Sau hơn một tuần liên ngành công an quận Hoàng Mai, Phòng Cảnh sát giao thông, Cảnh sát trật tự, cảnh sát hình sự ra quân "dẹp loạn” xe dù, bến cóc, cò mồi tại khu vực bến xe Giáp Bát và trục đường Giải Phóng, Kim Đồng, Pháp Vân… nhiều trường hợp vi phạm đã bị xử lý nghiêm.
Tuy nhiên, theo lực lượng liên ngành, vấn nạn “dắt” xe “vợt” khách ngày càng tinh vi và vẫn chưa thể có biện pháp xử lý tận gốc do nhiều nhà xe cảm thấy không lo lắng vì đã tìm ra nhiều “chiêu” để lách luật khi qua các chốt công an.
Khó bắn tốc độ xe "rùa bò"
Dù lực lượng chức năng đã quyết tâm dẹp nạn cò xe, bắt khách dọc đường, song dường như nhiều nhà xe xuất phát từ Bến xe phía Nam, Nước Ngầm vẫn có những “chiêu trò" đối phó nhằm qua mặt công an.
Có mặt trên trục Giải Phóng, Kim Đồng, theo quan sát của phóng viên, xe "rùa bò" là dấu hiệu dễ nhận thấy nhất tại các cổng bến xe Hà Nội. Không chỉ "bò" trong khu vực cổng mà khi ra đường Giải Phóng, Phạm Hùng, Pháp Vân… xe vẫn tiếp tục lững thững đi.
Chỉ đến khi ra đến đường Giải Phóng, đoạn đối diện cổng bến, thấy lực lượng công an đứng chốt trực, lái xe mới cho xe chạy thẳng. “Né” được công an, đi thêm vài trăm mét nữa, nhiều xe lại tiếp tục chạy chầm chậm, phụ xe thì ngang nhiên mở cửa để câu kéo khách dọc đường.
Thậm chí, nhiều “lơ xe" đã có thủ đoạn đối phó công an giao thông, cảnh sát trật tự bằng cách mở cửa sổ kính sát cửa lên xuống xe rồi “thò” đầu ra ngoài “săn” khách đang đứng dọc đường hoặc đợi đến lúc khi lực lượng chức năng giao ca để lèn hành khách lên xe.
Thừa nhận thực tế này, Trung tá Nguyễn Hồng Thái, Đội trưởng đội Cảnh sát giao thông số 4 (Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt Công an Thành phố Hà Nội) cho rằng, trên địa bàn đội 4 quản lý, riêng đoạn từ Bến xe phía Nam đến bến xe Nước Ngầm, với tính chất phức tạp nên lúc nào đội cũng phải bố trí ít nhất từ 6 - 8 chiến sĩ cảnh sát giao thông chốt trực, nhiều hơn bất kỳ một vị trí nào khác.
“Ngoài nhiệm vụ điều tiết giao thông, từ khi ra quân ‘siết’ xe khách thì ngày nào cũng có hơn chục trường hợp xe khách bị xử lý lỗi dừng đỗ sai quy định. Có trường hợp lái xe vừa bị lập biên bản tạm giữ giấy phép lái xe hôm trước, hôm sau lại vi phạm,” Trung tá Thái cho biết.
Tuy nhiên, để xử lý những lỗi vi phạm này, lực lượng làm nhiệm vụ đang gặp rất nhiều khó khăn.
Theo Trung tá Thái, cái khó của lực lượng Cảnh sát giao thông là không thể bắn tốc độ trong nội đô nên nhiều trường hợp xe chạy tốc độ “rùa bò” rất khó xử lý.
“Dường như biết được điều này, nên nhiều lái xe lách luật và tranh thủ lúc các lực lượng giao ca thì bắt khách dọc đường,” Trung tá Thái khẳng định.
Phân khúc, phân đoạn để xử lý vi phạm
Nhằm chấn chỉnh hoạt động tại các bến xe, Thượng tá An Thanh Bình, Phó trưởng Công an quận Hoàng Mai cho biết: “Lực lượng liên ngành sẽ phân khúc, phân đoạn từng khu vực đối với từng lực lượng để có thể kiểm tra, xử lý những vi phạm đến hết ngày 31/12/2012.”
[Dẹp “loạn” bến xe: “Siết” cò mồi, xe dù và bến cóc]
Theo số liệu thống kê của lực lượng liên ngành công an, thanh tra, sau một tuần thực hiện kế hoạch lập lại trật tự an toàn giao thông và duy trì công tác tuần tra kiểm soát của 150 cán bộ chiến sĩ trên các tuyến đường kể trên, lực lượng chức năng đã xử lý được 714 trường hợp vi phạm, tạm giữ 12 ôtô, lập biên bản xử lý 348 trường hợp vi phạm, phạt tiền 174 triệu đồng.
Trong số các trường hợp vi phạm, xe khách có tới 278 trường hợp mắc lỗi dừng đón khách không đúng nơi quy định (chiếm 80%); 65 trường hợp không đóng cửa xe khi xe đang chạy, chạy không đúng hành trình vòng vo bắt khách, không niêm yết giá vé…; 2 trường hợp sang nhượng hành khách trái phép; đặc biệt, phát hiện 3 xe không có phù hiệu (xe “dù”) vẫn đón chở khách.
Đáng chú ý, chỉ trong vòng 1 tuần, các lực lượng cũng đã xử lý tới 17 đối tượng “cò” xe. Ngoài ra, trong quá trình tuần tra kiểm soát, các lực lượng cũng đã phát hiện gần chục vụ tàng trữ, buôn bán trái phép chất ma túy.
Ông Hoàng Văn Mạnh, Phó Chánh Thanh tra Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cho biết: “Việc tăng cường kiểm tra xử lý vi phạm xe khách nhằm giúp cho vận tải hành khách đi vào nề nếp.”
Với những trường hợp cố tình vi phạm nhiều lần, ông Mạnh khẳng định, lực lượng chức năng sẽ thông báo bằng văn bản đến các doanh nghiệp để họ nắm được; thông báo đến các cơ quan quản lý của các Sở Giao thông Vận tải để có hình thức xử lý đích đáng với doanh nghiệp có nhiều xe vi phạm hoặc vi phạm nhiều lần đồng thời yêu cầu các Xí nghiệp quản lý bến tiến hành cắt nốt, đình tài phương tiện và lái xe vi phạm nhiều lần.
Đề cập đến những xe chạy hợp đồng du lịch dưới danh nghĩa chạy hợp đồng cũng đang hoạt động “trá hình” giống hệt như xe khách nhưng thủ đoạn tinh vi hơn ông Mạnh cho hay: “Riêng các trường hợp giả danh xe hợp đồng để vận tải hành khách theo tuyến cố định và những “xe dù”, lực lượng chức năng sẽ tạm giữ phương tiện 10 ngày, nếu tái phạm sẽ tiếp tục tạm giữ lâu hơn.”
Bên cạnh đó, để tình trạng ùn tắc không xảy ra kể cả vào giờ cao điểm, Thượng tá An Thanh Bình tiếp tục kiến nghị Sở Giao thông Vận tải và Công an Thành phố Hà Nội có biện pháp xử lý, điều chỉnh không để ôtô khách từ bến xe Mỹ Đình đi các tỉnh thành phố phía Nam đi qua ngã 3 Pháp Vân-Giải Phóng; yêu cầu theo các tuyến đường 70 rẽ phải theo đường 1A xuống Thường Tín để giảm lưu lượng phương tiện tránh ùn tắc giao thông và cắm biển báo liên quan đến khu vực quay xe tại khu vực ngã ba Kim Đồng quay về Thường Tín./.
Tuy nhiên, theo lực lượng liên ngành, vấn nạn “dắt” xe “vợt” khách ngày càng tinh vi và vẫn chưa thể có biện pháp xử lý tận gốc do nhiều nhà xe cảm thấy không lo lắng vì đã tìm ra nhiều “chiêu” để lách luật khi qua các chốt công an.
Khó bắn tốc độ xe "rùa bò"
Dù lực lượng chức năng đã quyết tâm dẹp nạn cò xe, bắt khách dọc đường, song dường như nhiều nhà xe xuất phát từ Bến xe phía Nam, Nước Ngầm vẫn có những “chiêu trò" đối phó nhằm qua mặt công an.
Có mặt trên trục Giải Phóng, Kim Đồng, theo quan sát của phóng viên, xe "rùa bò" là dấu hiệu dễ nhận thấy nhất tại các cổng bến xe Hà Nội. Không chỉ "bò" trong khu vực cổng mà khi ra đường Giải Phóng, Phạm Hùng, Pháp Vân… xe vẫn tiếp tục lững thững đi.
Chỉ đến khi ra đến đường Giải Phóng, đoạn đối diện cổng bến, thấy lực lượng công an đứng chốt trực, lái xe mới cho xe chạy thẳng. “Né” được công an, đi thêm vài trăm mét nữa, nhiều xe lại tiếp tục chạy chầm chậm, phụ xe thì ngang nhiên mở cửa để câu kéo khách dọc đường.
Thậm chí, nhiều “lơ xe" đã có thủ đoạn đối phó công an giao thông, cảnh sát trật tự bằng cách mở cửa sổ kính sát cửa lên xuống xe rồi “thò” đầu ra ngoài “săn” khách đang đứng dọc đường hoặc đợi đến lúc khi lực lượng chức năng giao ca để lèn hành khách lên xe.
Thừa nhận thực tế này, Trung tá Nguyễn Hồng Thái, Đội trưởng đội Cảnh sát giao thông số 4 (Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt Công an Thành phố Hà Nội) cho rằng, trên địa bàn đội 4 quản lý, riêng đoạn từ Bến xe phía Nam đến bến xe Nước Ngầm, với tính chất phức tạp nên lúc nào đội cũng phải bố trí ít nhất từ 6 - 8 chiến sĩ cảnh sát giao thông chốt trực, nhiều hơn bất kỳ một vị trí nào khác.
“Ngoài nhiệm vụ điều tiết giao thông, từ khi ra quân ‘siết’ xe khách thì ngày nào cũng có hơn chục trường hợp xe khách bị xử lý lỗi dừng đỗ sai quy định. Có trường hợp lái xe vừa bị lập biên bản tạm giữ giấy phép lái xe hôm trước, hôm sau lại vi phạm,” Trung tá Thái cho biết.
Tuy nhiên, để xử lý những lỗi vi phạm này, lực lượng làm nhiệm vụ đang gặp rất nhiều khó khăn.
Theo Trung tá Thái, cái khó của lực lượng Cảnh sát giao thông là không thể bắn tốc độ trong nội đô nên nhiều trường hợp xe chạy tốc độ “rùa bò” rất khó xử lý.
“Dường như biết được điều này, nên nhiều lái xe lách luật và tranh thủ lúc các lực lượng giao ca thì bắt khách dọc đường,” Trung tá Thái khẳng định.
Phân khúc, phân đoạn để xử lý vi phạm
Nhằm chấn chỉnh hoạt động tại các bến xe, Thượng tá An Thanh Bình, Phó trưởng Công an quận Hoàng Mai cho biết: “Lực lượng liên ngành sẽ phân khúc, phân đoạn từng khu vực đối với từng lực lượng để có thể kiểm tra, xử lý những vi phạm đến hết ngày 31/12/2012.”
[Dẹp “loạn” bến xe: “Siết” cò mồi, xe dù và bến cóc]
Theo số liệu thống kê của lực lượng liên ngành công an, thanh tra, sau một tuần thực hiện kế hoạch lập lại trật tự an toàn giao thông và duy trì công tác tuần tra kiểm soát của 150 cán bộ chiến sĩ trên các tuyến đường kể trên, lực lượng chức năng đã xử lý được 714 trường hợp vi phạm, tạm giữ 12 ôtô, lập biên bản xử lý 348 trường hợp vi phạm, phạt tiền 174 triệu đồng.
Trong số các trường hợp vi phạm, xe khách có tới 278 trường hợp mắc lỗi dừng đón khách không đúng nơi quy định (chiếm 80%); 65 trường hợp không đóng cửa xe khi xe đang chạy, chạy không đúng hành trình vòng vo bắt khách, không niêm yết giá vé…; 2 trường hợp sang nhượng hành khách trái phép; đặc biệt, phát hiện 3 xe không có phù hiệu (xe “dù”) vẫn đón chở khách.
Đáng chú ý, chỉ trong vòng 1 tuần, các lực lượng cũng đã xử lý tới 17 đối tượng “cò” xe. Ngoài ra, trong quá trình tuần tra kiểm soát, các lực lượng cũng đã phát hiện gần chục vụ tàng trữ, buôn bán trái phép chất ma túy.
Ông Hoàng Văn Mạnh, Phó Chánh Thanh tra Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cho biết: “Việc tăng cường kiểm tra xử lý vi phạm xe khách nhằm giúp cho vận tải hành khách đi vào nề nếp.”
Với những trường hợp cố tình vi phạm nhiều lần, ông Mạnh khẳng định, lực lượng chức năng sẽ thông báo bằng văn bản đến các doanh nghiệp để họ nắm được; thông báo đến các cơ quan quản lý của các Sở Giao thông Vận tải để có hình thức xử lý đích đáng với doanh nghiệp có nhiều xe vi phạm hoặc vi phạm nhiều lần đồng thời yêu cầu các Xí nghiệp quản lý bến tiến hành cắt nốt, đình tài phương tiện và lái xe vi phạm nhiều lần.
Đề cập đến những xe chạy hợp đồng du lịch dưới danh nghĩa chạy hợp đồng cũng đang hoạt động “trá hình” giống hệt như xe khách nhưng thủ đoạn tinh vi hơn ông Mạnh cho hay: “Riêng các trường hợp giả danh xe hợp đồng để vận tải hành khách theo tuyến cố định và những “xe dù”, lực lượng chức năng sẽ tạm giữ phương tiện 10 ngày, nếu tái phạm sẽ tiếp tục tạm giữ lâu hơn.”
Bên cạnh đó, để tình trạng ùn tắc không xảy ra kể cả vào giờ cao điểm, Thượng tá An Thanh Bình tiếp tục kiến nghị Sở Giao thông Vận tải và Công an Thành phố Hà Nội có biện pháp xử lý, điều chỉnh không để ôtô khách từ bến xe Mỹ Đình đi các tỉnh thành phố phía Nam đi qua ngã 3 Pháp Vân-Giải Phóng; yêu cầu theo các tuyến đường 70 rẽ phải theo đường 1A xuống Thường Tín để giảm lưu lượng phương tiện tránh ùn tắc giao thông và cắm biển báo liên quan đến khu vực quay xe tại khu vực ngã ba Kim Đồng quay về Thường Tín./.
Việt Hùng (Vietnam+)