Ngoài việc nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, Bệnh viện Trung ương Huế còn là đơn vị có nhiều cố gắng trong việc chung tay cùng xã hội bảo vệ môi trường vì lợi ích của cộng đồng.
Nếu tính trung bình mỗi ngày, mỗi giường bệnh sử dụng từ 0,4-0,95m3 (theo tiêu chuẩn của BộY tế) và tương đương chừng đó nước thải, thì với 2.100 giường bệnh như hiện nay, Bệnh viện Trung ương Huế có lượng nước thải y tế ít nhất khoảng trên 800 m3/ngày.
Theo ông Nguyễn Việt Hùng, Chi Cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh, nước thải y tế trong lĩnh vực này đặc biệt là nước thải từ những bệnh viện lớn như Bệnh viện Trung ương Huế có các thành phần gây nguy hại rất lớn.
Một trong những nguồn nước thải đó chính là từ khoa ung bướu - nơi sử dụng khá nhiều các đồng vị phóng xạ, các hóa chất phục vụ xạ trị. Những hóa chất này, nếu không được xử lý, khi thải ra môi trường sẽ theo nguồn nước thải hủy hoại môi trường nước, môi trường thủy sinh. Ngoài ra nếu không được xử lý, thì các loại vi sinh vật, nhất là những vi sinh vật gây bệnh trong nước thải y tế sẽ theo nguồn nước phát tán nguồn bệnh trong cộng đồng.
Năm 1986, Bệnh viện Trung ương Huế đã xây dựng và đưa vào vận hành, hệ thống xử lý nước thải. Tuy nhiên, sau hơn 25 năm vận hành, hệ thống này đã cũ và lạc hậu. Trước yêu cầu bức thiết về xử lý môi trường cho bệnh viện, mới đây bệnh viện được sự giúp đỡ của tổ chức AP thông qua nguồn kinh phí từ tổ chức Đông Tây hội ngộ đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải y tế mới.
Bệnh viện Trung ương Huế đã hoàn thành dự án nâng cấp cải tạo đường ống dẫn nước thải và bể xử lý nước thải của bệnh viện, với tổng kinh phí đầu tư gần 500.000 USD, đưa vào sử dụng từ cuối năm 2011. Dự án bao gồm việc cải tạo, nâng cấp hệ thống đường ống dẫn nước thải cũ, lắp đặt hệ thống thoát nước hình xương cá từ các khoa phòng để thu gom nước thải về ống chính, sau đó đưa vào bể chứa để xử lý.
Hệ thống xử lý nước thải mới này sử dụng hai phương pháp xử lý hỗn hợp, đó là xử lý yếm khí và hiếu khí; với quá trình xử lý được thực hiện tự động. Ngoài ra, trong quá trình xử lý còn có các thiết bị kiểm tra để đảm bảo sự ổn định và chất lượng nước được xử lý.
Qua kiểm tra phân tích, các mẫu nước thải đều đạt cột A trong Quy chuẩn nước thải y tế Việt Nam 28:2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Như vậy, với hệ thống xử lý nước thải mới nói trên công suất 850m3 đi vào vận hành (cùng với hệ thống xử lý nước thải trước đó, công suất 250m3 hiện đại dành cho toàn bộ khu nhà điều trị bằng nguồn vốn ODA), Bệnh viện Trung ương Huế là đơn vị đầu tiên trong cả nước có hệ thống xử lý chất thải lỏng đạt tiêu chuẩn, góp phần quan trọng vào công tác bảo vệ môi trường. Đây cũng là yếu tố quan trọng để Bệnh viện Trung ương Huế xây dựng bệnh viện đạt chuẩn quốc tế hiện đại./.
Nếu tính trung bình mỗi ngày, mỗi giường bệnh sử dụng từ 0,4-0,95m3 (theo tiêu chuẩn của BộY tế) và tương đương chừng đó nước thải, thì với 2.100 giường bệnh như hiện nay, Bệnh viện Trung ương Huế có lượng nước thải y tế ít nhất khoảng trên 800 m3/ngày.
Theo ông Nguyễn Việt Hùng, Chi Cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh, nước thải y tế trong lĩnh vực này đặc biệt là nước thải từ những bệnh viện lớn như Bệnh viện Trung ương Huế có các thành phần gây nguy hại rất lớn.
Một trong những nguồn nước thải đó chính là từ khoa ung bướu - nơi sử dụng khá nhiều các đồng vị phóng xạ, các hóa chất phục vụ xạ trị. Những hóa chất này, nếu không được xử lý, khi thải ra môi trường sẽ theo nguồn nước thải hủy hoại môi trường nước, môi trường thủy sinh. Ngoài ra nếu không được xử lý, thì các loại vi sinh vật, nhất là những vi sinh vật gây bệnh trong nước thải y tế sẽ theo nguồn nước phát tán nguồn bệnh trong cộng đồng.
Năm 1986, Bệnh viện Trung ương Huế đã xây dựng và đưa vào vận hành, hệ thống xử lý nước thải. Tuy nhiên, sau hơn 25 năm vận hành, hệ thống này đã cũ và lạc hậu. Trước yêu cầu bức thiết về xử lý môi trường cho bệnh viện, mới đây bệnh viện được sự giúp đỡ của tổ chức AP thông qua nguồn kinh phí từ tổ chức Đông Tây hội ngộ đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải y tế mới.
Bệnh viện Trung ương Huế đã hoàn thành dự án nâng cấp cải tạo đường ống dẫn nước thải và bể xử lý nước thải của bệnh viện, với tổng kinh phí đầu tư gần 500.000 USD, đưa vào sử dụng từ cuối năm 2011. Dự án bao gồm việc cải tạo, nâng cấp hệ thống đường ống dẫn nước thải cũ, lắp đặt hệ thống thoát nước hình xương cá từ các khoa phòng để thu gom nước thải về ống chính, sau đó đưa vào bể chứa để xử lý.
Hệ thống xử lý nước thải mới này sử dụng hai phương pháp xử lý hỗn hợp, đó là xử lý yếm khí và hiếu khí; với quá trình xử lý được thực hiện tự động. Ngoài ra, trong quá trình xử lý còn có các thiết bị kiểm tra để đảm bảo sự ổn định và chất lượng nước được xử lý.
Qua kiểm tra phân tích, các mẫu nước thải đều đạt cột A trong Quy chuẩn nước thải y tế Việt Nam 28:2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Như vậy, với hệ thống xử lý nước thải mới nói trên công suất 850m3 đi vào vận hành (cùng với hệ thống xử lý nước thải trước đó, công suất 250m3 hiện đại dành cho toàn bộ khu nhà điều trị bằng nguồn vốn ODA), Bệnh viện Trung ương Huế là đơn vị đầu tiên trong cả nước có hệ thống xử lý chất thải lỏng đạt tiêu chuẩn, góp phần quan trọng vào công tác bảo vệ môi trường. Đây cũng là yếu tố quan trọng để Bệnh viện Trung ương Huế xây dựng bệnh viện đạt chuẩn quốc tế hiện đại./.
Quốc Việt (TTXVN/Vietnam+)