Theo phóng viên TTXVN tại Algeria, ngày 21/12, tại thủ đô Alger, đại diện của nhóm Hồi giáo vũ trang Ançar Dine và đại diện Phong trào dân tộc giải phóng Azawad-MNLA của người Touareg, đã ký tuyên bố hợp tác để giải quyết cuộc khủng hoảng ở Bắc Mali.
Lễ ký kết diễn ra dưới sự chủ trì của Chính phủ Algeria chỉ một ngày sau khi Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua nghị quyết cho phép triển khai Phái bộ quốc tế hỗ trợ Mali do châu Phi dẫn đầu (MISMA).
Theo thỏa thuận, hai bên cam kết không tiến hành bất cứ hành động nào có thể gây ra tình trạng hình đối đầu và mọi hình thức thù địch ở các vùng nằm dưới sự kiểm soát của mình. MLNA và nhóm Ançar Dine cũng nhất trí thành lập lực lượng an ninh để bảo đảm an ninh ở vùng của mình và hành động theo hướng giúp giải thoát tất cả những người bị bắt hay bị bắt giữ làm con tin tại các vùng này.
Hai nhóm vũ trang này cũng đồng ý phối hợp hành động và lập trường để hỗ trợ việc tìm kiếm giải pháp hòa bình và lâu dài với chính quyền chuyển tiếp của Mali. Ançar Dine và MNLA còn quyết định phối hợp để bảo đảm công tác cứu trợ nhân đạo khẩn cấp đối với dân chúng và làm sao để người dân được tự do đi lại và hàng hóa được vận chuyển; đồng thời tái khởi động hoạt động chính trị, xã hội, giáo dục, kinh tế và hành chính.
Trong tuyên bố chung nói trên, hai nhóm vũ trang kêu gọi người dân Mali ủng hộ nỗ lực của mình và của tất cả các bên để xóa bỏ mọi cách hành xử sai lệch và những yếu kém trong công tác lãnh đạo được cho là nguyên nhân dẫn đến xâm phạm toàn vẹn lãnh thổ và thống nhất dân tộc.
Tuyên bố cũng chỉ trích việc Hội đồng Bảo an thông qua kế hoạch triển khai kế hoạch can thiệp quân sự vào Mali.
Quan điểm này hoàn toàn trái ngược với quan điểm của Chính phủ Mali. Trước đó, Chính phủ Mali đã hoan nghênh nghị quyết Hội đồng Bảo an, coi đó là dấu hiệu cho thấy cộng đồng quốc tế không bỏ rơi quốc gia này.
Theo nghị quyết của Hội đồng Bảo an, việc triển khai MISMA trong thời gian đầu là một năm để hỗ trợ chính quyền Mali giành lại các vùng bị chiếm đóng. Tuy nhiên, Tổng thống Pháp François Hollande cho biết cuộc can thiệp quân sự chỉ được thực hiện sau khi mọi nỗ lực chính trị hoàn toàn bế tắc và bất cứ kế hoạch quân sự nào cũng sẽ được xem xét và thông qua trước khi được tiến hành./.
Lễ ký kết diễn ra dưới sự chủ trì của Chính phủ Algeria chỉ một ngày sau khi Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua nghị quyết cho phép triển khai Phái bộ quốc tế hỗ trợ Mali do châu Phi dẫn đầu (MISMA).
Theo thỏa thuận, hai bên cam kết không tiến hành bất cứ hành động nào có thể gây ra tình trạng hình đối đầu và mọi hình thức thù địch ở các vùng nằm dưới sự kiểm soát của mình. MLNA và nhóm Ançar Dine cũng nhất trí thành lập lực lượng an ninh để bảo đảm an ninh ở vùng của mình và hành động theo hướng giúp giải thoát tất cả những người bị bắt hay bị bắt giữ làm con tin tại các vùng này.
Hai nhóm vũ trang này cũng đồng ý phối hợp hành động và lập trường để hỗ trợ việc tìm kiếm giải pháp hòa bình và lâu dài với chính quyền chuyển tiếp của Mali. Ançar Dine và MNLA còn quyết định phối hợp để bảo đảm công tác cứu trợ nhân đạo khẩn cấp đối với dân chúng và làm sao để người dân được tự do đi lại và hàng hóa được vận chuyển; đồng thời tái khởi động hoạt động chính trị, xã hội, giáo dục, kinh tế và hành chính.
Trong tuyên bố chung nói trên, hai nhóm vũ trang kêu gọi người dân Mali ủng hộ nỗ lực của mình và của tất cả các bên để xóa bỏ mọi cách hành xử sai lệch và những yếu kém trong công tác lãnh đạo được cho là nguyên nhân dẫn đến xâm phạm toàn vẹn lãnh thổ và thống nhất dân tộc.
Tuyên bố cũng chỉ trích việc Hội đồng Bảo an thông qua kế hoạch triển khai kế hoạch can thiệp quân sự vào Mali.
Quan điểm này hoàn toàn trái ngược với quan điểm của Chính phủ Mali. Trước đó, Chính phủ Mali đã hoan nghênh nghị quyết Hội đồng Bảo an, coi đó là dấu hiệu cho thấy cộng đồng quốc tế không bỏ rơi quốc gia này.
Theo nghị quyết của Hội đồng Bảo an, việc triển khai MISMA trong thời gian đầu là một năm để hỗ trợ chính quyền Mali giành lại các vùng bị chiếm đóng. Tuy nhiên, Tổng thống Pháp François Hollande cho biết cuộc can thiệp quân sự chỉ được thực hiện sau khi mọi nỗ lực chính trị hoàn toàn bế tắc và bất cứ kế hoạch quân sự nào cũng sẽ được xem xét và thông qua trước khi được tiến hành./.
(TTXVN)