Giá dầu trên thế giới đồng loạt giảm do sức ép từ việcđồng USD mạnh lên cùng với việc những lo ngại về cuộc khủng hoảng nợ chủ quyềntại Hy Lạp và những vấn đề về ngân sách tại Eurozone lại nổi lên.
Mở đầu phiên 18/5, giá dầu ngọt nhẹ tại New York đã tăng khoảng 2 USD, khi tâmlý giới đầu tư được trấn an bằng thông tin EU đang chuyển khoản cứu trợ đầu tiêncho Hy Lạp đúng như cam kết.
Tuy nhiên, giá nhiên liệu này sau đó đã quay đầu đixuống theo sau đà mất điểm tại thị trường chứng khoán Phố Wall và sự mất giá củađồng euro. Có thời điểm giá dầu được giao dịch ở mức 68,91 USD/thùng - mức thấp nhất kể từtháng 10/2009.
Kết thúc phiên, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 6/2010 đứng ở mức69,41 USD/thùng, giảm 67 xu so với phiên trước đó. Như vậy, đây là phiên thứ sáu liêntiếp thị trường dầu mỏ ở New York rơi vào xu hướng mất giá và đã giảm khoảng 17USD kể từ đầu tháng đến nay.
Cùng ngày tại London, giá dầu Brent Biển Bắc giao tháng 7/2010 cũng giảm 67centxuống còn 74,43 USD/thùng.
Sang ngày 19/5 tại Sàn giao dịch điện tử Singapore, xu hướng đi xuống vẫn tiếpdiễn, với giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 6/2010 tiếp tục rơi xuống mức thấp kỷ lục mới là 67,90 USD/thùng, trước khi phục hồi nhẹ lên 68,19 USD/thùng, song vẫn giảm1,22 USD so với phiên trước. Còn giá dầu Brent Biển Bắc kỳ hạn tháng 7/2010 giảm36 cent xuống 74,07 USD/thùng.
Nhà phân tích độc lập Ellis Eckland cho rằng, những diễn biến trên thị trườngchứng khoán và tiền tệ là nhân tố cơ bản chi phối thị trường dầu mỏ trong tuầnnày. Theo ông, thị trường đang đi theo quan điểm cho rằng thế giới đang rơi vàovòng xoáy giảm phát và các hàng hóa nhạy cảm với tình hình kinh tế vĩ mô sẽphải chịu sức ép rất lớn.
Giống như các hàng hóa khác, dầu mỏ được coi là khoảnđầu tư sẽ giúp bảo toàn nguồn vốn trước sức ép lạm phát.
Bên cạnh đó, giới giao dịch dầu mỏ đang đặc biệt lo ngại về tác động của cácbiện pháp thắt lưng buộc bụng mà một số nước Eurozone triển khai đối với tiêudùng cũng như ảnh hưởng của nó đối với nhu cầu năng lượng.
Hiện giá dầu đã rơi mạnh kể từ sau khi chạm mức cao trong 19 tháng, khiđạt 87,15USD/thùng vào ngày 3/5, theo sau việc những lo ngại về cuộc khủng hoảng nợ ởEurozone đẩy đồng euro rơi xuống mức thấp nhất trong bốn năm so với đồng USD.
ÔngMike Fitzpatrick thuộc MF Global cho biết, trước đây ông không bao giờ nghĩ đếnviệc giá dầu sẽ rơi xuống khoảng 70 USD/thùng chỉ trong vòng hai tuần, mà phải làhai tháng.
Còn theo Serene Lim, nhà phân tích dầu khí ở Singapore của ngân hàng ANZ,giá dầu có thể sẽ tiếp tục giảm nếu lượng dự trữ nhiên liệu này tại Mỹ, nền kinhtế lớn nhất đồng thời cũng là nước tiêu thụ nhiều năng lượng nhất thế giới, tiếptục tăng lên.
Tuần trước, Bộ Năng lượng Mỹ cho biết dự trữ dầu thô trong tuầnkết thúc ngày 7/5 đã tăng 1,9 triệu thùng, cao hơn gấp đôi so với dự đoán củacác nhà phân tích./.