Giá dầu thế giới đi xuống do lượng dầu dự trữ của Mỹ tăng đột biến

Giá dầu thế giới suy giảm trong phiên ngày 15/8 sau khi lượng dầu thô dự trữ của Mỹ bất ngờ tăng mạnh thêm 6,8 triệu thùng trong tuần trước.
Giá dầu thế giới đi xuống do lượng dầu dự trữ của Mỹ tăng đột biến ảnh 1Ảnh minh họa. (Nguồn: The National)

Giá dầu thế giới suy giảm trong phiên ngày 15/8 sau khi lượng dầu thô dự trữ của Mỹ bất ngờ tăng mạnh trong tuần trước.

Phiên này tại thị trường New York (Mỹ), giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giảm 2,03 USD (hay 3%) xuống khép phiên ở mức 65,01 USD/thùng. Dầu Brent Biển Bắc cũng giảm 1,7 USD (2,35%) xuống 70,76 USD/thùng.

Số liệu mới nhất do Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA) công bố cho thấy lượng dầu thô dự trữ của nước này đã tăng thêm 6,8 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 10/8, bất chấp việc hoạt động tinh chế dầu tại nước này vẫn diễn ra khá mạnh mẽ.

Riêng lượng dầu tồn kho tại trung tâm giao chuyển dầu WTI ở Cushing, Oklahoma, đã tăng khoảng 1,6 triệu thùng trong thời gian này.


[Nhu cầu dầu toàn cầu sẽ tăng 1,43 triệu thùng mỗi ngày trong năm tới]

Chuyên gia cấp cao Carsten Fritsch thuộc ngân hàng Commerzbank cho biết hoạt động xử lý dầu thô tại Mỹ đã tăng đột biến và đạt mức cao kỷ lục gần 18 triệu thùng/ ngày trong tuần trước. Nhưng điều này vẫn chưa đủ để ngăn lượng dầu trong các kho dự trữ tiếp tục tăng.

Bên cạnh đó, một yếu tố khác góp phần khiến giá dầu suy yếu là những tranh chấp thương mại ngày càng tăng giữa Mỹ và Trung Quốc đang tác động tới nhu cầu dầu mỏ toàn cầu.

Các nhà nhập khẩu Trung Quốc dường như dần từ bỏ việc mua dầu thô của Mỹ vì họ lo ngại Bắc Kinh có thể quyết định đưa mặt hàng này vào danh sách bị áp thuế quan.

Những thông tin từ dịch vụ theo dõi tàu biển Thomson Reuters Eikon cho thấy không có tàu chở dầu nào vận chuyển dầu từ Mỹ đến Trung Quốc kể từ đầu tháng Tám tới nay.

Trước đó vào tháng Sáu và tháng Bảy, trung bình có khoảng 300.000 thùng dầu mỗi ngày được xuất từ Mỹ sang quốc gia châu Á này.

Thị trường cũng đang theo dõi ảnh hưởng từ lệnh cấm vận của Mỹ đối với Tehran, sau khi giới nhà phân tích cho biết diễn biến này có thể khiến 1 triệu thùng dầu thô Iran bị rút khỏi thị trường toàn cầu vào năm tới.

Bên cạnh đó, các nhà đầu tư đang tỏ ra lo lắng về triển vọng kinh tế thế giới giữa lúc các tranh chấp thương mại giữa Mỹ và các đối tác thương mại chính của nước này tiếp tục leo thang.

Theo Cơ quan Phân tích Chính sách Kinh tế Hà Lan, tăng trưởng thương mại thế giới đã đạt “đỉnh” vào tháng 1/2018, nhưng đến tháng Năm đã giảm gần một nửa và xuống dưới mức 3%./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Thương mại song phương Việt Nam-Ba Lan

Thương mại song phương Việt Nam-Ba Lan

Những năm gần đây, thương mại hai nước Việt Nam-Ba Lan đã có được những động lực tăng trưởng đáng kể. Năm 2024, thương mại hai nước đạt 3,44 tỷ USD, tăng 21,7% so với năm 2023.

Thu hoạch hồ tiêu. (Ảnh: Hoài Thu/TTXVN)

Dự báo nguồn cung giảm, hồ tiêu được giá

Sản lượng hồ tiêu toàn cầu dự báo tiếp tục sụt giảm trong khi nhu cầu tiêu thụ ổn định là động lực giúp giá tiêu năm 2025 giữ ở mức cao, tạo đà cho xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam tiếp tục tăng trưởng.