Hải Dương: Giải quyết quyền lợi cho dân KCN Lai Vu

Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương đã vận dụng mọi cơ chế chính sách để đảm bảo quyền lợi cho người dân bị thu hồi đất tại KCN Lai Vu.
Khu công nghiệp Lai Vu, huyện Kim Thành được triển khai xây dựng từ năm 2004 vớitổng diện tích đất thu hồi 212,89ha, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tạiQuyết định số 1420/QĐ-TTg ngày 2/11/2001; Quyết định số 1055/QĐ-TTg ngày11/11/2002.

Trong quá trình thực hiện giải phóng mặt bằng của khu công nghiệp đã phátsinh khiếu kiện trong nhân dân. Các cơ quan chức năng tích cực giải quyết, nhưngđến nay vẫn chưa dứt điểm.

Hệ thống kết cấu hạ tầng của khu công nghiệp do chủ đầu tư trước đây làTập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam (Vinashin) đầu tư xây dựng, nhưng hầu hếtcòn dở dang.

Từ năm 2010, chủ đầu tư mới là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tiếp nhận khucông nghiệp, nhưng khu công nghiệp Lai Vu vẫn chưa thể đi vào hoạt động, do mộtbộ phận nhân dân xã Lai Vu vẫn tiếp tục khiếu nại, thậm chí một số người đãtrồng cây, canh tác, thả trâu bò trên đất của khu công nghiệp, có hành vi ngăncản việc thi công xây dựng hạ tầng khu công nghiệp.

Trước đó, để đảm bảo quyền lợi cho người dân, tỉnh Hải Dương đã vận dụngcác cơ chế, chính sách tốt nhất như đền bù đất nông nghiệp hạng 1 là 19.300đồng/m2. Đây là đơn giá đất nông nghiệp hạng 1 cao nhất được áp dụng tại thờiđiểm năm 2004 cho các dự án trên địa bàn tỉnh.

Ủy ban nhân dân xã Lai Vu đã trích một phần từ nguồn kinh phí bồi thường,hỗ trợ đất công điền, đất chuyên dùng để góp phần giúp các hộ tự tạo việc làmmới với số tiền 10.850 đồng/m2. Tổng số tiền bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi 1m2đất nông nghiệp để thực hiện dự án đối với đất nông nghiệp hạng 1 là 36.850đồng/m2, hạng 2 là 34.350 đồng/m2.

Bên cạnh đó, Ủy ban nhân dân tỉnh và chủ đầu tư còn hỗ trợ 1 triệuđồng/học viên để đào tạo nghề, miễn phí khám sức khỏe, tổ chức các lớp dạy nghềtại chỗ miễn phí cho toàn bộ lao động của xã Lai Vu.

Cùng với đó, tỉnh Hải Dương cũng hỗ trợ xã Lai Vu phát triển kinh tế-xãhội, nâng cao đời sống cho người dân như dự án phát triển chăn nuôi, nuôi trồngthủy sản và trồng dâu nuôi tằm; dự án xây dựng trường mầm non, trường trung họccơ sở, trường tiểu học; trạm y tế xã; xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuậttổng hợp xử lý môi trường làng nghề và khu vực gần khu công nghiệp tại xã LaiVu; xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn xã Lai Vu; xây dựng haituyến đường giao thông gồm tuyến đường 5B đoạn từ đường 389 đến tiếp giáp khucông nghiệp (đã thi công xong) và đường gom phía Bắc Quốc lộ 5, đoạn từ khu côngnghiệp đến ngã ba giao với đường 389 (đang triển khai), với tổng kinh phí cáccông trình, dự án lên đến hàng chục tỷ đồng.

Nhưng hiện nay vẫn còn trên 300 hộ dân (chiếm 27,39%) chưa nhận tiền bồithường, hỗ trợ. Sau khi nhận được khiếu nại của người dân Lai Vu, Thanh traChính phủ cũng đã tiến hành thanh tra từ tháng 3/2005.

Với kết luận của Thanh tra Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh cũng đã phốihợp với Thanh tra Chính phủ và các cơ quan chức năng trực tiếp gặp gỡ, giảithích chính sách pháp luật có liên quan đến đền bù, giải phóng mặt bằng và trảlời những nội dung nhân dân còn băn khoăn.

Kéo dài hơn 10 năm, đến tháng 5/2013 mới có 11 dự án trong và ngoài nướcđầu tư vào khu công nghiệp Lai Vu. Trong đó có chín dự án đã xây dựng nhà máy,chủ yếu của các công ty con thuộc Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam(Vinashin).

Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân như năng lực hạn chế của các nhà đầu tư vàtác động tiêu cực của sự suy thoái kinh tế toàn cầu... nên hiện nay, hầu hết cácnhà máy đã dừng hoạt động. khu công nghiệp Lai Vu vẫn đang bỏ trống rất nhiềudiện tích đất đai gây lãng phí.

Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương đã chấp thuận và giao cho Ban Quản lý cáckhu công nghiệp tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho Tập đoàn Dệt may PacificCrystal Hong Kong triển khai hai dự án xây dựng tổ hợp dệt may với tổng vốn đầutư 545 triệu USD tại khu công nghiệp Lai Vu.

Hai dự án có 100% vốn đầu tư nước ngoài này được coi là lớn nhất từ trướcđến nay đầu tư vào các khu công nghiệp của tỉnh Hải Dương.

Dự án Dệt Pacific Crystal có tổng vốn đầu tư 425 triệu USD, chuyên sảnxuất và kinh doanh vải dệt kim. Dự án sử dụng 35,1ha đất (giai đoạn 1 sử dụng17ha, giai đoạn 2 sử dụng 18,1ha). Khi hoàn thành, đi vào hoạt động, sẽ sản xuất360 triệu mét vải/năm, thu hút khoảng 6.000 lao động, chủ yếu là người địaphương.

Trong dự án, chủ đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước thải với kinh phí trên12 triệu USD, bảo đảm xử lý nước thải, chất thải rắn các loại theo quy định củapháp luật về môi trường.

Dự án May Tinh Lợi (mở rộng) có tổng vốn đầu tư 120 triệu USD, chuyên sảnxuất các sản phẩm may mặc gồm quần áo dệt kim, quần áo bò, đồ lót và các nguyênphụ liệu phục vụ xuất khẩu. Dự án sử dụng 35ha đất (giai đoạn 1 sử dụng 13,5ha,giai đoạn 2 sử dụng 21,5ha), có năng lực sản xuất 170 triệu sản phẩm/năm; thuhút khoảng 16.900 lao động, chủ yếu là lao động địa phương (giai đoạn 1 sử dụng8.500 lao động, giai đoạn 2 sử dụng 8.400 lao động).

Hai dự án đi vào hoạt động sẽ giải quyết việc làm cho gần 23.000 lao động,trong đó thu hút tối đa lao động của xã Lai Vu và các vùng lân cận vào làm việc,giúp tạo thu nhập ổn định cho người lao động; giảm thiểu các tệ nạn xã hội vànâng cao đời sống cho nhân dân.

Trong cuộc họp triển khai kế hoạch xây dựng hàng rào và hạ tầng cho khucông nghiệp Lai Vu ngày 10/8, Ông Nguyễn Mạnh Hiển, Chủ tịch Ủy ban nhân dântỉnh Hải Dương khẳng định Hải Dương sẽ tổ chức xây dựng hệ thống hàng rào bảo vệkhu công nghiệp Lai Vu và hai dự án lớn đầu tư vào đây cũng động thổ triển khaixây dựng để sớm đi vào hoạt động, tạo bước đột phá về phát triển kinh tế xã hộicho Hải Dương. Tỉnh đã vận dụng mọi cơ chế chính sách để đảm bảo quyền lợi chongười dân bị thu hồi đất, nên trong quá trình thi công của khu công nghiệp bấtcứ một hành động quá khích, vi phạm pháp luật nào cũng sẽ bị xử lý nghiêm minhtrước pháp luật./.

Mạnh Tú (TTXVN)

Tin cùng chuyên mục