là kết quả của sự hợp tác, trao đổi thông tin, tư liệu, hiện vật giữa hai đơn vị nhằm giới thiệu, quảng bá rộng rãi hơn những tư liệu, hình ảnh quý giá trong lịch sử quân sự Việt Nam nói chung và chiến thắng “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không” nói riêng.

Triển lãm mở cửa phục vụ khách tham quan từ ngày 14/12/2022 tại Khu di sản Hoàng thành Thăng Long, số 19 đường Hoàng Diệu, Ba Đình, Hà Nội./.

Nhân kỷ niệm 50 năm chiến thắng Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không, Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long (Hà Nội) tổ chức triển lãm giới thiệu về Hầm chỉ huy Tác chiến T1. Triển lãm ứng dụng công nghệ thông tin để diễn giải câu chuyện lịch sử tại Hầm chỉ huy Tác chiến T1- 'Hầm T1 trong đêm bão lửa.' (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Nhân kỷ niệm 50 năm chiến thắng Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không, Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long (Hà Nội) tổ chức triển lãm giới thiệu về Hầm chỉ huy Tác chiến T1. Triển lãm ứng dụng công nghệ thông tin để diễn giải câu chuyện lịch sử tại Hầm chỉ huy Tác chiến T1- 'Hầm T1 trong đêm bão lửa.' (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Hầm chỉ huy Tác chiến T1 là công trình Sở chỉ huy tác chiến của Bộ Tổng Tham mưu. Đây là công trình giữ vai trò đặc biệt quan trọng của cơ quan quân sự tối cao của Đảng, của nhà nước để chỉ huy toàn quân. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Hầm chỉ huy Tác chiến T1 là công trình Sở chỉ huy tác chiến của Bộ Tổng Tham mưu. Đây là công trình giữ vai trò đặc biệt quan trọng của cơ quan quân sự tối cao của Đảng, của nhà nước để chỉ huy toàn quân. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Hầm chỉ huy Tác chiến T1 nằm bên trong khuôn viên trung tâm Hoàng thành Thăng Long với 2 lối ra vào. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Hầm chỉ huy Tác chiến T1 nằm bên trong khuôn viên trung tâm Hoàng thành Thăng Long với 2 lối ra vào. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Hầm được xây dựng vào cuối năm 1964, đầu năm 1965 do Trung đoàn 259 (Cục Công binh) thiết kế và thi công. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Hầm được xây dựng vào cuối năm 1964, đầu năm 1965 do Trung đoàn 259 (Cục Công binh) thiết kế và thi công. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Hầm có thiết kế 3 phòng, tổng diện tích 64m2, được đúc bằng bêtông cốt thép nguyên khối. Nóc hầm nhô lên khỏi mặt đất 1,5m và chia thành ba lớp, giữa được đổ cát dày tới nửa mét. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Hầm có thiết kế 3 phòng, tổng diện tích 64m2, được đúc bằng bêtông cốt thép nguyên khối. Nóc hầm nhô lên khỏi mặt đất 1,5m và chia thành ba lớp, giữa được đổ cát dày tới nửa mét. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Hầm có thể chống được sức công phá của bom tấn và tên lửa không đối đất, trụ được qua một vụ tấn công nguyên tử, vũ khí hóa học,... (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Hầm có thể chống được sức công phá của bom tấn và tên lửa không đối đất, trụ được qua một vụ tấn công nguyên tử, vũ khí hóa học,... (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Hầm chỉ huy Tác chiến T1 lần đầu được giới thiệu cho du khách vào tham quan từ năm 2017. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Hầm chỉ huy Tác chiến T1 lần đầu được giới thiệu cho du khách vào tham quan từ năm 2017. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Phòng giao ban tác chiến rộng khoảng 20m2, là chỗ làm việc của trực ban trưởng. Đây cũng là nơi các lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước, quân đội đến làm việc, chỉ huy trong suốt 2 cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Phòng giao ban tác chiến rộng khoảng 20m2, là chỗ làm việc của trực ban trưởng. Đây cũng là nơi các lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước, quân đội đến làm việc, chỉ huy trong suốt 2 cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Phòng trực ban tác chiến rộng 43m2, nơi làm việc 24/24h của kíp trực ban tác chiến do Cục Tác chiến - Bộ tổng Tham mưu đảm nhiệm có nhiệm vụ: Trực tiếp trả lời Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người gọi, hỏi; Theo dõi tình hình bảo vệ miền Bắc (trên bộ, trên biển, trên không) và chiến sự trên các chiến trường Đông Dương (B-Miền Nam; C-Lào; K-Campuchia). (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Phòng trực ban tác chiến rộng 43m2, nơi làm việc 24/24h của kíp trực ban tác chiến do Cục Tác chiến - Bộ tổng Tham mưu đảm nhiệm có nhiệm vụ: Trực tiếp trả lời Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người gọi, hỏi; Theo dõi tình hình bảo vệ miền Bắc (trên bộ, trên biển, trên không) và chiến sự trên các chiến trường Đông Dương (B-Miền Nam; C-Lào; K-Campuchia). (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Phòng thông hơi lọc độc, lọc sạch, thông gió tự nhiên là phòng đặt trang thiết bị, động cơ rộng 10m2. Đây là nơi vận hành các hệ thống thông hơi, lọc độc, làm mát, điện đàm... đảm bảo kỹ thuật cho 28 máy điện thoại trong hầm liên lạc thông suốt và kíp trực ban (khoảng 10 người) sinh hoạt suốt ngày đêm. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Phòng thông hơi lọc độc, lọc sạch, thông gió tự nhiên là phòng đặt trang thiết bị, động cơ rộng 10m2. Đây là nơi vận hành các hệ thống thông hơi, lọc độc, làm mát, điện đàm... đảm bảo kỹ thuật cho 28 máy điện thoại trong hầm liên lạc thông suốt và kíp trực ban (khoảng 10 người) sinh hoạt suốt ngày đêm. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Sau năm 1975, căn hầm này gần như không được sử dụng. Năm 2012, hầm được chỉnh trang, tu sửa và năm 2017 chính thức mở cửa đón khách tham quan. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Sau năm 1975, căn hầm này gần như không được sử dụng. Năm 2012, hầm được chỉnh trang, tu sửa và năm 2017 chính thức mở cửa đón khách tham quan. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Có thể nói căn hầm như một chứng nhân lịch sử 12 ngày đêm đánh B52 trên bầu trời Hà Nội. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Có thể nói căn hầm như một chứng nhân lịch sử 12 ngày đêm đánh B52 trên bầu trời Hà Nội. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Những hiện vật được bảo quản tốt và đang được trưng bày bên trong căn hầm. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Những hiện vật được bảo quản tốt và đang được trưng bày bên trong căn hầm. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Với vai trò là Trung tâm Chỉ huy của Bộ Tổng Tư lệnh, Bộ Tổng Tham mưu, tất cả các sự kiện của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước diễn ra đều có sự tham gia tích cực của Hầm chỉ huy Tác chiến T1. Trong đó điển hình là chỉ huy đánh bại cuộc tập kích chiến lược bằng không quân suốt 12 ngày đêm vào Hà Nội hồi cuối tháng 12 năm 1972, buộc Mỹ phải ký hiệp định Paris năm 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Với vai trò là Trung tâm Chỉ huy của Bộ Tổng Tư lệnh, Bộ Tổng Tham mưu, tất cả các sự kiện của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước diễn ra đều có sự tham gia tích cực của Hầm chỉ huy Tác chiến T1. Trong đó điển hình là chỉ huy đánh bại cuộc tập kích chiến lược bằng không quân suốt 12 ngày đêm vào Hà Nội hồi cuối tháng 12 năm 1972, buộc Mỹ phải ký hiệp định Paris năm 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Đặc biệt, trong 12 ngày đêm cuối năm 1972, Hầm chỉ huy Tác chiến T1 cùng một lúc thực hiện 3 nhiệm vụ lớn: Chỉ huy bắn rơi nhiều máy bay Mỹ; đảm bảo giao thông chi viện cho miền Nam; tổ chức báo động phòng không nhân dân. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Đặc biệt, trong 12 ngày đêm cuối năm 1972, Hầm chỉ huy Tác chiến T1 cùng một lúc thực hiện 3 nhiệm vụ lớn: Chỉ huy bắn rơi nhiều máy bay Mỹ; đảm bảo giao thông chi viện cho miền Nam; tổ chức báo động phòng không nhân dân. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Phòng kíp trực có nhiệm vụ tổng hợp tình hình mỗi ngày, mỗi tuần báo cáo Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Tổng Tham mưu trưởng trong cuộc họp giao ban mỗi sáng; Thông báo diễn biến chiến sự cho lãnh đạo Đảng, Nhà nước, và Chủ tịch Hồ Chủ tịch; đề xuất với Bộ Tổng Tham mưu các phương án tác chiến. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Phòng kíp trực có nhiệm vụ tổng hợp tình hình mỗi ngày, mỗi tuần báo cáo Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Tổng Tham mưu trưởng trong cuộc họp giao ban mỗi sáng; Thông báo diễn biến chiến sự cho lãnh đạo Đảng, Nhà nước, và Chủ tịch Hồ Chủ tịch; đề xuất với Bộ Tổng Tham mưu các phương án tác chiến. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Trong sự kiện chào mừng 50 năm chiến thắng Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long lần đầu tiên ứng dụng công nghệ 3D mapping tái hiện lại hoạt cảnh 'Hầm T1 trong đêm bão lửa', diễn giải câu chuyện và không khí làm việc dưới Hầm T1 trong ngày đầu tiên Mỹ đưa B52 đánh ra Hà Nội và các tỉnh miền Bắc, đặc biệt là thời khắc chiếc máy bay B52 đầu tiên bị bắn rơi trên bầu trời Hà Nội trong đêm mở màn chiến dịch. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Trong sự kiện chào mừng 50 năm chiến thắng Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long lần đầu tiên ứng dụng công nghệ 3D mapping tái hiện lại hoạt cảnh 'Hầm T1 trong đêm bão lửa', diễn giải câu chuyện và không khí làm việc dưới Hầm T1 trong ngày đầu tiên Mỹ đưa B52 đánh ra Hà Nội và các tỉnh miền Bắc, đặc biệt là thời khắc chiếc máy bay B52 đầu tiên bị bắn rơi trên bầu trời Hà Nội trong đêm mở màn chiến dịch. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Bản đồ bố trí lực lượng máy bay, căn cứ không quân, hải quân và binh lực chủ yếu của đế quốc Mỹ và đồng minh, tay sai của Mỹ tại châu Á - Thái Bình Dương trưng bày tại hầm. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Bản đồ bố trí lực lượng máy bay, căn cứ không quân, hải quân và binh lực chủ yếu của đế quốc Mỹ và đồng minh, tay sai của Mỹ tại châu Á - Thái Bình Dương trưng bày tại hầm. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Nút bấm cảnh báo máy bay Mỹ tiến vào vùng trời Thủ đô. Chính tại căn hầm này đã phát ra những hồi còi đầu tiên báo động phòng không trên toàn thành phố Hà Nội khi máy bay Mỹ tiến vào bắn phá Thủ đô. Toàn thể nhân dân được thông báo vào hầm trú ẩn trước 35 phút. Các đơn vị vũ trang sẵn sàng chiến đấu. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Nút bấm cảnh báo máy bay Mỹ tiến vào vùng trời Thủ đô. Chính tại căn hầm này đã phát ra những hồi còi đầu tiên báo động phòng không trên toàn thành phố Hà Nội khi máy bay Mỹ tiến vào bắn phá Thủ đô. Toàn thể nhân dân được thông báo vào hầm trú ẩn trước 35 phút. Các đơn vị vũ trang sẵn sàng chiến đấu. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Loa truyền thanh hữu tuyến được đặt trong hầm chỉ huy để các đồng chí trong Bộ Chính trị, Quận ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng Tham mưu sử dụng để nghe tin tức thời sự từ năm 1965 đến năm 1973. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Loa truyền thanh hữu tuyến được đặt trong hầm chỉ huy để các đồng chí trong Bộ Chính trị, Quận ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng Tham mưu sử dụng để nghe tin tức thời sự từ năm 1965 đến năm 1973. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Điện thoại được kết nối với các đồng chí trong Bộ Chính Trị, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng Tham mưu để liên lạc và chỉ huy từ năm 1967 đến năm 1975. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Điện thoại được kết nối với các đồng chí trong Bộ Chính Trị, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng Tham mưu để liên lạc và chỉ huy từ năm 1967 đến năm 1975. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Có thể nói đây là căn hầm kiên cố nhất của Việt Nam thời bấy giờ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Có thể nói đây là căn hầm kiên cố nhất của Việt Nam thời bấy giờ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Tới tham quan, du khách có thể trực tiếp xem những hiện vật lịch sử, những chứng nhân của một thời huy hoàng kháng chiến chống Mỹ cứu nước. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Tới tham quan, du khách có thể trực tiếp xem những hiện vật lịch sử, những chứng nhân của một thời huy hoàng kháng chiến chống Mỹ cứu nước. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Điện thoại được kết nối với các đồng chí trong Bộ Chính Trị, Bộ Giao thông vận tải,... (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Điện thoại được kết nối với các đồng chí trong Bộ Chính Trị, Bộ Giao thông vận tải,... (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Hầm mở cửa giúp khách tham quan tìm hiểu, cảm nhận thêm về sự khốc liệt của chiến tranh đồng thời nhấn mạnh vai trò, vị trí của Hầm chỉ huy Tác chiến T1 trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Hầm mở cửa giúp khách tham quan tìm hiểu, cảm nhận thêm về sự khốc liệt của chiến tranh đồng thời nhấn mạnh vai trò, vị trí của Hầm chỉ huy Tác chiến T1 trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục