Bộ trưởng Nông nghiệp Chile, Luis Mayol Bouchon, đang trong chuyến thăm làm việc tại Indonesia, ngày 13/8 nói rằng quốc gia Nam Mỹ này hy vọng sẽ sớm ký Hiệp định Thương mại tự do (FTA) với Indonesia.
Theo ông Bouchon, việc Chile và Indonesia sớm ký được FTA sẽ thúc đẩy thương mại song phương và tăng cường hợp tác kinh tế, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho mỗi nước thâm nhập vào thị trường khu vực của mỗi bên là Đông Nam Á và Mỹ Latinh.
Bộ trưởng Luis Mayol Bouchon khẳng định FTA này sẽ giúp Chile tăng xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp và lâm nghiệp sang thị trường Indonesia đầy sức hấp dẫn do đông dân nhất khu vực Đông Nam Á và có sức mua đang ngày một tăng nhờ nền kinh tế liên tục tăng trưởng ổn định ở mức cao. Ngược lại, Indonesia sẽ có khả năng xuất khẩu các sản phẩm dầu mỏ, khí đốt và công nghiệp sang Chile. FTA Indonesia-Chile cũng rất quan trọng để mở ra cơ hội đầu tư lẫn nhau cho cả đôi bên.
Bộ trưởng Luis Mayol Bouchon cho biết, với lập trường ủng hộ tự do hóa thương mại, Chile đã thiết lập FTA với 58 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó ở châu Á là các nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam và Malaysia.
Tổng Vụ trưởng Hợp tác Thương mại Quốc tế, Bộ Thương mại Indonesia, Iman Pambagyo, cho biết hai bên đã tham khảo ý kiến lẫn nhau về FTA cách đây vài năm, nhưng chưa bắt đầu các cuộc đàm, song Chile là một cửa ngõ tiềm năng cho hàng hóa Indonesia thâm nhập vào thị trường Mỹ Latinh.
Chile là nước sản xuất đồng lớn nhất thế giới và là một trong những nhà cung cấp lớn nhất toàn cầu về một số sản phẩm nông nghiệp, bao gồm hoa quả, rau, thịt, cá và rượu vang. Nước này cũng là quốc gia duy nhất ở Mỹ Latinh (không tính Mexico) đã tham gia Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).
Năm 2011, Chile đạt kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp và lâm nghiệp kỷ lục ở mức 14,3 tỷ USD, tăng 16% so với năm 2010. Cùng kỳ, thương mại song phương Indonesia-Chile đạt 586,23 triệu USD, trong đó xuất khẩu của Indonesia chiếm 213,97 triệu USD và nhập khẩu là 372,26 triệu USD.
Indonesia xuất khẩu chủ yếu sang Chile than đá, khí tự nhiên, cao su thiên nhiên, rong biển, sợi, giày dép và tủ lạnh, trong khi nhập khẩu trở lại chủ yếu sắt, đồng, hoa quả, hóa chất và dầu cá thô./.
Theo ông Bouchon, việc Chile và Indonesia sớm ký được FTA sẽ thúc đẩy thương mại song phương và tăng cường hợp tác kinh tế, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho mỗi nước thâm nhập vào thị trường khu vực của mỗi bên là Đông Nam Á và Mỹ Latinh.
Bộ trưởng Luis Mayol Bouchon khẳng định FTA này sẽ giúp Chile tăng xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp và lâm nghiệp sang thị trường Indonesia đầy sức hấp dẫn do đông dân nhất khu vực Đông Nam Á và có sức mua đang ngày một tăng nhờ nền kinh tế liên tục tăng trưởng ổn định ở mức cao. Ngược lại, Indonesia sẽ có khả năng xuất khẩu các sản phẩm dầu mỏ, khí đốt và công nghiệp sang Chile. FTA Indonesia-Chile cũng rất quan trọng để mở ra cơ hội đầu tư lẫn nhau cho cả đôi bên.
Bộ trưởng Luis Mayol Bouchon cho biết, với lập trường ủng hộ tự do hóa thương mại, Chile đã thiết lập FTA với 58 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó ở châu Á là các nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam và Malaysia.
Tổng Vụ trưởng Hợp tác Thương mại Quốc tế, Bộ Thương mại Indonesia, Iman Pambagyo, cho biết hai bên đã tham khảo ý kiến lẫn nhau về FTA cách đây vài năm, nhưng chưa bắt đầu các cuộc đàm, song Chile là một cửa ngõ tiềm năng cho hàng hóa Indonesia thâm nhập vào thị trường Mỹ Latinh.
Chile là nước sản xuất đồng lớn nhất thế giới và là một trong những nhà cung cấp lớn nhất toàn cầu về một số sản phẩm nông nghiệp, bao gồm hoa quả, rau, thịt, cá và rượu vang. Nước này cũng là quốc gia duy nhất ở Mỹ Latinh (không tính Mexico) đã tham gia Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).
Năm 2011, Chile đạt kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp và lâm nghiệp kỷ lục ở mức 14,3 tỷ USD, tăng 16% so với năm 2010. Cùng kỳ, thương mại song phương Indonesia-Chile đạt 586,23 triệu USD, trong đó xuất khẩu của Indonesia chiếm 213,97 triệu USD và nhập khẩu là 372,26 triệu USD.
Indonesia xuất khẩu chủ yếu sang Chile than đá, khí tự nhiên, cao su thiên nhiên, rong biển, sợi, giày dép và tủ lạnh, trong khi nhập khẩu trở lại chủ yếu sắt, đồng, hoa quả, hóa chất và dầu cá thô./.
Việt Tú (TTXVN)