Trong báo cáo mới công bố với tiêu đề "Châu Phi đang phát triển: Giải phóng tiềm năng nông nghiệp," Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo ngành nông nghiệp châu Phi có thể đạt quy mô 1.000 tỷ USD vào năm 2030, nếu các chính phủ và khu vực tư nhân tính toán lại các chính sách và phương án hỗ trợ nông dân.
Thị trường lương thực châu Phi, hiện trị giá khoảng 313 tỷ USD/năm, có thể tăng gấp ba lần nếu nông dân hiện đại hoá phương cách sản xuất, được tiếp cận nhiều hơn với nguồn tín dụng, công nghệ mới, hệ thống tưới tiêu và phân bón.
WB cho rằng nông dân châu Phi có cơ hội "vàng" khi nhu cầu của tầng lớp trung lưu phát triển mạnh và giá hàng hóa tăng.
Cụ thể, nhu cầu đối với những sản phẩm đắt đỏ hơn dự kiến tăng gấp bốn lần tại các siêu thị ở khu vực đô thị châu Phi.
Gạo, gia cầm, bơ sữa, dầu thực vật, rau quả, ngũ cốc và thực phẩm chế biến có thể là những phân khúc năng động nhất của thị trường buôn bán nông sản châu Phi.
Các nước như Kenya, Ghana, Cameroon, Malawi và Zambia đã bắt đầu chứng kiến thị trường nông nghiệp sôi nổi.
Báo cáo của WB nhận định: Châu Phi đang ở một giao lộ, mà từ đây châu lục này có thể có những bước đi cụ thể để hiện thực hóa tiềm năng của mình, hoặc tiếp tục để mất khả năng cạnh tranh, bỏ qua cơ hội lớn để thúc đẩy tăng trưởng, việc làm, và an ninh lương thực.
Cho dù được hưởng một thập niên kinh tế phát triển mạnh và hoạt động đầu tư vào khu vực tư nhân tăng, nhưng thị phần của châu Phi trong hoạt động xuất khẩu nông nghiệp toàn cầu lại sụt giảm.
Ba nước Brazil, Indonesia và Thái Lan đã xuất khẩu nông sản nhiều hơn toàn bộ khu vực Cận Sahara. Trong khi đó, châu Phi chiếm hơn 50% diện tích đất nông nghiệp bỏ hoang của thế giới, với 450 triệu ha không được trồng cây gây rừng, bảo vệ hay có nhiều dân ở.
Theo WB, thúc đẩy nông nghiệp cần trở thành ưu tiên hàng đầu của các chính phủ để nông dân có thể được hưởng lợi khi nhu cầu lương thực của thị trường thế giới, cùng giá lương thực, đồng loạt tăng.
Châu Phi cần tìm cách tăng cường hội nhập khu vực để thúc đẩy buôn bán lương thực xuyên biên giới, đối phó với nạn hối lộ tại các hành lang vận tải, giảm tệ quan liêu và chi phí giao dịch.
Các vụ thu hoạch ở châu Phi thường cho năng suất thấp hơn tiềm năng và lương thực thường bị hỏng vì khâu trữ kém.
Tuy nhiên, theo WB, các chính phủ cần phải phân tích cẩn trọng và cảnh giác với khả năng chiếm đoạt đất đai để đầu tư.
Cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu năm 2008-2009 đã dẫn đến tình trạng tranh giành đất tại một số khu vực ở châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh.
Tổng thống Madagascar bị lật đổ năm 2009 sau khi đàm phán với một công ty của Hàn Quốc về thỏa thuận cho thuê một nửa đất trồng trọt ở quốc đảo này để trồng cấy lương thực và chuyển về châu Á.
WB cho rằng, thách thức đối với châu Phi đó là "lái" nhà đầu tư theo hướng kiến tạo việc làm, cung cấp cơ hội cho các chủ nông trại nhỏ, tôn trọng quyền lợi của các cộng đồng địa phương và bảo vệ môi trường./.
Thị trường lương thực châu Phi, hiện trị giá khoảng 313 tỷ USD/năm, có thể tăng gấp ba lần nếu nông dân hiện đại hoá phương cách sản xuất, được tiếp cận nhiều hơn với nguồn tín dụng, công nghệ mới, hệ thống tưới tiêu và phân bón.
WB cho rằng nông dân châu Phi có cơ hội "vàng" khi nhu cầu của tầng lớp trung lưu phát triển mạnh và giá hàng hóa tăng.
Cụ thể, nhu cầu đối với những sản phẩm đắt đỏ hơn dự kiến tăng gấp bốn lần tại các siêu thị ở khu vực đô thị châu Phi.
Gạo, gia cầm, bơ sữa, dầu thực vật, rau quả, ngũ cốc và thực phẩm chế biến có thể là những phân khúc năng động nhất của thị trường buôn bán nông sản châu Phi.
Các nước như Kenya, Ghana, Cameroon, Malawi và Zambia đã bắt đầu chứng kiến thị trường nông nghiệp sôi nổi.
Báo cáo của WB nhận định: Châu Phi đang ở một giao lộ, mà từ đây châu lục này có thể có những bước đi cụ thể để hiện thực hóa tiềm năng của mình, hoặc tiếp tục để mất khả năng cạnh tranh, bỏ qua cơ hội lớn để thúc đẩy tăng trưởng, việc làm, và an ninh lương thực.
Cho dù được hưởng một thập niên kinh tế phát triển mạnh và hoạt động đầu tư vào khu vực tư nhân tăng, nhưng thị phần của châu Phi trong hoạt động xuất khẩu nông nghiệp toàn cầu lại sụt giảm.
Ba nước Brazil, Indonesia và Thái Lan đã xuất khẩu nông sản nhiều hơn toàn bộ khu vực Cận Sahara. Trong khi đó, châu Phi chiếm hơn 50% diện tích đất nông nghiệp bỏ hoang của thế giới, với 450 triệu ha không được trồng cây gây rừng, bảo vệ hay có nhiều dân ở.
Theo WB, thúc đẩy nông nghiệp cần trở thành ưu tiên hàng đầu của các chính phủ để nông dân có thể được hưởng lợi khi nhu cầu lương thực của thị trường thế giới, cùng giá lương thực, đồng loạt tăng.
Châu Phi cần tìm cách tăng cường hội nhập khu vực để thúc đẩy buôn bán lương thực xuyên biên giới, đối phó với nạn hối lộ tại các hành lang vận tải, giảm tệ quan liêu và chi phí giao dịch.
Các vụ thu hoạch ở châu Phi thường cho năng suất thấp hơn tiềm năng và lương thực thường bị hỏng vì khâu trữ kém.
Tuy nhiên, theo WB, các chính phủ cần phải phân tích cẩn trọng và cảnh giác với khả năng chiếm đoạt đất đai để đầu tư.
Cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu năm 2008-2009 đã dẫn đến tình trạng tranh giành đất tại một số khu vực ở châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh.
Tổng thống Madagascar bị lật đổ năm 2009 sau khi đàm phán với một công ty của Hàn Quốc về thỏa thuận cho thuê một nửa đất trồng trọt ở quốc đảo này để trồng cấy lương thực và chuyển về châu Á.
WB cho rằng, thách thức đối với châu Phi đó là "lái" nhà đầu tư theo hướng kiến tạo việc làm, cung cấp cơ hội cho các chủ nông trại nhỏ, tôn trọng quyền lợi của các cộng đồng địa phương và bảo vệ môi trường./.
Hương Giang (TTXVN)