Cuộc đời quân ngũ và những năm tháng đấu tranh trong tù ngục Phú Quốc, sống trong tình yêu thương của đồng đội, đã tiếp thêm cho thương binh Hà Thiên Văn (quê xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc) nghị lực trong cuộc sống.
Từ hai bàn tay trắng lập nghiệp, đến nay ông đã xây dựng một trang trại chăn nuôi vịt có quy mô lớn và được bà con nơi đây đặt cho cái tên thân mật “Tướng chăn vịt."
Thương binh Hà Thiên Văn là một trong số hàng trăm chiến sỹ cách mạng của tỉnh Vĩnh Phúc từng bị địch bắt và tù đày ở nhà tù Phú Quốc năm xưa còn sống sót trở về. Đã hơn 30 năm trôi qua, nhưng những ký ức về “Địa ngục trần gian” Phú Quốc ngày nào với sự tra tấn dã man và những cuộc đấu trí sinh tử cùng đồng đội để đòi tự do, vẫn hiện hữu trước mắt ông như ngày nào.
Sinh năm 1949, khi vừa bước sang tuổi 17, chàng trai trẻ Hà Thiên Văn tạm gác ước mơ vào đại học, tình nguyện cầm súng lên đường đánh giặc. Nhập ngũ, ông và đồng đội trải qua khóa huấn luyện cấp tốc, rồi được biên chế vào bộ đội đặc công (K10), đi vào chiến trường.
Trong một trận quyết tử với kẻ thù tại căn cứ mặt trận Vĩnh Thạnh, Quảng Trị vào cuối năm 1967 - trận đánh mở màn cho chiến dịch Mậu Thân 1968, Hà Thiên Văn bị thương nặng và ngất đi.
Tỉnh lại trong nhà giam của địch ở giáp Quy Nhơn sau 7 ngày hôn mê, ông mới biết mình đã bị địch bắt. Tại nhà giam này, ông và đồng đội bị địch hành hạ để trả thù, mặc dù trên người đang bị thương nặng. Với ý chí kiên cường của người "lính Cụ Hồ," ông và đồng đội đã vượt qua tất cả.
Năm 1968, ông bị địch chuyển tới nhà lao Hố Nai, Biên Hòa. Ngay sau đó, cùng với các đồng đội bị thương nặng, ông bị địch đưa ra giam cầm ở khu 9, nhà tù Phú Quốc. Từ đây, những chiến sỹ đặc công đã phải trải qua những trận đòn roi thừa sống, thiếu chết của địch.
Ông trầm ngâm: “Đến tận bây giờ, nhiều lúc tôi cũng không dám nghĩ là mình có thể sống sót trước những đòn tra tấn dã man ở địa ngục trần gian đó.” Nhưng những trận đòn roi tra tấn, khủng bố tàn bạo của địch đã không lay chuyển được khí tiết của những chiến sỹ cách mạng.
Ông cùng đồng đội, đồng chí đã bí mật thành lập các cơ sở Đảng, các tổ chức đoàn thể, hội đồng hương, nhằm tổ chức đấu tranh chống chế độ lao tù khắc nghiệt của đế quốc; động viên, giúp đỡ nhau giữ vững tinh thần lạc quan cách mạng, trung thành tuyệt đối với Đảng.
Ông đảm trách vai trò Phó Bí thư chi đoàn thanh niên giải phóng nhà lao Hố Nai, Biên Hòa. Cùng với các đồng chí đồng đội kiên trinh khác, ông bị bọn địch thâm độc trả đũa bằng những trận tra tấn man rợ như đi "tàu ngầm," nhà hầm biệt giam, tra điện, dùng ống tuýp sắt đánh liên tiếp vào ống quyển, vào mắt cá chân… giờ thành tật, dáng đi lòng khòng, bàn tay rúm ró, co quắp, lúc nào cũng như bị quặt ngược về phía trên mu; ba chiếc xương sườn, toàn bộ xương quai xanh cũng không còn nguyên vẹn.
Mỗi lúc trái nắng trở trời, toàn thân ông vẫn như bị hàng chục chiếc kìm rút từng thớ thịt. Nhưng ông vẫn lạc quan: “Bấy nhiêu có thấm gì so với những hy sinh của đồng đội nơi chiến trường."
Trở về quê hương với thương tật nặng, mất trên 70% sức khỏe, hoàn cảnh kinh tế gia đình vô cùng khó khăn, gánh nặng mưu sinh lại đè nặng lên đôi vai người cựu tù. Không đầu hàng hoàn cảnh, sau nhiều lần suy tính, ông quyết định mưu sinh bằng việc chăn vịt. Đồng quê Vĩnh Tường bằng phẳng, đất đai phì nhiêu, lắm ao ruộng, rất thích hợp với nghề chăn nuôi vịt.
Nghĩ là làm. Từ con gà, con vịt và mấy sào ruộng, Hà Thiên Văn bắt đầu cuộc chiến đấu mưu sinh mới. Với khí chất của người lính cộng sản thời bình, ông đã tự mình học hỏi, nghiên cứu để tìm ra một cách làm kinh tế “lấy ngắn nuôi dài.”
Và từ một đàn vịt hơn 30 con, ông cùng gia đình đã từng bước đi lên làm giàu. Vươn lên làm giàu với 30 con vịt thật khó như “đi cày ban đêm,” nhưng ông đã làm được một việc mà không phải ai cũng dám làm - đó là việc thuyết phục gần 5 chục hộ gia đình dồn điền, đổi thửa. Đây là bước đi làm thay đổi cuộc sống của ông sau này.
Có đất, ông mạnh dạn vay vốn, huy động góp vốn để đầu tư làm trang trại. Từ việc thuê máy xúc, máy ủi đào đắp hệ thống mương dẫn, ao thả cá, đến xây chuồng trại, đắp bờ, khoanh vườn trồng cây...
Ngoài 1,3 mẫu ruộng cung cấp đủ lương thực cho gia đình và chăn nuôi, ông còn trồng chuối, mía, đu đủ... tận dụng triệt để phương châm lấy ngắn nuôi dài. Và đất đã không phụ lòng người thương binh này.
5 năm trở lại đây, mô hình ao-ruộng-chuồng của ông, sau khi trừ mọi chi phí đã cho một nguồn thu ổn định, bình quân từ 120-150 triệu đồng/năm. Chỉ riêng thu nhập từ chuối và đu đủ, hàng năm ông đã đủ trả sản cho 46 hộ dân. Ngoài ra, theo xu thế phát triển của làng, gần đây ông còn đầu tư nuôi rắn, ba ba, cung cấp cho thị trường.
Làm ăn bắt đầu sinh lời, ông bà từng bước đầu tư mua sắm thiết bị, công cụ hỗ trợ sản xuất, vừa tạo việc làm cho lao động trong thôn, vừa tạo điều kiện cho các con có thêm thời gian học hành thành đạt.
Không phụ lòng mong mỏi của cha mẹ, cả 5 người con của ông đều chăm ngoan, trong đó hai người đã có bằng cử nhân và trở thành đảng viên, hai người con khác đang học đại học. Ghi nhận thành tích đó, Ủy ban Nhân dân huyện Vĩnh Tường trao tặng gia đình ông danh hiệu "Gia đình hiếu học tiêu biểu."
Với bà con dân làng, với đồng chí đồng đội, Hà Thiên Văn là tấm gương sáng khiến họ luôn yêu mến, nể phục, noi theo.
Còn với Hà Thiên Văn, điều giản dị mà ông luôn tâm huyết đó là ở chiến trường chiến đấu không sợ hy sinh, vào tù không sợ gian lao ác liệt, trở về đời thường, ông cũng như đồng chí, đồng đội của mình trở thành một chiến sỹ kiên cường trên mặt trận xóa đói nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng, xứng đáng với những gì Bác Hồ đã dạy “thương binh tàn nhưng không phế!”./.
Từ hai bàn tay trắng lập nghiệp, đến nay ông đã xây dựng một trang trại chăn nuôi vịt có quy mô lớn và được bà con nơi đây đặt cho cái tên thân mật “Tướng chăn vịt."
Thương binh Hà Thiên Văn là một trong số hàng trăm chiến sỹ cách mạng của tỉnh Vĩnh Phúc từng bị địch bắt và tù đày ở nhà tù Phú Quốc năm xưa còn sống sót trở về. Đã hơn 30 năm trôi qua, nhưng những ký ức về “Địa ngục trần gian” Phú Quốc ngày nào với sự tra tấn dã man và những cuộc đấu trí sinh tử cùng đồng đội để đòi tự do, vẫn hiện hữu trước mắt ông như ngày nào.
Sinh năm 1949, khi vừa bước sang tuổi 17, chàng trai trẻ Hà Thiên Văn tạm gác ước mơ vào đại học, tình nguyện cầm súng lên đường đánh giặc. Nhập ngũ, ông và đồng đội trải qua khóa huấn luyện cấp tốc, rồi được biên chế vào bộ đội đặc công (K10), đi vào chiến trường.
Trong một trận quyết tử với kẻ thù tại căn cứ mặt trận Vĩnh Thạnh, Quảng Trị vào cuối năm 1967 - trận đánh mở màn cho chiến dịch Mậu Thân 1968, Hà Thiên Văn bị thương nặng và ngất đi.
Tỉnh lại trong nhà giam của địch ở giáp Quy Nhơn sau 7 ngày hôn mê, ông mới biết mình đã bị địch bắt. Tại nhà giam này, ông và đồng đội bị địch hành hạ để trả thù, mặc dù trên người đang bị thương nặng. Với ý chí kiên cường của người "lính Cụ Hồ," ông và đồng đội đã vượt qua tất cả.
Năm 1968, ông bị địch chuyển tới nhà lao Hố Nai, Biên Hòa. Ngay sau đó, cùng với các đồng đội bị thương nặng, ông bị địch đưa ra giam cầm ở khu 9, nhà tù Phú Quốc. Từ đây, những chiến sỹ đặc công đã phải trải qua những trận đòn roi thừa sống, thiếu chết của địch.
Ông trầm ngâm: “Đến tận bây giờ, nhiều lúc tôi cũng không dám nghĩ là mình có thể sống sót trước những đòn tra tấn dã man ở địa ngục trần gian đó.” Nhưng những trận đòn roi tra tấn, khủng bố tàn bạo của địch đã không lay chuyển được khí tiết của những chiến sỹ cách mạng.
Ông cùng đồng đội, đồng chí đã bí mật thành lập các cơ sở Đảng, các tổ chức đoàn thể, hội đồng hương, nhằm tổ chức đấu tranh chống chế độ lao tù khắc nghiệt của đế quốc; động viên, giúp đỡ nhau giữ vững tinh thần lạc quan cách mạng, trung thành tuyệt đối với Đảng.
Ông đảm trách vai trò Phó Bí thư chi đoàn thanh niên giải phóng nhà lao Hố Nai, Biên Hòa. Cùng với các đồng chí đồng đội kiên trinh khác, ông bị bọn địch thâm độc trả đũa bằng những trận tra tấn man rợ như đi "tàu ngầm," nhà hầm biệt giam, tra điện, dùng ống tuýp sắt đánh liên tiếp vào ống quyển, vào mắt cá chân… giờ thành tật, dáng đi lòng khòng, bàn tay rúm ró, co quắp, lúc nào cũng như bị quặt ngược về phía trên mu; ba chiếc xương sườn, toàn bộ xương quai xanh cũng không còn nguyên vẹn.
Mỗi lúc trái nắng trở trời, toàn thân ông vẫn như bị hàng chục chiếc kìm rút từng thớ thịt. Nhưng ông vẫn lạc quan: “Bấy nhiêu có thấm gì so với những hy sinh của đồng đội nơi chiến trường."
Trở về quê hương với thương tật nặng, mất trên 70% sức khỏe, hoàn cảnh kinh tế gia đình vô cùng khó khăn, gánh nặng mưu sinh lại đè nặng lên đôi vai người cựu tù. Không đầu hàng hoàn cảnh, sau nhiều lần suy tính, ông quyết định mưu sinh bằng việc chăn vịt. Đồng quê Vĩnh Tường bằng phẳng, đất đai phì nhiêu, lắm ao ruộng, rất thích hợp với nghề chăn nuôi vịt.
Nghĩ là làm. Từ con gà, con vịt và mấy sào ruộng, Hà Thiên Văn bắt đầu cuộc chiến đấu mưu sinh mới. Với khí chất của người lính cộng sản thời bình, ông đã tự mình học hỏi, nghiên cứu để tìm ra một cách làm kinh tế “lấy ngắn nuôi dài.”
Và từ một đàn vịt hơn 30 con, ông cùng gia đình đã từng bước đi lên làm giàu. Vươn lên làm giàu với 30 con vịt thật khó như “đi cày ban đêm,” nhưng ông đã làm được một việc mà không phải ai cũng dám làm - đó là việc thuyết phục gần 5 chục hộ gia đình dồn điền, đổi thửa. Đây là bước đi làm thay đổi cuộc sống của ông sau này.
Có đất, ông mạnh dạn vay vốn, huy động góp vốn để đầu tư làm trang trại. Từ việc thuê máy xúc, máy ủi đào đắp hệ thống mương dẫn, ao thả cá, đến xây chuồng trại, đắp bờ, khoanh vườn trồng cây...
Ngoài 1,3 mẫu ruộng cung cấp đủ lương thực cho gia đình và chăn nuôi, ông còn trồng chuối, mía, đu đủ... tận dụng triệt để phương châm lấy ngắn nuôi dài. Và đất đã không phụ lòng người thương binh này.
5 năm trở lại đây, mô hình ao-ruộng-chuồng của ông, sau khi trừ mọi chi phí đã cho một nguồn thu ổn định, bình quân từ 120-150 triệu đồng/năm. Chỉ riêng thu nhập từ chuối và đu đủ, hàng năm ông đã đủ trả sản cho 46 hộ dân. Ngoài ra, theo xu thế phát triển của làng, gần đây ông còn đầu tư nuôi rắn, ba ba, cung cấp cho thị trường.
Làm ăn bắt đầu sinh lời, ông bà từng bước đầu tư mua sắm thiết bị, công cụ hỗ trợ sản xuất, vừa tạo việc làm cho lao động trong thôn, vừa tạo điều kiện cho các con có thêm thời gian học hành thành đạt.
Không phụ lòng mong mỏi của cha mẹ, cả 5 người con của ông đều chăm ngoan, trong đó hai người đã có bằng cử nhân và trở thành đảng viên, hai người con khác đang học đại học. Ghi nhận thành tích đó, Ủy ban Nhân dân huyện Vĩnh Tường trao tặng gia đình ông danh hiệu "Gia đình hiếu học tiêu biểu."
Với bà con dân làng, với đồng chí đồng đội, Hà Thiên Văn là tấm gương sáng khiến họ luôn yêu mến, nể phục, noi theo.
Còn với Hà Thiên Văn, điều giản dị mà ông luôn tâm huyết đó là ở chiến trường chiến đấu không sợ hy sinh, vào tù không sợ gian lao ác liệt, trở về đời thường, ông cũng như đồng chí, đồng đội của mình trở thành một chiến sỹ kiên cường trên mặt trận xóa đói nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng, xứng đáng với những gì Bác Hồ đã dạy “thương binh tàn nhưng không phế!”./.
Nguyễn Thị Thảo (TTXVN)