Ngày 16/8, bà Đoàn Thị Ngọ, Phó Giám đốc Bảo tàng tỉnh Lâm Đồng cho biết cơ quan này vừa được Viện Phát triển bền vững Vùng Đông Nam Bộ thông báo kết quả giám định, công nhận 43 thanh đá thuộc sưu tập đàn đá Hòa Nam (huyện Di Linh).
Đây là sưu tập đàn đá thứ năm được phát hiện tại Lâm Đồng trong vòng 20 năm qua.
Cùng bộ đàn đá nói trên, trước đó, tại huyện Di Linh, quần chúng và giới chuyên môn đã phát hiện ba sưu tập, được đặt theo tên gọi của đơn vị hành chính cấp xã nơi tìm thấy, bao gồm đàn đá Đinh Lạc, Bờ Nơm-Sơn Điền và Liên Đầm.
Như vậy, đến thời điểm này, Di Linh là địa phương phát hiện được số lượng đàn đá phong phú nhất, tập trung trong một phạm vi không gian của bốn xã liền kề.
Theo lãnh đạo Bảo tàng Lâm Đồng, hầu hết các sưu tập đàn đá phát hiện ở các tỉnh, thành khác trong những năm qua là hiện vật trong các di chỉ khảo cổ. Riêng tại Lâm Đồng, các bộ đàn đá được tìm thấy lại là dạng “hiện vật chôn dấu trong khu dân sinh.”
Khác biệt này còn đòi hỏi nhiều nghiên cứu, giải thích chuyên sâu của các nhà nghiên cứu chuyên môn.
Đồng thời với các bộ sưu tập đàn đá tại Di Linh, Lâm Đồng đã từng phát hiện đàn đá tại phường B’Lao (thành phố Bảo Lộc) và một bộ “đá kêu” (dụng cụ bằng đá được đồng bào thiểu số gõ để đuổi chim, thú trên rẫy sản xuất) được phát hiện tại xã Đạ Long (huyện Đam Rông).
Bộ “đá kêu” này cũng có cùng chất liệu đá với các bộ đàn đá đã được giám định, công nhận./.
Đây là sưu tập đàn đá thứ năm được phát hiện tại Lâm Đồng trong vòng 20 năm qua.
Cùng bộ đàn đá nói trên, trước đó, tại huyện Di Linh, quần chúng và giới chuyên môn đã phát hiện ba sưu tập, được đặt theo tên gọi của đơn vị hành chính cấp xã nơi tìm thấy, bao gồm đàn đá Đinh Lạc, Bờ Nơm-Sơn Điền và Liên Đầm.
Như vậy, đến thời điểm này, Di Linh là địa phương phát hiện được số lượng đàn đá phong phú nhất, tập trung trong một phạm vi không gian của bốn xã liền kề.
Theo lãnh đạo Bảo tàng Lâm Đồng, hầu hết các sưu tập đàn đá phát hiện ở các tỉnh, thành khác trong những năm qua là hiện vật trong các di chỉ khảo cổ. Riêng tại Lâm Đồng, các bộ đàn đá được tìm thấy lại là dạng “hiện vật chôn dấu trong khu dân sinh.”
Khác biệt này còn đòi hỏi nhiều nghiên cứu, giải thích chuyên sâu của các nhà nghiên cứu chuyên môn.
Đồng thời với các bộ sưu tập đàn đá tại Di Linh, Lâm Đồng đã từng phát hiện đàn đá tại phường B’Lao (thành phố Bảo Lộc) và một bộ “đá kêu” (dụng cụ bằng đá được đồng bào thiểu số gõ để đuổi chim, thú trên rẫy sản xuất) được phát hiện tại xã Đạ Long (huyện Đam Rông).
Bộ “đá kêu” này cũng có cùng chất liệu đá với các bộ đàn đá đã được giám định, công nhận./.
Sơn Tùng (TTXVN/Vietnam+)