Tối 25/8, tại Trung tâm văn hóa tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Ủy ban Nhân dân tỉnh đã tổ chức đêm giao lưu văn hóa nghệ thuật và bế mạc Tuần lễ văn hóa Việt Nam-Nhật Bản.
Tuần lễ văn hóa Việt Nam-Nhật Bản được Ủy ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tổ chức từ ngày 17-25/8, với các hoạt động mang đậm tình hữu nghị giữa hai nước như Cuộc thi tìm hiểu 40 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam-Nhật Bản; mời các gia đình người Nhật là nạn nhân thảm họa sóng thần ngày 11/3/2011 lưu trú và tham quan tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu; hội thảo “Giải pháp thu hút khách du lịch Nhật Bản đến Bà Rịa-Vũng Tàu”; triển lãm ảnh “Việt Nam-Nhật Bản, Bà Rịa-Vũng Tàu - Kawasaki: Đất nước, con người.”
Ngoài ra còn các hoạt động như trồng cây anh đào kỷ niệm Năm hữu nghị Việt-Nhật tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu; thành lập “Vườn cây hữu nghị Việt Nam-Nhật Bản”; hội thảo Việt-Nhật 40 năm hợp tác và phát triển; hội thảo giáo dục, đào tạo Việt Nam-Nhật Bản giữa Trường cao đẳng sư phạm tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và Đại học sư phạm Hyogo; Ngày văn hóa Việt Nam-Nhật Bản; khai trương trung tâm tiếng Nhật; hội thi thuyết trình tiếng Nhật; đêm giao lưu văn hóa Việt Nam-Nhật Bản và bế mạc Tuần lễ văn hóa Việt- Nhật.
Chương trình giao lưu văn hóa Việt Nam-Nhật Bản với sự góp mặt của các ca sỹ, nghệ sỹ chuyên và không chuyên của hai nước, với những bài ca, điệu múa mang đậm bản sắc văn hóa đặc trưng của hai đất nước như "Tiếng vọng non ngàn," "Sakura Sakura," "Nghe tiếng Goonk’la," "Tình yêu trên đỉnh Gung Zang," "Zo - ressha," "Mùa hoa anh đào," "Diễm xưa," "Thế giới muôn hoa," "Kể chuyện ngày mùa," "Múa trống Nhật Bản"…
Lễ bế mạc và giao lưu văn hóa nghệ thuật Việt Nam-Nhật Bản khép lại với điệu múa Yosakoi - đây là điệu múa trong lễ hội lớn của vùng Shikoku, Nhật Bản. Mỗi đội múa thường có từ 150 người trở lên.
Thông qua việc tổ chức các đội múa như vậy, người Nhật tự rèn luyện cho mình cách hòa mình trong tập thể./.
Tuần lễ văn hóa Việt Nam-Nhật Bản được Ủy ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tổ chức từ ngày 17-25/8, với các hoạt động mang đậm tình hữu nghị giữa hai nước như Cuộc thi tìm hiểu 40 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam-Nhật Bản; mời các gia đình người Nhật là nạn nhân thảm họa sóng thần ngày 11/3/2011 lưu trú và tham quan tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu; hội thảo “Giải pháp thu hút khách du lịch Nhật Bản đến Bà Rịa-Vũng Tàu”; triển lãm ảnh “Việt Nam-Nhật Bản, Bà Rịa-Vũng Tàu - Kawasaki: Đất nước, con người.”
Ngoài ra còn các hoạt động như trồng cây anh đào kỷ niệm Năm hữu nghị Việt-Nhật tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu; thành lập “Vườn cây hữu nghị Việt Nam-Nhật Bản”; hội thảo Việt-Nhật 40 năm hợp tác và phát triển; hội thảo giáo dục, đào tạo Việt Nam-Nhật Bản giữa Trường cao đẳng sư phạm tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và Đại học sư phạm Hyogo; Ngày văn hóa Việt Nam-Nhật Bản; khai trương trung tâm tiếng Nhật; hội thi thuyết trình tiếng Nhật; đêm giao lưu văn hóa Việt Nam-Nhật Bản và bế mạc Tuần lễ văn hóa Việt- Nhật.
Chương trình giao lưu văn hóa Việt Nam-Nhật Bản với sự góp mặt của các ca sỹ, nghệ sỹ chuyên và không chuyên của hai nước, với những bài ca, điệu múa mang đậm bản sắc văn hóa đặc trưng của hai đất nước như "Tiếng vọng non ngàn," "Sakura Sakura," "Nghe tiếng Goonk’la," "Tình yêu trên đỉnh Gung Zang," "Zo - ressha," "Mùa hoa anh đào," "Diễm xưa," "Thế giới muôn hoa," "Kể chuyện ngày mùa," "Múa trống Nhật Bản"…
Lễ bế mạc và giao lưu văn hóa nghệ thuật Việt Nam-Nhật Bản khép lại với điệu múa Yosakoi - đây là điệu múa trong lễ hội lớn của vùng Shikoku, Nhật Bản. Mỗi đội múa thường có từ 150 người trở lên.
Thông qua việc tổ chức các đội múa như vậy, người Nhật tự rèn luyện cho mình cách hòa mình trong tập thể./.
Huỳnh Sơn (TTXVN)