Dịch COVID-19: Singapore hạn chế hành khách từng qua Ấn Độ

Kể từ 23 giờ 59 ngày 23/4, tất cả những người có thẻ cư trú dài hạn hay khách du lịch ngắn hạn đã đến Ấn Độ trong vòng 14 ngày qua sẽ không được phép nhập cảnh hoặc quá cảnh tại Singapore.
Dịch COVID-19: Singapore hạn chế hành khách từng qua Ấn Độ ảnh 1Những người đến Ấn Độ trong 14 ngày qua không được nhập cảnh hay quá cảnh tại Singapore. (Nguồn: Reuters)

Theo thông báo của Lực lượng đặc nhiệm liên ngành phòng chống COVID-19 Singapore, kể từ 23 giờ 59 ngày 23/4, tất cả những người có thẻ cư trú dài hạn hay khách du lịch ngắn hạn đã đến Ấn Độ trong vòng 14 ngày qua sẽ không được phép nhập cảnh hoặc quá cảnh tại Singapore.

Quy định này cũng được áp dụng đối với những người đã được chấp thuận trước đó để vào Singapore.

Theo phóng viên TTXVN tại Singapore, ngoài quy định trên, những người gần đây từng đến Ấn Độ và chưa hoàn thành thời hạn cách ly 14 ngày tính đến 23 giờ 59 ngày 22/4 sẽ phải thực hiện cách ly tập trung thêm 7 ngày.

Những người này sẽ phải trải qua 3 lần xét nghiệm PCR: khi đến, vào ngày thứ 14 và trước khi kết thúc thời hạn cách ly.

Trong những ngày gần đây, Ấn Độ liên tục ghi nhận số ca nhiễm mới và tử vong theo ngày ở mức cao nhất từ trước đến nay. Trong 24 giờ qua, quốc gia Nam Á này ghi nhận 332.503 ca nhiễm và 2.256 ca tử vong.

Đây là số ca nhiễm mới và tử vong do COVID-19 trong một ngày ở mức chưa từng thấy kể từ khi đại dịch bùng phát.

Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến sáng 23/4 (giờ Việt Nam), Ấn Độ có tổng cộng 16,2 triệu ca nhiễm, trong đó 186.928 ca tử vong. 

[Ấn Độ ghi nhận số ca nhiễm và tử vong ở mức cao chưa từng thấy]

Bên cạnh đó, Bộ Y tế Singapore (MOH) ngày 22/4 thông báo 17 công nhân tại khu ký túc xá Westlite Woodlands đã được phát hiện tái nhiễm, mặc dù không có bằng chứng cho thấy những trường hợp này có liên quan đến dịch bệnh tại Ấn Độ hoặc với chủng virus mới xuất hiện ở đó.

Vì vậy, các biện pháp phòng ngừa COVID-19 sẽ được thắt chặt đối với các lao động nhập cư để giảm thiểu nguy cơ tái nhiễm ở những người đã khỏi bệnh. Theo đó, tất cả những lao động nhập cư mới đến từ các quốc gia và khu vực có nguy cơ cao hơn sẽ phải cách ly 14 ngày tại các cơ sở cách ly tập trung.

Sau khi có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2, họ sẽ được gửi đến Trung tâm giới thiệu lao động di cư (MWOC).

Trước đây, những lao động này chỉ phải cách ly 4 ngày tại các cơ sở cách ly tập trung trước khi được gửi đến MWOC trong thời gian cách ly còn lại của họ.

Còn đối với những lao động nhập cư mới đến mà kết quả xét nghiệm có kháng thể với virus SARS-CoV-2 thì sẽ phải trải qua chế độ kiểm tra định kỳ hai tuần một lần. Trước đây, họ đã được miễn yêu cầu này.

Kể từ ngày 29/4, những lao động đã khỏi bệnh sống trong các khu ký túc xá hoặc những người làm việc trong lĩnh vực xây dựng, hàng hải và chế biến sinh sống ở Singapore sẽ phải trải qua cuộc kiểm tra định kỳ sau khoảng 9 tháng, hoặc 270 ngày, kể từ ngày họ mắc COVID-19./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Chuyên gia sức khỏe khuyến nghị chỉ nên ăn từ 20–25 hạt hạnh nhân/ngày và uống đủ nước đi kèm. (Ảnh: iStock)

8 mối nguy tiềm ẩn khi lạm dụng hạnh nhân mỗi ngày

Hạnh nhân nổi tiếng là loại "hạt vàng” cho sức khỏe, nhưng tiêu thụ quá nhiều có thể gây các tác dụng phụ nghiêm trọng như rối loạn tiêu hóa, tăng cân, ngộ độc vitamin E và các vấn đề sức khỏe khác.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng nhiều loại độc tố từ môi trường có thể làm tăng nguy cơ mắc Parkinson, đặc biệt là thuốc trừ sâu. (Nguồn: Vietnam+)

Thuốc trừ sâu làm tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa BMJ dự đoán rằng số người mắc bệnh Parkinson trên toàn thế giới có thể tăng hơn gấp đôi - từ 11,9 triệu người vào 2021 lên hơn 25 triệu người vào 2050.