Hiện nay, tỉnh Bắc Ninh đang tích cực xử lý vấn đề ô nhiễm môi trường, trong đó tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong các khu công nghiệp và lựa chọn nhà đầu tư có công nghệ cao đăng ký vào các khu công nghiệp nhằm hạn chế thấp nhất ô nhiễm môi trường.
Ông Nguyễn Khánh Hội, Phó giám đốc Công ty đầu tư phát triển hạ tầng Viglacera là chủ đầu tư hai khu công nghiệp Tiên Sơn và Yên Phong I cho biết các khu công nghiệp do Công ty đầu tư phát triển hạ tầng Viglacera xây dựng sau khi đi vào hoạt động, đảm bảo cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại gắn liền với hệ thống kỹ thuật bảo vệ môi trường.
Trong vấn đề bảo vệ môi trường, việc xử lý nguồn nước thải được các đơn vị quản lý, vận hành hai khu công nghiệp đặt lên hàng đầu. Bởi xuất phát từ đặc thù nguồn nước thải chung khu công nghiệp tiếp nhận từ nhiều nguồn xả thải (sinh hoạt, sản xuất thực phẩm, cơ khí…) của nhiều doanh nghiệp nên tính chất, nồng độ ô nhiễm, lưu lượng xả thải đầu vào đã được giám sát chặt chẽ theo hệ thống.
Hiện nay, tại hai khu công nghiệp đã xây dựng xong nhà máy xử lý nước thải theo công nghệ sinh học kết hợp với hóa lý, công suất 2.000 m3/ngày đêm. Công nghệ này đem lại hiệu quả kinh tế cao, xử lý đơn giản nhưng lại có tính bền vững. Đặc biệt, hệ thống được trang bị những thiết bị mang tính tự động hóa cao, ổn định và cần ít nhân lực vận hành. Các thiết bị phân tích phục vụ vận hành hệ thống được trang bị gọn nhẹ, độ tin cậy cao, dễ dàng sử dụng, bảo đảm nguồn nước thải ra môi trường đạt cột A tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5945-2005.
Trước đó, khu công nghiệp Tiên Sơn và Yên Phong I cũng đã đưa vào sử dụng nhà máy nước sạch công suất tương ứng 6.000m 3 và 2.900 m3/ngày đêm để cung ứng cho nhu cầu của các doanh nghiệp.
Ông Nguyễn Văn Vũ, Giám đốc Xí nghiệp quản lý vận hành khu công nghiệp Yên Phong I cho biết không chỉ tập trung đầu tư cho hệ thống xử lý nước thải, nhà máy cung cấp nước sạch, Xí nghiệp còn tiến hành sơ tuyển khi nhà đầu tư đăng ký vào khu công nghiệp nghiệp.
Nếu công nghệ lạc hậu, không thân thiện với môi trường sẽ không được chấp thuận, dù nhà đầu tư có trả mức phí cao. Vì vậy, phần lớn các nhà đầu tư hiện nay đều là những tên tuổi, thương hiệu lớn. Họ có tài chính, nhân lực và ý thức bảo vệ môi trường cao, ông Nguyễn Văn Vũ cho biết thêm.
Trước sự mở rộng quy mô của các khu công nghiệp, để kiểm soát tốt nguồn nước thải, Công ty đầu tư phát triển hạ tầng Viglacera đã tiếp tục xây dựng nhiều giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm, bảo vệ môi trường; trong đó chú trọng việc đầu tư đồng bộ, hợp lý các hạng mục hạ tầng (điện, nước sạch, xử lý nước thải, đường giao thông, cây xanh) và hình thành bộ phận chuyên trách công tác về bảo vệ môi trường cho toàn khu công nghiệp; đặc biệt là việc phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng kiểm tra việc thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường đối với từng đơn vị trong khu công nghiệp. Qua đó sớm phát hiện, ngăn chặn và xử phạt các trường hợp vi phạm gây ô nhiễm môi trường.
Khu công nghiệp Tiên Sơn có 103 dự án của các nhà đầu tư thứ cấp được cấp phép đầu tư vào khu công nghiệp với tỷ lệ diện tích lấp đầy đạt 95%; trong đó có 79 dự án đã hoạt động ổn định, 24 dự án đang xây dựng, thuộc 5 nhóm ngành nghề: lắp ráp điện tử, cơ khí chế tạo, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông sản thực phẩm và hàng tiêu dùng./.
Ông Nguyễn Khánh Hội, Phó giám đốc Công ty đầu tư phát triển hạ tầng Viglacera là chủ đầu tư hai khu công nghiệp Tiên Sơn và Yên Phong I cho biết các khu công nghiệp do Công ty đầu tư phát triển hạ tầng Viglacera xây dựng sau khi đi vào hoạt động, đảm bảo cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại gắn liền với hệ thống kỹ thuật bảo vệ môi trường.
Trong vấn đề bảo vệ môi trường, việc xử lý nguồn nước thải được các đơn vị quản lý, vận hành hai khu công nghiệp đặt lên hàng đầu. Bởi xuất phát từ đặc thù nguồn nước thải chung khu công nghiệp tiếp nhận từ nhiều nguồn xả thải (sinh hoạt, sản xuất thực phẩm, cơ khí…) của nhiều doanh nghiệp nên tính chất, nồng độ ô nhiễm, lưu lượng xả thải đầu vào đã được giám sát chặt chẽ theo hệ thống.
Hiện nay, tại hai khu công nghiệp đã xây dựng xong nhà máy xử lý nước thải theo công nghệ sinh học kết hợp với hóa lý, công suất 2.000 m3/ngày đêm. Công nghệ này đem lại hiệu quả kinh tế cao, xử lý đơn giản nhưng lại có tính bền vững. Đặc biệt, hệ thống được trang bị những thiết bị mang tính tự động hóa cao, ổn định và cần ít nhân lực vận hành. Các thiết bị phân tích phục vụ vận hành hệ thống được trang bị gọn nhẹ, độ tin cậy cao, dễ dàng sử dụng, bảo đảm nguồn nước thải ra môi trường đạt cột A tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5945-2005.
Trước đó, khu công nghiệp Tiên Sơn và Yên Phong I cũng đã đưa vào sử dụng nhà máy nước sạch công suất tương ứng 6.000m 3 và 2.900 m3/ngày đêm để cung ứng cho nhu cầu của các doanh nghiệp.
Ông Nguyễn Văn Vũ, Giám đốc Xí nghiệp quản lý vận hành khu công nghiệp Yên Phong I cho biết không chỉ tập trung đầu tư cho hệ thống xử lý nước thải, nhà máy cung cấp nước sạch, Xí nghiệp còn tiến hành sơ tuyển khi nhà đầu tư đăng ký vào khu công nghiệp nghiệp.
Nếu công nghệ lạc hậu, không thân thiện với môi trường sẽ không được chấp thuận, dù nhà đầu tư có trả mức phí cao. Vì vậy, phần lớn các nhà đầu tư hiện nay đều là những tên tuổi, thương hiệu lớn. Họ có tài chính, nhân lực và ý thức bảo vệ môi trường cao, ông Nguyễn Văn Vũ cho biết thêm.
Trước sự mở rộng quy mô của các khu công nghiệp, để kiểm soát tốt nguồn nước thải, Công ty đầu tư phát triển hạ tầng Viglacera đã tiếp tục xây dựng nhiều giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm, bảo vệ môi trường; trong đó chú trọng việc đầu tư đồng bộ, hợp lý các hạng mục hạ tầng (điện, nước sạch, xử lý nước thải, đường giao thông, cây xanh) và hình thành bộ phận chuyên trách công tác về bảo vệ môi trường cho toàn khu công nghiệp; đặc biệt là việc phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng kiểm tra việc thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường đối với từng đơn vị trong khu công nghiệp. Qua đó sớm phát hiện, ngăn chặn và xử phạt các trường hợp vi phạm gây ô nhiễm môi trường.
Khu công nghiệp Tiên Sơn có 103 dự án của các nhà đầu tư thứ cấp được cấp phép đầu tư vào khu công nghiệp với tỷ lệ diện tích lấp đầy đạt 95%; trong đó có 79 dự án đã hoạt động ổn định, 24 dự án đang xây dựng, thuộc 5 nhóm ngành nghề: lắp ráp điện tử, cơ khí chế tạo, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông sản thực phẩm và hàng tiêu dùng./.
Thái Hùng (TTXVN/Vietnam+)