Đoạn truyện nổi tiếng của Federico Moccia, nhà văn Italia chuyên viết cho tuổi "ô mai mơ", trong cuốn tiểu thuyết "Ho voglia di te" (Anh yêu em), xuất bản năm 2006, vốn đã gây ra cả một làn sóng cuồng si của những người đang yêu Italy khi muốn biến một phần lãng mạn nhất trong mối tình của hai nhân vật chính thành một phần đẹp đẽ trong mối tình của chính mình.
Chi tiết lãng mạn, đem chiếc khóa biểu tượng của tình yêu khóa lên cột đèn ở trên cầu Milvio rồi vứt chìa khóa xuống sông Tevere của hai nhân vật chính, đã trở thành hành động mà các cặp đôi đang yêu của nước này bắt chước.
"Cơn nghiện" khóa tình yêu ấy đã dẫn đến những cuộc tranh cãi liên miên trong giới chính trị, những màn đấu khẩu trong hội đồng thành phố và cả sự ngạc nhiên của rất nhiều nhà xã hội học cũng như các bậc cha mẹ, những người cho rằng lớp trẻ Italy hiện tại đã quên mất cách yêu theo đúng nghĩa từ trái tim.
Trong một thời gian ngắn sau khi cuốn tiểu thuyết ra đời, được dịch ra 13 thứ tiếng và bán được 3 triệu bản, cũng như bộ phim cùng tên dựa theo truyện được chiếu, Milvio - cây cầu nổi tiếng được dựng nên ở nơi vào năm 312 sau Công nguyên - diễn ra trận đánh nổi tiếng giữa Massenzio với Costantino, người sau này là hoàng đế La Mã, đã trở thành “cây cầu tình”.
Cây cột đèn thứ ba với vòng xích trên đó trở thành “mục tiêu tấn công” của hàng nghìn chiếc khóa viết tên của những người yêu nhau.
Những cây cột đèn khác bên cạnh cũng kĩu kịt những khóa và trước sự ngạc nhiên của chính nhà văn Moccia, số khóa tiếp tục đầy lên, cho đến khi một cây cột đèn không chịu nổi sức nặng đổ gục xuống.
Khóa vẫn tiếp tục đổ tới, những dòng chữ "Ho voglia di te" như ở cuối phim xuất hiện khắp trên thành của cây cầu, mà mỗi buổi hoàng hôn xuống lại đẹp và thơ mộng một cách lạ kỳ.
Chính quyền thành phố hoảng hồn vì sợ một công trình kiến trúc cổ có hàng trăm năm tuổi đổ sụp xuống dòng sông Tevere.
Trong khi chính Moccia phải lên tivi để khuyên các bạn trẻ ngừng tấn công cây cầu, các quan chức ngành văn hóa và lịch sử thành phố đề nghị mọi người hãy tôn trọng một di tích lịch sử đẹp đẽ và lãng mạn trên dòng sông thì người ta buộc phải lập ra một trang web lấy tên "Cây cầu tình Milvio" để các đôi bạn trẻ lên đó thề thốt yêu đương và khóa ảo vào một đèn ảo, rồi vứt chìa xuống dòng sông ảo.
Dự án ấy không thành công như mong đợi, giống như sự thất bại của một trang web tình yêu ở Verona, thành phố của huyền thoại tình yêu Romeo và Juliet, khi các đôi yêu nhau thích viết những dòng lâm li mùi mẫn cho nhau trên tường nhà của nàng Juliet hơn là lên mạng Internet.
Thị trưởng Rome lúc đó là Veltroni, thậm chí đã gây ra cả một làn sóng chống đối ông khi tuyên bố muốn để những chiếc khóa như thế trên cầu, coi đó là một cách thu hút khách du lịch bốn phương đổ về Thủ đô.
Các đảng phái đối lập không muốn tạo ra một tiền lệ xấu đối với các công trình lịch sử đầy rẫy ở Rome, vốn đã luôn bị những kẻ mắc chứng cuồng yêu hoặc cuồng chính trị viết vẽ nguệch ngoạc lên tường, nhưng đội ngũ bán khóa (Trung Quốc) người gốc Phi ở hai đầu cầu thì vô cùng hoan nghênh.
Nhưng đã bao giờ "người lớn" hỏi con trẻ tại sao chúng thích làm như hai nhân vật trong câu truyện của Moccia? Một anh bạn trẻ người Italy tôi quen đã trả lời: "Vì hai lẽ, làm như thế lãng mạn và chúng tôi muốn tất cả mọi người chứng kiến tình yêu của mình".
Nhưng trong trường hợp họ chia tay nhau sau khi đã ném chìa xuống dòng sông? Cậu trả lời: "Lúc khóa trên dây xích, có ai nghĩ đến chuyện chia tay. Chia tay rồi, cũng chẳng ai nhớ họ đã từng có chiếc khóa trên cầu".
Làn sóng khóa tình yêu tồn tại được hơn hai năm, bây giờ không còn nóng bỏng như trước nữa. Nhưng nó vẫn kịp chạy từ cầu Milvio đến cả một nhà thờ trước đài phun nước nổi tiếng Trevi ở Rome và sau đó lan đến cả cây cầu Vecchio bắc qua dòng Arno ở thành phố Florence.
Những "người lớn" ở Italy - vốn lãng mạn không kém - không muốn phá nát tình cảm của con trẻ, dù không thích chúng làm hỏng những công trình kiến trúc lịch sử, cũng chỉ đưa ra mức phạt 50 euro (1,3 triệu đồng) cho những ai bị bắt quả tang đang viết vẽ lên cầu.
Những chiếc khóa khiến cây cầu quá tải bị đưa đi chỗ khác, và phần lớn số khóa ban đầu, giờ đang bắt đầu rỉ sét ra, vẫn còn được giữ lại như thuở ban đầu, trong một nỗ lực nhằm đưa khách du lịch đến Rome.
Tôi nghĩ đấy là một điều đúng đắn, mà vẫn không mất lòng con trẻ và không làm cho mọi chuyện trở nên quá ầm ĩ, khi "người lớn" biết rằng cái gì đến nhanh rồi cũng qua nhanh như gió thoảng, chỉ có tình yêu thực sự bền vững thì ở lại. Cách làm ấy không được các nhà lịch sử hay di tích học gì đó ưa thích, nhưng được dư luận ủng hộ nhiệt liệt.
Dĩ nhiên, vẫn có những ngoại lệ nho nhỏ, khi tình yêu đã lên đến quá mức trở thành một cái gì đó chướng mắt kinh khủng, buộc chính quyền phải đưa ra những biện pháp vô cùng mạnh tay.
Ở Palermo, thủ phủ đảo Sicilia, sau quá nhiều lời xì xào của dân chúng ở một khu phố trung tâm về các đôi bạn trẻ hôn nhau suốt ngày từ sáng đến tối, chính quyền đã buộc phải dỡ hết tất cả ghế đá trên phố.
Yêu kiểu Italy. Và "chống yêu" cũng theo kiểu Italy là thế!/.
Chi tiết lãng mạn, đem chiếc khóa biểu tượng của tình yêu khóa lên cột đèn ở trên cầu Milvio rồi vứt chìa khóa xuống sông Tevere của hai nhân vật chính, đã trở thành hành động mà các cặp đôi đang yêu của nước này bắt chước.
"Cơn nghiện" khóa tình yêu ấy đã dẫn đến những cuộc tranh cãi liên miên trong giới chính trị, những màn đấu khẩu trong hội đồng thành phố và cả sự ngạc nhiên của rất nhiều nhà xã hội học cũng như các bậc cha mẹ, những người cho rằng lớp trẻ Italy hiện tại đã quên mất cách yêu theo đúng nghĩa từ trái tim.
Trong một thời gian ngắn sau khi cuốn tiểu thuyết ra đời, được dịch ra 13 thứ tiếng và bán được 3 triệu bản, cũng như bộ phim cùng tên dựa theo truyện được chiếu, Milvio - cây cầu nổi tiếng được dựng nên ở nơi vào năm 312 sau Công nguyên - diễn ra trận đánh nổi tiếng giữa Massenzio với Costantino, người sau này là hoàng đế La Mã, đã trở thành “cây cầu tình”.
Cây cột đèn thứ ba với vòng xích trên đó trở thành “mục tiêu tấn công” của hàng nghìn chiếc khóa viết tên của những người yêu nhau.
Những cây cột đèn khác bên cạnh cũng kĩu kịt những khóa và trước sự ngạc nhiên của chính nhà văn Moccia, số khóa tiếp tục đầy lên, cho đến khi một cây cột đèn không chịu nổi sức nặng đổ gục xuống.
Khóa vẫn tiếp tục đổ tới, những dòng chữ "Ho voglia di te" như ở cuối phim xuất hiện khắp trên thành của cây cầu, mà mỗi buổi hoàng hôn xuống lại đẹp và thơ mộng một cách lạ kỳ.
Chính quyền thành phố hoảng hồn vì sợ một công trình kiến trúc cổ có hàng trăm năm tuổi đổ sụp xuống dòng sông Tevere.
Trong khi chính Moccia phải lên tivi để khuyên các bạn trẻ ngừng tấn công cây cầu, các quan chức ngành văn hóa và lịch sử thành phố đề nghị mọi người hãy tôn trọng một di tích lịch sử đẹp đẽ và lãng mạn trên dòng sông thì người ta buộc phải lập ra một trang web lấy tên "Cây cầu tình Milvio" để các đôi bạn trẻ lên đó thề thốt yêu đương và khóa ảo vào một đèn ảo, rồi vứt chìa xuống dòng sông ảo.
Dự án ấy không thành công như mong đợi, giống như sự thất bại của một trang web tình yêu ở Verona, thành phố của huyền thoại tình yêu Romeo và Juliet, khi các đôi yêu nhau thích viết những dòng lâm li mùi mẫn cho nhau trên tường nhà của nàng Juliet hơn là lên mạng Internet.
Thị trưởng Rome lúc đó là Veltroni, thậm chí đã gây ra cả một làn sóng chống đối ông khi tuyên bố muốn để những chiếc khóa như thế trên cầu, coi đó là một cách thu hút khách du lịch bốn phương đổ về Thủ đô.
Các đảng phái đối lập không muốn tạo ra một tiền lệ xấu đối với các công trình lịch sử đầy rẫy ở Rome, vốn đã luôn bị những kẻ mắc chứng cuồng yêu hoặc cuồng chính trị viết vẽ nguệch ngoạc lên tường, nhưng đội ngũ bán khóa (Trung Quốc) người gốc Phi ở hai đầu cầu thì vô cùng hoan nghênh.
Nhưng đã bao giờ "người lớn" hỏi con trẻ tại sao chúng thích làm như hai nhân vật trong câu truyện của Moccia? Một anh bạn trẻ người Italy tôi quen đã trả lời: "Vì hai lẽ, làm như thế lãng mạn và chúng tôi muốn tất cả mọi người chứng kiến tình yêu của mình".
Nhưng trong trường hợp họ chia tay nhau sau khi đã ném chìa xuống dòng sông? Cậu trả lời: "Lúc khóa trên dây xích, có ai nghĩ đến chuyện chia tay. Chia tay rồi, cũng chẳng ai nhớ họ đã từng có chiếc khóa trên cầu".
Làn sóng khóa tình yêu tồn tại được hơn hai năm, bây giờ không còn nóng bỏng như trước nữa. Nhưng nó vẫn kịp chạy từ cầu Milvio đến cả một nhà thờ trước đài phun nước nổi tiếng Trevi ở Rome và sau đó lan đến cả cây cầu Vecchio bắc qua dòng Arno ở thành phố Florence.
Những "người lớn" ở Italy - vốn lãng mạn không kém - không muốn phá nát tình cảm của con trẻ, dù không thích chúng làm hỏng những công trình kiến trúc lịch sử, cũng chỉ đưa ra mức phạt 50 euro (1,3 triệu đồng) cho những ai bị bắt quả tang đang viết vẽ lên cầu.
Những chiếc khóa khiến cây cầu quá tải bị đưa đi chỗ khác, và phần lớn số khóa ban đầu, giờ đang bắt đầu rỉ sét ra, vẫn còn được giữ lại như thuở ban đầu, trong một nỗ lực nhằm đưa khách du lịch đến Rome.
Tôi nghĩ đấy là một điều đúng đắn, mà vẫn không mất lòng con trẻ và không làm cho mọi chuyện trở nên quá ầm ĩ, khi "người lớn" biết rằng cái gì đến nhanh rồi cũng qua nhanh như gió thoảng, chỉ có tình yêu thực sự bền vững thì ở lại. Cách làm ấy không được các nhà lịch sử hay di tích học gì đó ưa thích, nhưng được dư luận ủng hộ nhiệt liệt.
Dĩ nhiên, vẫn có những ngoại lệ nho nhỏ, khi tình yêu đã lên đến quá mức trở thành một cái gì đó chướng mắt kinh khủng, buộc chính quyền phải đưa ra những biện pháp vô cùng mạnh tay.
Ở Palermo, thủ phủ đảo Sicilia, sau quá nhiều lời xì xào của dân chúng ở một khu phố trung tâm về các đôi bạn trẻ hôn nhau suốt ngày từ sáng đến tối, chính quyền đã buộc phải dỡ hết tất cả ghế đá trên phố.
Yêu kiểu Italy. Và "chống yêu" cũng theo kiểu Italy là thế!/.
(Báo Tin Tức/Vietnam+)