Ngày 27/6, Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) đã kết thúc thành công tại Bắc Kinh (Trung Quốc) các cuộc thương lượng đã kéo dài 12 năm qua về Hiệp ước quốc tế về quyền của diễn viên biểu diễn nghe nhìn (BTAP).
Hiệp ước mới này lần đầu tiên đưa các diễn viên biểu diễn nghe nhìn vào khuôn khổ bản quyền quốc tế để họ được hưởng các lợi ích toàn diện về quyền bản quyền và bản quyền.
Tổng Giám đốc WIPO, Francis Gurry, đánh giá Hiệp ước BTAP là thành công của hệ thống đa phương, là bước ngoặt tiến tới thu hẹp khoảng cách trong hệ thống bản quyền quốc tế đối với các diễn viên biểu diễn nghe nhìn. Khuôn khổ bản quyền quốc tế sau ký kết Hiệp ước BTAP sẽ không còn phân biệt đối xử với diễn viên biểu diễn nghe nhìn.
Hiệp ước BTAP sẽ giúp cải thiện vị thế không rõ ràng hiện nay của các diễn viên trong ngành nghe nhìn thông qua khuôn khổ pháp lý quốc tế rõ ràng hơn để bảo vệ họ, góp phần bảo vệ các quyền của diễn viên biểu diễn nghe nhìn chống lại việc sử dụng trái phép các hoạt động biểu diễn của họ trên các phương tiện thông tin nghe nhìn như truyên hình, phim và video.
Lần đầu tiên trong môi trường kỹ thuật số, các diễn viên điện ảnh và các diễn viên biểu diễn nghe nhìn khác trong ngành nghe nhìn được bảo vệ các quyền kinh tế, nhờ đó có thể tăng thêm đáng kể thu nhập từ nghề diễn. Đồng thời tạo điều kiện để các diễn viên chia sẻ với nhà sản xuất các nguồn thu nhập nảy sinh trên bình diện quốc tế từ các sản phẩm nghe nhìn. Hiệp ước cũng dành cho các diễn viên biểu diễn nghe nhìn các quyền về đạo đức để ngăn chặn tình trạng không đảm bảo bản quyền hoặc làm sai lệch các hoạt động biểu diễn của họ.
Trong 156 nước thành viên WIPO, 6 tổ chức liên chính phủ và 45 tổ chức phi chính phủ tham gia thương lượng, 48 nước đã ký Hiệp ước, 122 nước đã ký Định ước cuối cùng của Hiệp ước.
Hiệp ước sẽ có hiệu lực quốc tế khi được 30 bên tham gia Hiệp ước, bao gồm các quốc gia và các tổ chức liên chính phủ, phê chuẩn./.
Hiệp ước mới này lần đầu tiên đưa các diễn viên biểu diễn nghe nhìn vào khuôn khổ bản quyền quốc tế để họ được hưởng các lợi ích toàn diện về quyền bản quyền và bản quyền.
Tổng Giám đốc WIPO, Francis Gurry, đánh giá Hiệp ước BTAP là thành công của hệ thống đa phương, là bước ngoặt tiến tới thu hẹp khoảng cách trong hệ thống bản quyền quốc tế đối với các diễn viên biểu diễn nghe nhìn. Khuôn khổ bản quyền quốc tế sau ký kết Hiệp ước BTAP sẽ không còn phân biệt đối xử với diễn viên biểu diễn nghe nhìn.
Hiệp ước BTAP sẽ giúp cải thiện vị thế không rõ ràng hiện nay của các diễn viên trong ngành nghe nhìn thông qua khuôn khổ pháp lý quốc tế rõ ràng hơn để bảo vệ họ, góp phần bảo vệ các quyền của diễn viên biểu diễn nghe nhìn chống lại việc sử dụng trái phép các hoạt động biểu diễn của họ trên các phương tiện thông tin nghe nhìn như truyên hình, phim và video.
Lần đầu tiên trong môi trường kỹ thuật số, các diễn viên điện ảnh và các diễn viên biểu diễn nghe nhìn khác trong ngành nghe nhìn được bảo vệ các quyền kinh tế, nhờ đó có thể tăng thêm đáng kể thu nhập từ nghề diễn. Đồng thời tạo điều kiện để các diễn viên chia sẻ với nhà sản xuất các nguồn thu nhập nảy sinh trên bình diện quốc tế từ các sản phẩm nghe nhìn. Hiệp ước cũng dành cho các diễn viên biểu diễn nghe nhìn các quyền về đạo đức để ngăn chặn tình trạng không đảm bảo bản quyền hoặc làm sai lệch các hoạt động biểu diễn của họ.
Trong 156 nước thành viên WIPO, 6 tổ chức liên chính phủ và 45 tổ chức phi chính phủ tham gia thương lượng, 48 nước đã ký Hiệp ước, 122 nước đã ký Định ước cuối cùng của Hiệp ước.
Hiệp ước sẽ có hiệu lực quốc tế khi được 30 bên tham gia Hiệp ước, bao gồm các quốc gia và các tổ chức liên chính phủ, phê chuẩn./.
(TTXVN)