Câu chuyện về cô giáo gần 20 năm bám làng dạy học ở Kon Tum

Câu chuyện về cô giáo Hồ Thị Thùy Vân gây xúc động bởi sự đóng góp thầm lặng tại Tu Mơ Rông, một huyện nghèo của tỉnh Kon Tum, với điều kiện vật chất còn nhiều thiếu thốn.
Câu chuyện về cô giáo gần 20 năm bám làng dạy học ở Kon Tum ảnh 1Cô Hồ Thị Thùy Vân (ngoài cùng bên trái), cùng đồng nghiệp vận động đưa học sinh đến lớp. (Nguồn: baodantoc.vn)

Tu Mơ Rông là một huyện nghèo của tỉnh Kon Tum, với điều kiện vật chất còn nhiều thiếu thốn.

Tuy nhiên, những thầy, cô giáo nơi đây vẫn ngày đêm nỗ lực, tạo mọi điều kiện tốt nhất để học sinh được đến trường, nâng cao tri thức và hướng tới thoát nghèo.

Ở Tu Mơ Rông, cô giáo Hồ Thị Thùy Vân, Hiệu trưởng Trường Tiểu học xã Đăk Hà, đã có ý tưởng góp tiền, nấu cơm cho học sinh, đã tiếp thêm động lực để các em yên tâm đến trường, rèn luyện con chữ.

Hành trình gần 20 năm bám trường gieo mầm ước mơ

Khi vừa tốt nghiệp trường Trung học Sư phạm Quảng Nam vào năm 2001, cô Hồ Thị Thùy Vân được ngành Giáo dục phân công đến huyện Tu Mơ Rông dạy học.

Cô Hồ Thị Thùy Vân chia sẻ: “Tôi khi ấy rất vui, vì đã hoàn thành ước mơ được trở thành một giáo viên, được truyền đạt những kiến thức cho các học sinh. Tuy nhiên, việc dạy học cho các em tại vùng miền núi cao không phải là một điều dễ dàng đối với bất kỳ ai, chứ không riêng một người giáo viên mới như tôi.”

Thời điểm đấy, để đến được điểm trường, giáo viên phải băng qua một con đường đầy sình lầy. Những lúc trời mưa, con đường trở nên trơn trượt. Phải mất hàng giờ đẩy xe, đi bộ, cô Vân mới có thể đến được điểm trường. Ngoài ra, cô phải mang, vác thực phẩm và nước uống để bám trụ tại điểm trường, khiến việc di chuyển lại càng thêm khó khăn.

[Những người thầy nuôi dạy học sinh bán trú ở vùng biên]

Việc vận động học sinh đến trường cũng là một thách thức không nhỏ đối với tất cả các thầy, cô giáo ở vùng cao của tỉnh Kon Tum.

Đặc biệt, vào đầu năm học hoặc sau Tết Nguyên đán, việc học sinh đột ngột bỏ lớp, không đến trường vẫn xảy ra thường xuyên. Mỗi lần như vậy, các thầy, cô trong trường lại phải khăn gói băng rừng, lội suối để tìm đến từng nhà, vận động các em quay trở lại lớp học.

Tuy nhiên, khó khăn nhất đối với cô giáo trẻ Hồ Thị Thùy Vân chính là khác biệt về mặt ngôn ngữ. Các học sinh nơi đây đều là đồng bào dân tộc Xê Đăng nên việc giao tiếp giữa cô và các em gần như đi vào “ngõ cụt.”

Không nản lòng, cô Hồ Thị Thùy Vân quyết tâm vào làng, học tiếng Xê Đăng để có thể gần gũi và truyền đạt kiến thức dễ dàng hơn cho các em. Mỗi lần đứng lớp, cô không vội vàng dạy ngay mà dành nhiều thời gian để trò chuyện và làm quen với từng em.

Từ đó, cô đã hiểu hơn về hoàn cảnh, gia đình và phong tục tập quán của người dân địa phương. Lâu ngày thành quen, hình ảnh cô Vân đứng lớp dạy học trở nên thân thuộc hơn trong mắt những đứa trẻ nơi đây.

Những bữa ăn ấm áp tình thương

Trong thời gian giảng dạy tại Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học - Trung học Cơ sở xã Tu Mơ Rông (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum), cô Hồ Thị Thùy Vân nhận thấy đời sống vật chất của học sinh nơi đây vẫn còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Phụ huynh các em chỉ tập trung vào làm nương rẫy, không quan tâm chăm sóc cho con mình.

Trước hình ảnh học sinh của mình gầy gò, không đủ ăn, đủ mặc, cô giáo Thùy Vân đưa ra ý tưởng là các giáo viên dành dụm một phần đồng lương ít ỏi để mua rau, thịt, nấu cơm cải thiện bữa ăn cho các em.

Đến nay, khi đã chuyển về làm Hiệu trưởng Trường Tiểu học xã Đăk Hà, cô giáo Hồ Thị Thùy Vân vẫn tiếp tục xây dựng chương trình bếp ăn tình thương cho các em nơi đây.

Thầy giáo A Knốt (56 tuổi, làng Kon Pla, xã Đăk Hà) chia sẻ: “Là một người con của huyện Tu Mơ Rông, tôi không khỏi xót xa khi nhìn thấy học sinh là đồng bào mình không có cơm để ăn, không có đồ để mặc. Do đó, khi cô Thùy Vân đưa ra ý tưởng xây dựng bếp ăn tình thương cho các em, tôi ngay lập tức tán thành. Tất cả giáo viên trong trường đều đồng ý góp mỗi người 100.000 đồng/tháng để xây dựng nên một bếp ăn ấm áp tình người.”

Số tiền các giáo viên góp được tuy không nhiều, nhưng bữa ăn được chuẩn bị luôn đầy đủ chất dinh dưỡng và đem lại cảm giác gần gũi, ấm cúng, gắn chặt tình cô trò.

Câu chuyện về cô giáo gần 20 năm bám làng dạy học ở Kon Tum ảnh 2Mỗi tháng, các thầy cô trích một khoản tiền để nấu ăn cho học sinh của mình. (Nguồn: anninhthudo.vn)

Các phụ huynh dần thấy được tấm lòng của các thầy, cô nơi đây nên đã góp nhặt những nhánh củi, bó rau để cùng cải thiện bữa ăn cho các em.

Bà Y Dăm (xã Đăk Hà, huyện Tu Mơ Rông) chia sẻ khi các thầy, cô phát động chương trình bếp ăn tình thương cho học sinh, gia đình bà đã góp nhặt những bó củi khô, có lúc góp những bó rau để đóng góp cho chương trình. Bà cũng tham gia trực tiếp vào việc nấu những bữa ăn cho con em mình, bày tỏ lòng biết ơn và hỗ trợ các thầy, cô trong việc giúp các em có được bữa ăn đầy đủ, ấm cúng.

Ông Dương Thái Khoa, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Đăk Hà, cho biết chương trình bếp ăn tình thương là một mô hình mang đậm tính nhân văn và có sức lan tỏa lớn.

Thời gian tới, chính quyền xã Đăk Hà sẽ tạo mọi điều kiện và phân bổ kinh phí từ nguồn huy động xã hội hóa để cô Hồ Thị Thùy Vân tiếp tục triển khai và nhân rộng mô hình bếp ăn tình thương đến các điểm trường khó khăn.

Từ đó, giúp đỡ cho các học sinh được đến trường, từng bước xóa nạn mù chữ, góp phần phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương.

Cô Hồ Thị Thùy Vân chia sẻ ngoài việc tổ chức chương trình bếp ăn tình thương, Trường Tiểu học xã Đăk Hà đang nghiên cứu những mô hình thực tế như: Tổ chức những buổi ngoại khóa, Ngày hội bánh chưng xanh, Ngày hội chợ quê, Ngày hội vì môi trường…

Đây là những hoạt động thiết thực nhằm giúp các em đồng bào dân tộc vùng cao có thêm trải nghiệm, hiểu thêm về văn hóa, đất nước và con người Việt Nam. Từ đó, giúp các em có được cái nhìn tổng quát, vươn lên phát triển thành người có tài để phát triển cho quê hương.

Đánh giá cao và biểu dương chương trình bếp ăn tình thương của các thầy, cô tại Trường Tiểu học xã Đăk Hà, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Tu Mơ Rông Võ Trung Mạnh cho biết chương trình đã giúp giảm đáng kể số lượng các em nghỉ học và ngày càng thu hút nhiều em đến trường hơn. Chính quyền huyện Tu Mơ Rông sẽ tạo mọi điều kiện để có thể hỗ trợ mô hình bếp ăn tình thương tiếp tục được phát triển, nhân rộng. Từ đó, góp phần nâng cao dân trí, xóa nạn mù chữ và cải thiện đời sống cho người dân trên địa bàn.

Từ lớp học của cô Hồ Thị Thùy Vân trên vùng cao Tu Mơ Rông, nhiều lứa học sinh đã trưởng thành, đóng góp lớn vào sự phát triển của tỉnh Kon Tum nói riêng và của đất nước nói chung.

Với những cống hiến không biết mệt mỏi của mình, cô giáo Hồ Thị Thùy Vân đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng Bằng khen vì đã có thành tích tiêu biểu xuất sắc năm 2020 và nhiều giấy khen khác cấp tỉnh, ngành./.

Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, cựu học sinh nhà trường tặng hoa chúc mừng nhà giáo Lê Đức Giảng, nguyên Bí thư Chi bộ, Giáo viên chủ nhiệm lớp 10B - Trường Nguyễn Gia Thiều gần 60 năm về trước Thiều tại Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập Trường Trung học phổ thông Nguyễn Gia Thiều (1950-2020). (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)
Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, cựu học sinh nhà trường tặng hoa chúc mừng nhà giáo Lê Đức Giảng, nguyên Bí thư Chi bộ, Giáo viên chủ nhiệm lớp 10B - Trường Nguyễn Gia Thiều gần 60 năm về trước Thiều tại Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập Trường Trung học phổ thông Nguyễn Gia Thiều (1950-2020). (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)
Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, cựu học sinh trường THPT Nguyễn Gia Thiều cùng nhà giáo Lê Đức Giảng (nguyên Bí thư Chi bộ, giáo viên chủ nhiệm lớp 10B - Trường Nguyễn Gia Thiều gần 60 năm về trước) xem lại những bức ảnh, cùng ôn lại kỷ niệm những năm tháng học tập dưới mái trường Nguyễn Gia Thiều tại Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập Trường Trung học phổ thông Nguyễn Gia Thiều (1950-2020). (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)
Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, cựu học sinh trường THPT Nguyễn Gia Thiều cùng nhà giáo Lê Đức Giảng (nguyên Bí thư Chi bộ, giáo viên chủ nhiệm lớp 10B - Trường Nguyễn Gia Thiều gần 60 năm về trước) xem lại những bức ảnh, cùng ôn lại kỷ niệm những năm tháng học tập dưới mái trường Nguyễn Gia Thiều tại Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập Trường Trung học phổ thông Nguyễn Gia Thiều (1950-2020). (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và các đại biểu dự gặp mặt đại biểu Quốc hội là giáo viên, nguyên là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội tổ chức (16/11/2020). (Ảnh: Trọng Đức/TTXVN)
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và các đại biểu dự gặp mặt đại biểu Quốc hội là giáo viên, nguyên là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội tổ chức (16/11/2020). (Ảnh: Trọng Đức/TTXVN)
Cô Lê Thị Anh Đào, giáo viên dạy môn tiếng Anh, Trường THCS thị trấn Vĩnh Thuận, huyện Vĩnh Thuận (Kiên Giang), tích cực kêu gọi các mạnh thường quân ủng hộ để chuẩn bị các dụng cụ đồ dùng học tập giúp đỡ cho học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Trong năm học 2019-2020, từ sự vận động của cô Đào, các mạnh thường quân đã giúp đỡ hỗ trợ gần 300 suất quà, kịp thời giúp đỡ được nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn để các em tiếp tục đến trường, cố gắng học tập tốt hơn. (Ảnh: Lê Sen/TTXVN)
Cô Lê Thị Anh Đào, giáo viên dạy môn tiếng Anh, Trường THCS thị trấn Vĩnh Thuận, huyện Vĩnh Thuận (Kiên Giang), tích cực kêu gọi các mạnh thường quân ủng hộ để chuẩn bị các dụng cụ đồ dùng học tập giúp đỡ cho học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Trong năm học 2019-2020, từ sự vận động của cô Đào, các mạnh thường quân đã giúp đỡ hỗ trợ gần 300 suất quà, kịp thời giúp đỡ được nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn để các em tiếp tục đến trường, cố gắng học tập tốt hơn. (Ảnh: Lê Sen/TTXVN)
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tặng quà các giáo viên, nhà quản lý giáo dục tiêu biểu tại buổi gặp mặt các giáo viên, nhà quản lý giáo dục tiêu biểu toàn quốc (15/11/2020). (Ảnh: Trọng Đức/TTXVN)
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tặng quà các giáo viên, nhà quản lý giáo dục tiêu biểu tại buổi gặp mặt các giáo viên, nhà quản lý giáo dục tiêu biểu toàn quốc (15/11/2020). (Ảnh: Trọng Đức/TTXVN)
Nhân kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11), sáng 16/11/2020, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam gặp mặt đoàn đại biểu Giáo viên tiêu biểu dân tộc thiểu số. (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN)
Nhân kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11), sáng 16/11/2020, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam gặp mặt đoàn đại biểu Giáo viên tiêu biểu dân tộc thiểu số. (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN)
Giáo viên điểm trường Đê Kôn thuộc trường tiểu học Hra số 2 (xã Hra, huyện Mang Yang, Gia Lai) về làng Đê Kôn vận động học sinh ra lớp trước ngày khai giảng (4/9/2020). (Ảnh: Hồng Điệp/TTXVN)
Giáo viên điểm trường Đê Kôn thuộc trường tiểu học Hra số 2 (xã Hra, huyện Mang Yang, Gia Lai) về làng Đê Kôn vận động học sinh ra lớp trước ngày khai giảng (4/9/2020). (Ảnh: Hồng Điệp/TTXVN)
Cô Hà Thị Linh (đi đầu) giáo viên trường Tiểu học Hra số 2 (Gia Lai) trên đường lên điểm trường Đê Kôn trước năm học mới. Dù bị ngăn cách bởi con đường đèo nguy hiểm, trơn trợt mùa tựu trường nhưng những giáo viên nơi đây vì niềm yêu nghề, mến trẻ vẫn ngày ngày vượt hiểm nguy mang con chữ đến với học sinh nghèo vùng cao. (Ảnh: Hồng Điệp/TTXVN)
Cô Hà Thị Linh (đi đầu) giáo viên trường Tiểu học Hra số 2 (Gia Lai) trên đường lên điểm trường Đê Kôn trước năm học mới. Dù bị ngăn cách bởi con đường đèo nguy hiểm, trơn trợt mùa tựu trường nhưng những giáo viên nơi đây vì niềm yêu nghề, mến trẻ vẫn ngày ngày vượt hiểm nguy mang con chữ đến với học sinh nghèo vùng cao. (Ảnh: Hồng Điệp/TTXVN)
Giáo viên trường Tiểu học Thạch Tân (Xã Tân Lâm Hương, Thạch Hà, Hà Tĩnh) phơi sách cho học trò dù nước lũ chưa rút hết (22/10/2020) (Ảnh: Hoàng Ngà/TTXVN)
Giáo viên trường Tiểu học Thạch Tân (Xã Tân Lâm Hương, Thạch Hà, Hà Tĩnh) phơi sách cho học trò dù nước lũ chưa rút hết (22/10/2020) (Ảnh: Hoàng Ngà/TTXVN)
Giáo viên trường Tiểu học và Trung học cơ sở Bó Mười A, huyện Thuận Châu (Sơn La) thăm hỏi học sinh được nhận đỡ đầu, nhằm giúp sức cho học sinh nghèo yên tâm đến trường. (Ảnh: Hữu Quyết/ TTXVN)
Giáo viên trường Tiểu học và Trung học cơ sở Bó Mười A, huyện Thuận Châu (Sơn La) thăm hỏi học sinh được nhận đỡ đầu, nhằm giúp sức cho học sinh nghèo yên tâm đến trường. (Ảnh: Hữu Quyết/ TTXVN)
Thương binh hạng 1/4 Trịnh Minh điều trị tại Khu điều dưỡng thương binh nặng Thuận Thành (tỉnh Bắc Ninh), hằng ngày dạy tiếng Anh cho học sinh trong vùng. (Ảnh: Kim Hùng/TTXVN)
Thương binh hạng 1/4 Trịnh Minh điều trị tại Khu điều dưỡng thương binh nặng Thuận Thành (tỉnh Bắc Ninh), hằng ngày dạy tiếng Anh cho học sinh trong vùng. (Ảnh: Kim Hùng/TTXVN)
Chiến sỹ công an cùng thầy, cô giáo các trường học vùng thấp trũng ở huyện Triệu Phong (Quảng Trị) vệ sinh trường lớp, sẵn sàng đón học sinh đi học trở lạ sau khi nước lũ rút (15/10/2020). (Ảnh: Hồ Cầu/TTXVN)
Chiến sỹ công an cùng thầy, cô giáo các trường học vùng thấp trũng ở huyện Triệu Phong (Quảng Trị) vệ sinh trường lớp, sẵn sàng đón học sinh đi học trở lạ sau khi nước lũ rút (15/10/2020). (Ảnh: Hồ Cầu/TTXVN)
Giờ học của cô và trò trong phòng học tạm bằng gỗ tại một điểm trường của trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học xã Mường Lạn, huyện Sốp Cộp (Sơn La). (Ảnh: Hữu Quyết/TTXVN)
Giờ học của cô và trò trong phòng học tạm bằng gỗ tại một điểm trường của trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học xã Mường Lạn, huyện Sốp Cộp (Sơn La). (Ảnh: Hữu Quyết/TTXVN)
Thấu hiểu được sự khó khăn của những học sinh nghèo phải đi học xa nhà, 6 năm qua cô giáo Nguyễn Thị Hạnh Nguyên, giáo viên Trường Tiểu học xã Thạch Bình, huyện miền núi Nho Quan, tỉnh Ninh Bình đã bỏ kinh phí để nấu ăn phục vụ cơm trưa miễn phí cho hàng chục em học sinh. (Ảnh: Hải Yến/TTXVN)
Thấu hiểu được sự khó khăn của những học sinh nghèo phải đi học xa nhà, 6 năm qua cô giáo Nguyễn Thị Hạnh Nguyên, giáo viên Trường Tiểu học xã Thạch Bình, huyện miền núi Nho Quan, tỉnh Ninh Bình đã bỏ kinh phí để nấu ăn phục vụ cơm trưa miễn phí cho hàng chục em học sinh. (Ảnh: Hải Yến/TTXVN)
Cô giáo Đinh Thị Thủy, giáo viên trường Tiểu học Yên Bài B (xã Yên Bài, huyện Ba Vì, TP Hà Nội) đã có 14 năm giảng dạy tại một lớp học đặc biệt của Trung tâm Giáo dục Lao động Xã hội số 2 - lớp học dành cho trẻ mồ côi bị bỏ rơi đang mang trong mình virus của căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS. Không chỉ truyền thụ cho con trẻ những kiến thức, cô giáo Thủy còn dạy các em hát múa để tạo không khí vui tươi, giúp các em vượt qua mặc cảm bản thân, thêm tin yêu vào cuộc sống (2019). (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)
Cô giáo Đinh Thị Thủy, giáo viên trường Tiểu học Yên Bài B (xã Yên Bài, huyện Ba Vì, TP Hà Nội) đã có 14 năm giảng dạy tại một lớp học đặc biệt của Trung tâm Giáo dục Lao động Xã hội số 2 - lớp học dành cho trẻ mồ côi bị bỏ rơi đang mang trong mình virus của căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS. Không chỉ truyền thụ cho con trẻ những kiến thức, cô giáo Thủy còn dạy các em hát múa để tạo không khí vui tươi, giúp các em vượt qua mặc cảm bản thân, thêm tin yêu vào cuộc sống (2019). (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)
 Với mong muốn đem cái chữ về gần hơn với bản, thầy giáo Giàng A Vàng (sinh năm 1990), sinh ra trên mảnh đất Phù Dì Seng, xã Lao Chải, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) đã tận tâm truyền dạy cho học sinh dân tộc Mông ở bậc tiểu học tại điểm trường Dào Cu Nha, trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Lao Chải, huyện Mù Cang Chải. (Ảnh: Thế Duyệt/TTXVN)
Với mong muốn đem cái chữ về gần hơn với bản, thầy giáo Giàng A Vàng (sinh năm 1990), sinh ra trên mảnh đất Phù Dì Seng, xã Lao Chải, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) đã tận tâm truyền dạy cho học sinh dân tộc Mông ở bậc tiểu học tại điểm trường Dào Cu Nha, trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Lao Chải, huyện Mù Cang Chải. (Ảnh: Thế Duyệt/TTXVN)
Thầy giáo ở điểm trường Đồng Măng ở xã vùng cao Trung Sơn, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ không chỉ dạy chữ mà còn chăm lo cho trẻ như người mẹ hiền. (Ảnh: TTXVN)
Thầy giáo ở điểm trường Đồng Măng ở xã vùng cao Trung Sơn, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ không chỉ dạy chữ mà còn chăm lo cho trẻ như người mẹ hiền. (Ảnh: TTXVN)
Người thầy giáo mang quân hàm xanh, Thiếu úy Vàng Lao Lừ, Đồn Biên phòng Mường Lạn, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La đã đưa con chữ tới bản vùng cao xa xôi Co Muông, xã Mường Lạn để dạy cho học sinh nơi đây. Sau một năm học, 100% học, các em đều đã biết đọc, biết viết và tính được những phép toán đơn giản. (Ảnh: Nguyễn Hồng Cường/TTXVN)
Người thầy giáo mang quân hàm xanh, Thiếu úy Vàng Lao Lừ, Đồn Biên phòng Mường Lạn, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La đã đưa con chữ tới bản vùng cao xa xôi Co Muông, xã Mường Lạn để dạy cho học sinh nơi đây. Sau một năm học, 100% học, các em đều đã biết đọc, biết viết và tính được những phép toán đơn giản. (Ảnh: Nguyễn Hồng Cường/TTXVN)
Giáo viên và học sinh trường Tiểu học số 2 xã Nậm Xe, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu băng qua suối để tới lớp học. (Ảnh: Việt Hoàng/TTXVN)
Giáo viên và học sinh trường Tiểu học số 2 xã Nậm Xe, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu băng qua suối để tới lớp học. (Ảnh: Việt Hoàng/TTXVN)
17 năm qua, lớp học tình thương do sư cô Thích Nữ Đức Thịnh, trụ trì chùa Long Cát (xã Công Hải, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận) mở ra đã giúp hàng trăm học sinh nghèo đồng bào Raglai ở địa phương học chữ, củng cố kiến thức. (Ảnh: Nguyễn Thành/TTXVN)
17 năm qua, lớp học tình thương do sư cô Thích Nữ Đức Thịnh, trụ trì chùa Long Cát (xã Công Hải, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận) mở ra đã giúp hàng trăm học sinh nghèo đồng bào Raglai ở địa phương học chữ, củng cố kiến thức. (Ảnh: Nguyễn Thành/TTXVN)
Cô trò trường Phục hồi chức năng và Dạy nghề cho người khuyết tật Tiên Lữ (Hưng Yên) trong giờ can thiệp sớm. (Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN)
Cô trò trường Phục hồi chức năng và Dạy nghề cho người khuyết tật Tiên Lữ (Hưng Yên) trong giờ can thiệp sớm. (Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN)
Giáo viên và học sinh của Đoàn học sinh Hà Nội tham dự Cuộc thi Olympic Phát minh và Sáng chế thế giới (WICO) năm 2019. Đoàn đã giành 2 Huy chương Vàng tại Cuộc thi. (Ảnh: TTXVN phát)
Giáo viên và học sinh của Đoàn học sinh Hà Nội tham dự Cuộc thi Olympic Phát minh và Sáng chế thế giới (WICO) năm 2019. Đoàn đã giành 2 Huy chương Vàng tại Cuộc thi. (Ảnh: TTXVN phát)
Lớp Thư viện đồ chơi trường Phục hồi chức năng và Dạy nghề cho người khuyết tật Khoái Châu (Hưng Yên). (Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN)
Lớp Thư viện đồ chơi trường Phục hồi chức năng và Dạy nghề cho người khuyết tật Khoái Châu (Hưng Yên). (Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN)
Ngoài học tiếng phổ thông, thầy cô tại các điểm trưởng lẻ của Trường Tiểu học Sam Kha (xã Sam Kha, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La) còn phụ trách dạy nhạc, họa và thể dục. (Ảnh: Diệp Anh/TTXVN)
Ngoài học tiếng phổ thông, thầy cô tại các điểm trưởng lẻ của Trường Tiểu học Sam Kha (xã Sam Kha, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La) còn phụ trách dạy nhạc, họa và thể dục. (Ảnh: Diệp Anh/TTXVN)

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục