Diện tích các loại cây trồng bị thiệt hại tập trung nhiều nhất ở các huyệnKrông Pắk, Ea Kar, Ma Đ’rắk, Krông Bông, thị xã Buôn Hồ.
Cũng theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Đắk Lắk, những năm trướcđây, thời điểm này trên địa bàn tỉnh là mùa mưa, lượng mưa lớn, rải đều ở khắpcác huyện, thị xã, thành phố.
Thế nhưng, năm nay, tuy có mưa, nhưng lượng mưa chỉ tập trung ở các huyệnphía Bắc, còn các huyện phía Đông, Đông Nam tỉnh chỉ có mưa rải rác, nhưng khôngđều, không đủ lượng nước cần thiết cho cây trồng phát triển.
Hầu hết các công trình thủy lợi vừa và nhỏ trên địa bàn ở các huyện phíaĐông, Đông Nam của tỉnh đều bị khô cạn nước. Huyện Ea Kar, Krông Pắk là nhữngvùng trọng điểm ngô lai của tỉnh nhưng nay ngô bị khô hạn chết đứng hàng ngànhécta.
Các địa phương cũng đã chủ động trích ngân sách hỗ trợ cho các vùng bị hạnnặng để đồng bào mua xăng dầu, nạo vét kênh mương chống hạn cho cây trồng.
Tỉnhcũng chỉ đạo các địa phương, ở những vùng cây trồng vụ hè thu bị mất trắng cầnchuẩn bị đất, giống cây trồng để triển khai gieo trồng lại trong vụ thu đông.
Tỉnh cũng có kế hoạch hỗ trợ cho các địa phương bị hạn nặng gần 34 tỷ đồngnhằm mua nhiên liệu chống hạn và giống cây trồng để để người dân có điều kiệngieo trồng lại trong vụ thu đông./.